This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Mộng Mị Đầu Năm

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Ngày 121231
Ước Mơ và Ác Mộng của Lãnh đạo Trung Quốc
 * Vượt mặt Hoa Kỳ thành siêu cường toàn cầu? *
Nếu có phải viết về những mơ ước đầu năm, có lẽ mình nên nói về chuyện mộng mị - của Trung Quốc – như sau:
Với các nước trên thế giới, không ai có thể nói về tương lai mà lại bỏ qua Trung Quốc, quốc gia có nền kinh tế đứng hạng nhì địa cầu nhờ có một phần tư dân số của nhân loại và đang mơ giấc siêu cường. Vì vậy, nhân buổi đầu năm mà nhìn vào tương lai, nhất là từ giác độ Việt Nam, thì xin hãy ngó vào Trung Quốc.... Mộng nhiều hơn mị.
Trung Quốc đã qua ba chục năm cải cách kinh tế với tốc độ được đánh giá là ngoạn mục mà vẫn không giải quyết được bài toán nằm trong gia phả là địa dư hình thể của lãnh thổ. Mà nay, tốc độ ngoạn mục đó đã thành dĩ vãng.
Bài toán địa dư hình thể là Trung Quốc chỉ là một ốc đảo trù phú gồm có một phần ba lãnh thổ nằm bên vùng duyên hải. Ốc đảo vì ngoài biển Đông, khu vực này bị sa mạc, núi rừng và thảo nguyên bao vây ở ba góc còn lại. Miền Bắc là sa mạc Tây Bá Lợi Á và thảo nguyên Mông Cổ. Hướng Tây Nam là rặng Hy Mã Lạp Sơn. Phía Nam là núi đèo rừng rú chia cách với Miến Điện, Lào và Việt Nam. Trung Quốc chỉ có hai hướng để thoát ra ngoài, hoặc tràn ra ngoài với binh đội, mà đều là những hướng vất vả: con đường tơ lụa qua ngả Tân Cương và biên giới với Bắc Việt.
Đa số người dân Trung Quốc sống trong ốc đảo miền Đông. Khu vực còn lại là một sự trống trải hoang vu của những vùng chưa khai phá. Sau 30 năm tập trung lãnh đạo theo kiểu Mao Trạch Đông và bị khủng hoảng, từ 1949 đến 1978, 30 năm còn lại là từ 1979 đến 2008 vẫn chưa thể hội nhập các khu vực quá khác biệt này.
Lý do chính khiến cho bốn kế hoạch phát triển các vùng nội địa được ban hành từ hơn 10 năm qua đều thất bại nằm trong hệ thống chính trị của Trung Quốc: nền độc tài đảng trị không chấp nhận dân chủ và cũng chẳng muốn áp dụng thể chế liên bang như các nước có lãnh thổ quá rộng với quá nhiều dị biệt phải dung hòa.
Bài toán của Trung Quốc nằm ở bên trong vì quá nhiều mâu thuẫn nội bộ. Nhưng ác mộng của lãnh đạo xứ này là xứ sở lại bị các nước sâu xé, hoặc bị dị tộc cai trị như đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử. Vì vậy, họ mắc bệnh "tự kỷ" (autism) trong hệ thần kinh là chỉ suy luận về thiên hạ sự từ góc độ của mình và khó đối thoại hay hòa nhập với thế giới bên ngoài. Cụ thể là lối suy luận rằng nếu đảng độc tài có thể đem lại cơm áo cho người dân thì sẽ muôn năm trường trị và nhất thống giang hồ mà khỏi bị thiên hạ sâu xé.
Không quốc gia nào trên thế giới ngày nay lại có âm mưu sâu xé ấy, kể cả đệ nhất siêu cường mắc nợ hiện tại là Hoa Kỳ, hoặc ba cường quốc lân bang là Ấn Độ, Liên bang Nga hay Nhật Bản. Nhưng người tự kỷ lại chẳng nghĩ như vậy nên vẫn sợ bóng sợ gió. 
***
Ngày nay, kết quả xảy ra hoàn toàn trái ngược:
Trung Quốc không thể trở thành siêu cường toàn cầu vì có quá nhiều vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị ở bên trong. Nhưng xứ này vẫn gây ra mối nguy, hoặc ấn tượng về một mối nguy, cho thế giới khiến các quốc gia khác phải dè chừng. Trong khi về thực chất, quân đội Trung Quốc còn mất cả chục năm mới bảo vệ được vùng biển cận duyên và nhiều thế hệ mới kiểm soát được vùng biển viễn duyên để khống chế thiên hạ.
Chưa có miếng mà đã sớm mang tiếng là một điều tai hại đã được nhắc đến trong... Binh thư Tôn Tử!
Rồi cũng vì sự dè chừng của các nước, lãnh đạo Trung Quốc càng nghĩ rằng mộng mị của họ về chuyện bị liệt cường sâu xé là có cơ sở, nên càng phải diễu võ dương oai. Chuyện lưỡi bò, Hạm đội Nam hải hay Hộ chiếu đặc biệt trên vùng chiếm đóng của nước khác là biểu hiện của tình trạng ám thị vì tự kỷ. "Thiểm quốc là cọp thật, chứ không phải cọp giấy đâu!"
Đâm ra sự hãi sợ của mình dẫn đến nỗi lo ngại của người và cứ thế nuôi nhau trong nghịch lý.
***
Trong khi ấy, nền kinh tế như cái xe đạp của Trung Quốc - không lăn bánh thì đổ - đã chậm lại mà những dị biệt giữa các địa phương và thành phần dân chúng thì tiếp tục mở rộng.
Mâu thuẫn giữa địa dư hình thể và hệ thống chính trị cùng chiến lược phát triển của ba chục năm qua đã dẫn tới một mâu thuẫn đặc thù Trung Quốc: càng tăng trưởng cao thì nội bộ càng phân hóa.
Khu vực duyên hải cùng các thành phố lớn do Trung ương trực tiếp quản lý đã phát triển rất nhanh theo hướng công nghiệp hoá, đô thị hoá và hiện đại hóa – với màu sắc Tây phương, tức là ngoại lai, nhìn từ quan điểm văn hoá Trung Quốc. Các khu vực khiếm khai còn lại thì lẹt đẹt theo sau và đòi trung ương tái phân lợi tức, theo lý tưởng đại đồng với màu sắc Trung Hoa.
Trung ương khó dung hòa những mâu thuẫn đó và tìm sự đồng thuận giữa các địa phương và phe phái bằng mẫu số chung nhỏ nhất cho nên không giải quyết được vấn đề, và phải trùm lên tất cả một tấm màn nhung của chủ nghĩa dân tộc. Đảng khôi phục lại danh dự và tự ái của Hán tộc đa số, và hội nhập toàn dân trong sự hài hòa, trước ý đồ đen tối của ngoại bang.
Vì vậy, mâu thuẫn bên trong được khoả lấp bằng khẩu hiệu bài ngoại, nghĩa là dẫn đến nghịch lý về đối sách của các nước. Dù chẳng muốn sâu xé Trung Quốc, các nước cũng không yên tâm về sức bành trướng kinh tế, ngoại giao và quân sự nên đều chuẩn bị cho kịch bản đen tối nhất, là có xung đột.
Không quốc gia nào trên địa cầu lại vĩnh viễn duy trì được tốc độ tăng trưởng 9-10% một năm. Sự tăng trưởng của Trung Quốc lại chỉ có lượng chứ không có phẩm, vì bất công, không cân đối, thiếu phối hợp nên chẳng bền. Khi cỗ xe đạp hết lăn bánh như xưa, là điều bắt đầu xảy ra, trung ương lâm thế kẹt.
Đà tăng trưởng thiếu phẩm chất đã tích lũy nhiều vấn đề, như bất công xã hội, ô nhiễm môi sinh, bong bóng đầu cơ và núi nợ của khu vực công quyền, kể cả các ngân hàng của nhà nước. Khi  lãnh đạo Trung Quốc muốn cải sửa thì kinh tế toàn cầu lại bị tổng suy trầm từ 2008 làm số cầu về nhập cảng giảm sút. Họ lại phải tống ga thúc đà tăng trưởng cho cỗ xe khỏi đổ. Mà càng bơm tiền thổi lên bong bóng và chất thêm nợ khó đòi và sẽ mất và càng khiến 15 tỉnh thành ở miền Đông chạy theo thế giới và bỏ mặc khu vực nội địa bên trong.
***
Thế hệ lãnh đạo vừa được đưa lên thay thế có thể làm những gì?
Một giải pháp cổ điển là lại bơm thuốc cường dương và, như con thiêu thân đi tìm ánh lửa, sẽ lao vào khủng hoảng. Vì vậy, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương phải nói đến việc cải cách vì phẩm hơn lượng, và tương lai không còn thấy đà tăng trưởng của quá khứ, nên động loạn xã hội sẽ chỉ tăng chứ không giảm.
Giải pháp thứ hai là tập trung lại quyền lực vào tay trung ương để có những điều hợp một cách hợp lý hơn. Dù được thấy từ năm 2003, sau Đại hội 16, việc tập trung quyền lực cũng là điều bất khả vì ngày nay, chất keo sơn gắn bó mọi chuyện không phải là ý thức hệ hay lý tưởng cộng sản mà là tiền - và chỉ là tiền.
Sức mạnh của các phe phái đang tranh giành ảnh hưởng bên trong có thể được đếm bằng tiền, là từ các cơ sở hái ra tiền, được phân bố cho tay chân và thân nhân các lãnh tụ ở trên. Có nằm mơ, tư bản chủ nghĩa hoang dại của Tây phương cũng không thể ngờ đến một thiên đường như vậy! Vì thế, Trung ương ở trên cùng chỉ là một tập hợp của nhiều phe nhóm và vây cánh nên không thể lấy những quyết định xâm phạm quyền lợi phe nhóm mà chỉ có thể thỏa hiệp bằng sự bất động, nghĩa là duy trì nguyên trạng.
Mà nếu như có thành, thì tập trung để đi về đâu? Để cải cách kinh tế và chính trị theo kịp thế giới văn minh hay để xoay vào trong theo tinh thần ái quốc kiểu Mao Trạch Đông? Hai hướng này đều được thử nghiệm - như Quảng Đông dưới quyền Bí thư Uông Dương hoặc Trùng Khánh dưới sự lãnh đạo của Bí thư Bạc Hy Lai - mà không thành.
Giải pháp hay giả thuyết sau cùng thì nằm trong gia phả: hiện tượng hợp tan tụ tán trong mấy ngàn năm lịch sử của Trung Quốc sẽ lại tái diễn.
Những vết nứt tự nhiên của địa dư hình thể đã mở rộng vì các thế lực tiền tài ở bên trong và sẽ dẫn tới cảnh tam phân, lục quốc như trong quá khứ. Ở trên cùng, Trung ương như một Thiên tử vô quyền sẽ đành thúc thủ, và chỉ gào thét về tính ưu việt của Hán tộc và về các ý đồ mờ ám của thiên hạ. Trong khi các thế lực tài phiệt đỏ thì đã xây dựng quan hệ với bên ngoài, khi hữu sự thì có bãi đáp kinh doanh ở ngoại quốc. Nhìn xem "Thái tử đảng", đám con cháu của các đại công thần cách mạng, ngày nay giàu có đến mức nào, trải thảm an toàn ở nơi nao, thì ta đoán ra sự thể của năm bảy năm tới.... Vì vậy, lưỡi bò hay hộ chiếu có phải là chuyện mộng mị không nào?
Lời chúc đầu năm ở đây: "lãnh đạo Hà Nội sớm thấy ra sự mộng mị của Trung Quốc mà tìm ra hướng khác." Lời chúc ấy cũng lại là một chuyện mộng mị!

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX

 

Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (1)

Published on December 23, 2012   ·   4 Comments Kình
Trước nay đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng như bài viết đề cập đến những chủ thuyết chính trị nảy sinh trong lịch sử thế giới, tuy nhiên, chưa có ai nhắc đến các chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam, nếu có cũng chỉ mang tính chất đại khái. Đối với đại chúng Việt Nam, chính trị được xem là sự khó hiểu và mức độ quan tâm cũng không nhiều, nhưng gạt yếu tố chính trị bên lề đời sống là một sai lầm, bởi con người là một sinh vật có tính cách chính trị – chính trị là sản phẩm của nền văn minh. Chính trị chi phối hệ thống quản lý xã hội và xương sống của chính trị là các chủ thuyết liên quan. Bài viết này cố gắng liệt kê có sàng lọc những chủ thuyết quan trọng nhất từng được người Việt Nam sử dụng, bên cạnh đó cũng nhắc đến một số hệ quan điểm chính trị.
http://i12.photobucket.com/albums/a209/anhtrandq/Lien%20Truong%20QD/MeThaiBinh-ViVi.jpg
I. DẪN NHẬP :
1. Dẫn nhập lịch sử :
Từ thế kỷ XIX trở về trước, nước Việt Nam thuộc về không gian Á Đông, nằm ở nơi giao thoa của hai nền văn minh Trung Hoa – Ấn Độ, cho nên nền chính trị cũng như bản sắc văn hóa Việt Nam là sự tổng hòa của hai yếu tố Trung Hoa – Ấn Độ. Gần đây, khi xu hướng bài Hoa tăng mạnh sau những cuộc lấn áp chính trị – quân sự của chính phủ Trung Quốc, thì trong dư luận dấy lên ý thức tự chứng minh nguồn gốc khác Hán và đòi tẩy chay những thành tố Hán trong bản sắc văn hóa Việt Nam. Đứng về nhận thức khoa học (đặc biệt là chính trị học, văn hóa học, sử học) thì quan điểm đó hoàn toàn sai lầm, chỉ mang tính đối kháng nhất thời. Trong tiến trình hiện đại hóa toàn diện, người Việt Nam không hề chủ động bắt nhịp với xu thế thời đại mà chỉ thực sự hòa nhập với nền văn minh hiện đại khi mất chỗ dựa từ hai nền văn minh lớn : Trung Hoa – Ấn Độ. Từ thế kỷ XVIII, sau khi bình định xong châu Mỹ và châu Phi, các nước đế quốc thực dân Tây Âu bắt đầu xâm nhập vào thế giới Á Đông, bằng sức mạnh quân sự và khả năng thương mại nhạy bén, họ đã phá vỡ được hàng rào phong kiến Đông phương. Những quốc gia Á Đông “thuần khiết” tự vệ bằng những tập quán đã tồn tại hàng ngàn năm, dần dần bị buộc biến đổi. Nước Ấn Độ trở thành thuộc địa của các nước Tây Âu từ thế kỷ XVIII và nhanh chóng thuộc về quyền cai trị của Đế quốc Anh, nước Trung Hoa từ sau cuộc Chiến tranh Nha phiến (1840 – 1843, 1856 – 1860) thì hoàn toàn kiệt quệ và bị các đế quốc thực dân Tây Âu xâu xé. Một mặt, tổ chức chính trị – xã hội cổ truyền bị phá vỡ, một mặt, nó tạo tiền đề cho sự hiện đại hóa ở các nước này.
Trong bối cảnh rối ren của thời đại, triều Nguyễn (thành lập từ 1802) tự giam mình trong ý thức hệ Nho giáo, bất chấp sự xuống cấp của hệ thống giáo dục khoa cử cũng như tệ nhũng lạm trong giới quan lại. Mâu thuẫn giữa sĩ phu và thể chế, giữa dân chúng và nhà cầm quyền đã đẩy đất nước vào cảnh xung đột. Trong suốt từ 1802 đến 1858 (thời điểm người Pháp nổ súng tấn công Việt Nam), từ Bắc – Trung – Nam nổ ra hàng trăm cuộc nổi dậy lớn nhỏ, thu hút mọi thành phần xã hội tham gia, thậm chí cả giặc cướp từ Trung Hoa lũ lượt tràn sang ; cả xã hội dựa vào sức sản xuất nông nghiệp cũng bại hoại vì mất mùa triền miên. Triều đình không thể đương đầu nổi ! Tình thế hỗn loạn đã trói buộc nhu cầu cải cách toàn diện của triều Nguyễn, cho nên nước Việt Nam đã hoàn toàn bị động và tự nguyện buông vũ khí khi Đế quốc thực dân Pháp xâm nhập, mặc dù đội quân của họ là không đáng kể so với lực lượng quân sự Việt Nam. Cho nên, cuộc xâm nhập của người Pháp không những làm bộc lộ cái hiện trạng thối nát của xã hội phong kiến đã lỗi thời – Việt Nam, mà có ý nghĩa như sau :
- Thứ nhất, làm chấm dứt từ dần dần đến toàn bộ những mâu thuẫn quyền lực trong nội bộ chính trị Việt Nam
- Thứ hai, trực tiếp cắt đứt mối bang giao kiểu thiên triều – chư hầu, đồng thời cản trở việc tái sáp nhập Việt Nam vào Trung Hoa
- Thứ ba, mở lối cho sự xích lại gần nền văn minh đương đại của nền chính trị – xã hội Việt Nam
- Thứ tư, đem vào Việt Nam những tư tưởng Khai sáng châu Âu, giải thoát người Việt Nam khỏi những hủ tục dã man
- Thứ năm, tái thiết toàn diện nước Việt Nam vốn bị điêu tàn bởi nội chiến kéo dài
Cũng phải lưu ý rằng, không chỉ có Việt Nam, mà các nước Đông Nam Á đương thời cũng chung số phận, nhưng trong thực trạng bảo thủ, trì trệ của xã hội thì phải gây thức tỉnh bằng sự thúc bức.
Những căn cơ dẫn đến nhu cầu cải cách chính trị – xã hội Việt Nam và diễn biến cuộc xâm nhập của Đế quốc thực dân Pháp đã được học giả Tsuboi Yoshiharu tường thuật rất rõ trong cuốn sách Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa. Cần phải nhận định rằng, nhu cầu đó, cuộc xâm nhập đó là tất yếu và nên diễn ra, là hệ quả của một tiến trình tự khai phóng của nhiều thế hệ nhân sĩ – trí thức Việt Nam !
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/2d/Indochina_map_1886.jpg
Bản đồ bán đảo Trung Ấn năm 1886 – một năm trước khi Liên bang Đông Dương thành lập.
Lịch sử Việt Nam hiện đại bắt đầu từ năm 1900, khi đó Việt Nam bị chia thành ba tiểu vùng với quy chế chính trị khác nhau : Bắc Kỳ (xứ bảo hộ, đứng đầu là Thống sứ Pháp), Trung Kỳ (xứ bảo hộ, còn được gọi là Đại Nam Đế quốc, vẫn do triều Nguyễn quản lý, nhưng có sự giám sát của Khâm sứ Pháp), Nam Kỳ (xứ thuộc địa, đứng đầu là Thống đốc Pháp). Cả ba Kỳ cùng với hai nước Lào, Cao Miên và xứ Quảng Châu Loan nằm trong khối Liên bang Đông Dương (Union Indochinoise) trực thuộc Đế quốc thực dân Pháp (Empire Colonial Français).
Liên bang Đông Dương được duy trì từ 1887 đến 1953, đến năm 1945 trở đi thì chịu sự tác động của tình hình chính trị thế giới nên ít nhiều bị xáo trộn. Trong năm 1945, được sự yểm trợ của Đế quốc Nhật Bản, ngày 17 tháng 4 cùng năm, chính thể Việt Nam Đế quốc ra đời, nhưng sau biến cố 19 tháng 8 thì được thay thế bởi chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (quốc khánh là ngày 2 tháng 9). Do những mâu thuẫn giữa chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (một thành viên của Liên bang Đông Dương) và chính quốc Pháp, chính phủ Pháp đã đơn phương thành lập chính thể Cộng hòa tự trị Nam Kỳ, nhằm tách xứ Nam Kỳ khỏi nước Việt Nam thống nhất và đối kháng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuy nhiên, do không tạo ra được sự đồng thuận giữa các chính trị gia Việt Nam và Pháp, giữa dân chúng Nam Kỳ và chính phủ Pháp nên chính thể này chỉ tồn tại đến ngày 2 tháng 6 năm 1948. Ngày 14 tháng 6 năm 1949, chính thể Quốc gia Việt Nam do Pháp hậu thuẫn được thành lập tại Sài Gòn, gồm thâu cả ba Kỳ dưới một thể chế duy nhất. Trước đó, ngày 19 tháng 12 năm 1946, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố tình trạng chiến tranh với chính phủ Cộng hòa Pháp, sau hơn hai tháng giằng co tại Hà Nội, đến tháng 3 năm 1947 thì chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giải tán, toàn thể ban lãnh đạo Mặt trận Việt Minh (tổ chức chính trị chi phối chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) rút lên chiến khu Việt Bắc. Cho nên từ tháng 3 năm 1947, chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực tế không tồn tại.
Từ 14 tháng 6 năm 1949 đến 21 tháng 7 năm 1954 (thời điểm Hiệp định Genève được ký kết), Quốc gia Việt Nam là chính thể duy nhất, có tính cách hợp pháp đại diện cho toàn thể quốc dân Việt Nam trước cộng đồng quốc tế. Sau khi chiến trận Điện Biên Phủ kết thúc với phần thắng thuộc về Mặt trận Việt Minh (7 tháng 5 năm 1954), Hiệp định Genève là dấu mốc cho sự phân chia lãnh thổ Việt Nam. Trưởng đoàn đại diện Quốc gia Việt Nam là ông Trần Văn Đỗ đã kịch liệt phản đối việc phân chia này, không đặt bút ký và cả đoàn rời bỏ Hội nghị, vì thế chính thể Quốc gia Việt Nam không phải căn nguyên dẫn tới hệ lụy chia cắt đất nước. Vị trí giao thoa giữa hai phe chính trị Xô-Mỹ đã buộc người Việt Nam phải lựa chọn theo bên này bỏ bên kia, sự chia rẽ trong nội bộ Việt Nam rõ ràng thể hiện sự thiếu đồng thuận vì một lý tưởng chung, cả đất nước phải chấp nhận làm quân tốt thí trên bàn cờ chính trị quốc tế.
Hiệp định Genève quy định sông Bến Hải là ranh giới tạm thời và dự định đến năm 1956 sẽ tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Việt Nam. Ở phía Bắc, chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khôi phục vào ngày 10 tháng 10 năm 1954, đặt thủ phủ tại Hà Nội ; ở phía Nam, chính thể Quốc gia Việt Nam vẫn tồn tại. Nhưng sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1955, chính thể Quốc gia Việt Nam giải tán (26 tháng 10 cùng năm), được thay thế bởi chính thể Việt Nam Cộng hòa. Quốc gia Việt Nam vốn là thể chế Đại nghị, Việt Nam Cộng hòa là thể chế Cộng hòa Tổng thống. Việt Nam Cộng hòa tồn tại từ 1955 đến 30 tháng 4 năm 1975 thì giải thể, do các biến cố chính trị – quân sự mà chia thành hai thời kỳ : Đệ nhất Cộng hòa (1955 – 1963), Đệ nhị Cộng hòa (1967 – 1975). Ngày 20 tháng 12 năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập tại chiến khu Tây Ninh, đây vốn là phân bộ phía Nam của Đảng Lao động Việt Nam, có lập trường phản đối sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Việt Nam và phủ nhận chính thể Việt Nam Cộng hòa, đặt mục tiêu sáp nhập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng việc đánh đổ chính thể Việt Nam Cộng hòa.
http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/baogiay2/103_buc-anh-hai-nguoi-linh.jpg
Cuộc chiến tranh Đông Dương (1946 – 1975) hầu như đốt trụi thành quả kinh tế – xã hội được tạo dựng thời Liên bang Đông Dương và tước đi sinh mạng của hàng chục triệu người Việt Nam một cách vô nghĩa.
Về mặt thể chế, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính thể độc đảng (Đảng Lao động Việt Nam) – phương châm tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa bằng học thuyết Marx-Lenin, Việt Nam Cộng hòa là chính thể dân chủ đa nguyên. Sau Sự kiện Vịnh Bắc Bộ (khoảng đầu tháng 8 năm 1964), Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt trong tình trạng chiến tranh với Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ ; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố “giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc”, Việt Nam Cộng hòa kêu gọi “bảo vệ miền Nam thân yêu khỏi sự xâm lăng của Cộng sản”. Từ sau trận Tết Mậu Thân (1968), tình thế chiến sự trở nên khốc liệt buộc các giải pháp chính trị – quân sự phải đảm bảo tính chính danh hơn. Ngày 8 tháng 6 năm 1969, chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập tại chiến khu Tây Ninh, đây thực tế là giải pháp chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam nhằm thu hút sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Chính thể này tiếp quản miền Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 – thời điểm chính thể Việt Nam Cộng hòa giải tán. Ngày 25 tháng 4 năm 1976, cuộc tổng tuyển cử tái thống nhất được tổ chức trên quy mô cả nước. Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp phiên đầu tiên đã công bố quốc hiệu Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thủ đô được đặt tại Hà Nội. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chính thể độc đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam), tiếp tục duy trì đường lối chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thập niên 1980, do tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động, khối Xã hội chủ nghĩa Đông Âu – đồng minh chính của Việt Nam – lâm vào khủng hoảng rồi sụp đổ khiến nền kinh tế Việt Nam không tránh khỏi khó khăn, chưa kể là cơ chế bao cấp và hệ học thuyết chính trị trở nên giáo điều, cứng nhắc đã tạo ra một xã hội khan hiếm vật chất, tình trạng thiếu đói có nguy cơ bùng nổ. Để giải tỏa sự bế tắc này, năm 1986, Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI họp đã thông qua chính sách Đổi Mới, thiết lập mô hình kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, tức chuyển hướng từ kinh tế bao cấp, tự túc sang thị trường tự do. Thực chất, việc làm này đã trực tiếp đánh dấu chấm hết cho hệ tư tưởng Marx-Lenin đã trở nên giáo điều, thoái hóa trong xu thế thời đại. Từ đó đến nay, chủ nghĩa Marx-Lenin chỉ được nhắc đến với tư cách hệ thống quan điểm kinh tế – chính trị có tính chất tham khảo, chứ không còn được áp dụng đại trà như trước. Từ 1990 đến 2007, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, các chính sách quản trị xã hội cũng theo đà phát triển của kinh tế để trở nên cởi mở hơn, bớt đi những thành kiến cố hữu. Xã hội Việt Nam không còn rơi vào tình trạng khan hiếm nhu yếu phẩm nữa, tính chất “quân sự” trong thiết chế cũng bị thế chỗ bởi các giá trị tự do – dân chủ, phần nào bắt kịp xu thế toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến triển của nền kinh tế, những cạm bẫy đến từ nhu cầu chính trị hóa kinh tế đã tạo ra một thiết chế xã hội dung dưỡng tham nhũng, mọi giá trị văn hóa – xã hội bị chi phối bởi đồng tiền, chưa kể sự mâu thuẫn gay gắt giữa hệ thống giáo dục khuôn thước với nhu cầu tự do hóa của con người.
http://www.dodung.net/upload/hieunm/03_12_2010/khong_tang_gia.jpg
Tình trạng lạm phát và sự thất bại trong nỗ lực kiềm chế lạm phát của chính phủ đã đẩy xã hội Việt Nam vào tình thế lịch sử : hoặc duy trì sự hà khắc để nhìn nhau cùng chết, hoặc ra sức biến cải để tránh thảm kịch đổ vỡ. Lúc này, vấn đề chủ thuyết chính trị – xã hội được đặt ra gay gắt ; quan điểm “há miệng chờ sung”, “nằm co đợi thời” đồng nghĩa tô đậm bức tranh chính trị – xã hội Việt Nam đen tối, ảm đạm.
Cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2007 đã giáng mạnh vào thiết chế xã hội mong manh ở Việt Nam. Những ung nhọt của một quốc gia bị thoái hóa bởi chính trị đã bung vỡ, lạm phát tăng cao và tình trạng tham nhũng lạm quyền có cơ hội xổ lồng. Mâu thuẫn giữa nhân phẩm và giá trị vật chất, giữa nhà cầm quyền độc đoán và công dân chịu sự độc đoán, giữa giá trị nhân văn truyền thống và làn sóng xâm lăng văn hóa, bên cạnh đó là sự gia tăng sức ép của Trung Quốc đối với vấn đề biển đảo đã đặt nước Việt Nam, toàn dân Việt Nam vào thế bị động đối phó. Những hiểm họa từ nền kinh tế bong bóng và sự mất nhân cách trong một xã hội tha hóa, sự chia rẽ dân chúng với nhà cầm quyền, thế đối lập của niềm tin chính trị với thực tế chính trị – những nguy cơ này trực tiếp là căn nguyên đẩy nước Việt Nam tới vực thẳm nội chiến, chia cắt, lệ thuộc trong tương lai gần. Lúc này, vấn đề đặt ra là phải tìm thấy một chủ thuyết chính trị – xã hội đủ sức gạt bỏ mọi mâu thuẫn lỗi thời và mở lối cho sự hồi sinh của đất nước – con người Việt Nam, thay vì giam hãm trong những thành kiến cố hữu hay thói quen trì trệ – như thế là tự kết liễu. Hãy chung tay hành động ngay !
2. Dẫn nhập quan điểm :
Quốc gia nào, thời đại nào cũng cần một hoặc nhiều tư tưởng để phát triển bền vững ; việc thiếu vắng một tư tưởng có tính chất thúc đẩy toàn diện đã khiến nước Việt Nam chìm đắm trong những mâu thuẫn cố hữu, con người Việt Nam hoàn toàn “chết ngộp” trong những toan tính vật chất và phải tự vệ bằng sự dối trá. Việt Nam vốn dĩ nằm trên tuyến đường luân chuyển dân cư – thương mại sôi động bậc nhất thế giới, con người Việt Nam luôn ở vị thế hội tụ các trào lưu chính trị – văn hóa ; là một quốc gia luôn dồi dào về nhân lực cũng như quan trọng về địa thế chiến lược, không lý do gì chúng ta cứ phải lẽo đẽo sau lưng những quốc gia vốn kém lợi thế hơn, như suốt mấy thập niên qua. Chiến tranh và hận thù ý thức hệ đã đưa Việt Nam quay về vạch xuất phát, từ một cường quốc kinh tế – quân sự lớn ở Đông Nam Á, đến nay tụt hậu trên mọi lĩnh vực, hai yếu tố trọng yếu của một nền văn minh bền vững là văn hóa và giáo dục thì bị chính trị làm cho nô dịch hóa. Tất cả công dân Việt Nam cũng như bất cứ ai tự coi mình là người Việt Nam phải nhăn trán tìm ra lối thoát cho Tổ quốc vươn lên, con người được phát triển hết tiềm năng.
Mục đích của bài viết là thống kê và đánh giá một cách khái quát những trào lưu chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX, bên cạnh đó, cố gắng lý giải sự thắng thế của chủ thuyết cộng sản trong cuộc tương tranh với các chủ thuyết khác. Những quan điểm mang tính phản biện, xin comment lịch thiệp ở bên dưới. Chân thành cảm ơn các bạn !
II. LƯỢC KHẢO :
Cuộc xâm nhập và hai lần tiến hành khai thác thuộc địa của Đế quốc thực dân Pháp ít nhiều gây biến đổi cấu trúc xã hội cổ truyền Việt Nam, đồng thời cải tạo nghiêm khắc hệ thống chính trị bản xứ đã trở nên giáo điều, lạc hậu. Những tư tưởng chính trị Tây Âu tràn vào Việt Nam, nhanh chóng đụng đầu hệ tư tưởng cố hữu, gây ra những đụng độ ý thức hệ gay gắt. Sự đổi thay và chấn hưng thần kỳ của thiết chế chính trị – xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, nhờ phần lớn ở sức ảnh hưởng của trào lưu Khai sáng (Siècle des Lumières), tiếc rằng sau này, nó đã không được hậu thế hiểu đúng.
1. Nho giáo :
Sau khi triều Nam Minh sụp đổ (1661), một bộ phận dân Trung Hoa luân chuyển xuống khu vực Đông Nam Á, nhưng chủ yếu địa điểm dừng chân là Việt Nam – bởi sự gần gũi về thiết chế chính trị – văn hóa. Trong dòng chảy di dân đó có không ít các học giả, Nho sĩ, họ được giới quý tộc Việt Nam đón tiếp trọng thị và tiến cử lên các vua chúa. Kể từ giai đoạn đó, các triều đại Việt Nam (đặc biệt là triều Nguyễn) tự xưng mình là kẻ kế thừa chính thống của hệ phái Minh Nho, tỏ rõ sự khác biệt với triều Thanh – kẻ kế tục cai trị đất Trung Hoa nhưng xuất thân là bộ lạc nguyên thủy ở phía Bắc Sơn Hải Quan. Các Hoàng đế triều Nguyễn đặc biệt tôn sùng Nho giáo – điển hình là Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức – ra sức củng cố địa vị cai trị bằng học thuyết không có gì mới mẻ này. Nhưng trong bối cảnh xã hội Việt Nam chịu tác động sâu sắc của những biến loạn ở phía Nam Trung Hoa, cùng với sự lung lay dữ dội của hệ thống quân chủ chuyên chế Á Đông trước làn sóng thực dân, Nho giáo đã không tỏ ra là chính thuyết hữu dụng, thế vào đó là những quan điểm cứng nhắc, lạc hậu và chính sách cai trị hà khắc một cách không cần thiết. Thế kỷ XIX chứng kiến sự vỡ nát của nền chính trị – xã hội Việt Nam cổ truyền, ngay trong tầng lớp sĩ phu cũng phân chia thành nhiều hệ phái, bên cạnh Minh Nho còn có Hán Nho, Đường Nho, Tống Nho.
Hệ tư tưởng Nho giáo (còn gọi là Khổng giáo) chia xã hội thành ba hạng : thánh nhân (hoặc đại nhân), quân tử, tiểu nhân. Trong quan niệm của Khổng Tử, “thánh nhân” là những bậc hiền giả, người thể hiện và chuyển giao minh triết – tóm lại là có học vấn và viễn kiến ; “quân tử” là người cao nhã, kẻ phấn đấu để làm điều chân chính – tóm lại là có địa vị xã hội, “tiểu nhân” là kẻ “hèn mọn”, hành động không màng tới đạo đức – cho nên có thể hiểu “tiểu nhân” là tầng lớp dân thường. Cũng theo Khổng Tử, người quân tử phải biết “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ“, kẻ tiểu nhân phải biết tuân phục người chăn dắt ; ngũ luân (năm mối quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn) và ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) luôn xoay quanh con người (nhân). Ngoài ra Khổng Tử cũng đề ra thuyết Chính danh.
Nho giáo là học thuyết triết học – chính trị chủ yếu khai triển từ thế giới quan của Khổng Phu Tử, được các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp nhận từ Trung Hoa, nhưng không có nhiều biến đổi cho phù hợp thực trạng bản địa. Bắt đầu từ triều Lê sơ (thành lập năm 1428), Nho giáo được suy tôn là học thuyết quản trị xã hội tiên quyết, được hỗ trợ bởi hệ thống pháp lý và khoa cử tương đối chặt chẽ. Nhưng có mấy đặc điểm sau :
- Ưu điểm : Trải qua quá trình bồi đắp rất dài (khoảng hai ngàn năm), học thuyết Nho giáo là hệ thống lý luận triết học – chính trị có chiều sâu tư tưởng và cũng có độ bền về thời gian, tính chất đó ít nhiều tạo ra một thiết chế chính trị – xã hội có trật tự, định vị được mọi mối quan hệ xã hội, đặc biệt tránh cho cộng đồng áp dụng nó khỏi sự tan vỡ bởi mối nguy bên ngoài.
- Nhược điểm : Nho giáo là một trong những học thuyết triết học – chính trị tồn tại rất lâu đời trên thế giới, nhưng do không biến đổi gì nhiều và những trật tự đầy nghiêm khắc, nó tạo ra tính chất khép kín và làm chững lại nền văn minh Á Đông. Cho nên, khi làn sóng xâm nhập đến từ cộng đồng có nền văn minh và ý thức triết học – chính trị cao hơn, thiết chế chính trị – xã hội Á Đông cổ truyền nhanh chóng tan rã. Luận thuyết này phân chia xã hội theo địa vị và của cải, cho nên trực tiếp tạo ra sự mất cân bằng quyền lợi giữa người với người, giữa quốc gia này với quốc gia khác ; bên cạnh đó, nó cũng phủ nhận tuyệt đối vai trò chính trị của người phụ nữ. Sâu xa hơn, chính vì sự thiếu công bằng đó mà trong suốt thời gian ngự trị của Nho giáo, xã hội Á Đông luôn nảy sinh những cuộc thoán đoạt quyền lực đẫm máu, chủ yếu là tranh chấp hoàng tộc và nông dân khởi nghĩa. Đó cũng là biểu hiện của những căng thẳng xã hội cần được giải tỏa.
http://a3.att.hudong.com/72/54/01200000012881119634549811827.jpg
Khổng Phu Tử – Đại biểu xuất sắc nhất của hệ tư tưởng Nho giáo.
Xem thêm :
Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (2)
Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (3)
Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (4)
Khai phóng hay là chết ?

Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (2)

Published on December 24, 2012   ·   No Comments Kình
Trước nay đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng như bài viết đề cập đến những chủ thuyết chính trị nảy sinh trong lịch sử thế giới, tuy nhiên, chưa có ai nhắc đến các chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam, nếu có cũng chỉ mang tính chất đại khái. Đối với đại chúng Việt Nam, chính trị được xem là sự khó hiểu và mức độ quan tâm cũng không nhiều, nhưng gạt yếu tố chính trị bên lề đời sống là một sai lầm, bởi con người là một sinh vật có tính cách chính trị – chính trị là sản phẩm của nền văn minh. Chính trị chi phối hệ thống quản lý xã hội và xương sống của chính trị là các chủ thuyết liên quan. Bài viết này cố gắng liệt kê có sàng lọc những chủ thuyết quan trọng nhất từng được người Việt Nam sử dụng, bên cạnh đó cũng nhắc đến một số hệ quan điểm chính trị.
http://i215.photobucket.com/albums/cc151/rockytran/AuYems.jpg
2. Chủ nghĩa tam dân :
Tam dân chủ nghĩa (三民主義) là một cương lĩnh chính trị do Tôn Dật Tiên đề xướng. 16 bài giảng về chủ nghĩa tam dân được công bố từ tháng 1 đến tháng 8 năm Dân quốc thứ 13 (tức năm 1924) đã trở thành nền tảng cho sự phát triển của Trung Hoa Dân quốc. Ngay sau khi xuất hiện, với dư âm của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), luận thuyết tam dân du nhập vào Việt Nam thông qua sách báo và con đường thương mại, nó nhanh chóng được tiếp thụ giữa buổi “mưa Âu gió Á” và trở thành cảm hứng cho hầu hết các quan điểm chính trị Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Nội dung chính của thuyết Tam dân là :
DÂN TỘC độc lập : Phản đối các thế lực đế quốc – quân phiệt cấu kết xâm lược (Trung Hoa), mưu cầu bình đẳng dân tộc và quyền tự quyết dân tộc.
DÂN QUYỀN tự do : Thi hành chính sách dân chủ, ngăn cản sự lạm dụng chế độ hiện hành (Trung Hoa Dân quốc) của các cường quốc Âu-Mỹ, nhân dân có quyền bầu cử, kêu gọi bầu cử, sáng tạo, trưng cầu dân ý để thông qua đó chọn ra các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
DÂN SINH hạnh phúc : Quyền về đất đai của mỗi người dân và kiểm soát vốn, tư nhân không thể thao túng sinh kế quốc dân.
Như vậy, thuyết tam dân thực chất là sự chuyển hóa từ chủ nghĩa dân tộc. Có mấy đặc điểm như sau :
- Ưu điểm : Chủ nghĩa tam dân đã xác định được nguy cơ đương thời của Trung Hoa Dân quốc – đó là ngoại xâm, vấn đề bất bình đẳng giữa các dân tộc, các thành phần quốc dân. Trong bối cảnh Trung Hoa kiệt quệ trên nhiều lĩnh vực nhưng vẫn phải đương đầu với nhiều thế lực chính trị – quân sự quốc tế, Tôn Dật Tiên đã không ngần ngại tiếp thu những tinh hoa của nền chính trị dân chủ Âu-Mỹ. Thuyết tam dân đã đề ra những giải pháp cho một xã hội mà ở đó, mọi công dân được tôn trọng và bình quyền trước pháp luật, được quyền tư hữu tài sản và tuyển cử phổ thông. Chủ nghĩa tam dân rõ ràng đã kết hợp được những yếu tố tiến bộ của nền văn minh hiện đại và các giá trị nhân văn truyền thống. Cho nên, với đặc thù của một quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa và bấy giờ đang vấp phải những khúc mắc tương tự Trung Hoa Dân quốc, người Việt Nam đã nhanh chóng đồng cảm với quan điểm chính trị của Tôn Dật Tiên và tiếp nhận học thuyết này như một giải pháp chính trị dễ hiểu, dễ thực hiện.
- Nhược điểm : Trong cuốn sách Dân tộc sinh tồn : Chủ nghĩa quốc gia khoa học, cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã phân tích những hạn chế của chủ nghĩa tam dân như sau, quan điểm của Tôn Dật Tiên tỏ ra tự mâu thuẫn khi đề cập đến vấn đề quốc gia – dân tộc, ông chưa xác định được quốc gia Trung Hoa được tạo thành bởi một hay nhiều dân tộc, và khi coi Trung Hoa là dân tộc thuần nhất, Tôn Dật Tiên đã đụng chạm đến tự ái của các dân tộc khác Hán – và như vậy làm tiêu giảm dân tộc tính của người Trung Hoa. Việc kêu gọi đồng nhất các sắc dân Trung Hoa thành một dân tộc và đưa ra giải pháp chuyển đổi từ chủ nghĩa dân tộc sang chủ nghĩa quốc tế sau khi quốc gia hùng cường đã vô tình dự kiến cho tư tưởng bành trướng Đại Hán sau này. Bên cạnh đó, Tôn Dật Tiên coi các nước lân bang (trong đó có Việt Nam) chỉ là phiên thuộc của Trung Hoa. Trong vấn đề dân quyền, Tôn Dật Tiên cho rằng, tác dụng của quyền xưa nay là duy trì sự sinh tồn của người, nhưng thực tế, con người luôn tranh đoạt quyền bính để thỏa mãn dục vọng cá nhân thay vì phụng sự lợi ích cộng đồng. Cho nên, quan điểm “dân quyền” của Tôn Dật Tiên rất khó áp dụng ở thiết chế chính trị – xã hội còn nhiều bất bình đẳng, tập quán còn hủ lậu như Á Đông. Còn trong vấn đề “dân sinh”, Tôn Dật Tiên diễn giải rất lúng túng sự khác nhau giữa luận thuyết tam dân và luận thuyết cộng sản (Marxism), để rồi chỉ kết luận “chủ nghĩa dân sinh cũng như chủ nghĩa cộng sản” ; tức là, Tôn Dật Tiên thực tế không chủ trương áp dụng đại trà quyền tư hữu cho mọi công dân và chưa xác định được vai trò của cá nhân trong cộng đồng cũng như cộng đồng có ý nghĩa gì đối với cá nhân. Như vậy, luận thuyết Tam dân ban đầu do Tôn Dật Tiên khởi thảo chứa nhiều mâu thuẫn, phải chấp nhận hoàn thiện hóa thông qua một tiến trình thử thách như sau này.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/36/Sunyatsen1.jpg
Chân dung Tôn Dật Tiên.
2a. Phan Châu Trinh và tư tưởng dân quyền :
Phan Châu Trinh (hiệu là Tây Hồ, Hy Mã ; tự là Tử Cán) sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872 và tạ thế ngày 24 tháng 3 năm 1926. Nguyên quán tại làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam. Ông là nhà thơ, nhà văn đồng thời là chí sĩ Nho học, nhưng được biết đến nhiều với vai trò nhà cải cách xã hội những thập niên đầu thế kỷ XX. Tuy chỉ đỗ Phó bảng (kỳ ân khoa 1901), nhưng do sớm tiếp xúc với những tư tưởng canh tân từ sách báo Trung Hoa và quốc ngữ, Phan Châu Trinh nhanh chóng kết giao với những sĩ phu có quan điểm tân tiến và chủ động xuất dương sang sang Quảng Đông (Trung Hoa) gặp gỡ, trao đổi ý kiến với Phan Bội Châu cùng một số nhân sĩ tiến bộ Trung Hoa.
Mùa hè năm 1906, Phan Châu Trinh về nước và khởi đầu sự nghiệp tranh đấu của mình bằng việc viết một bức thư chữ Hán cho Toàn quyền Paul Beau, vạch trần sự thối nát của nền quân chủ Việt Nam đương thời và kêu gọi chính phủ Pháp sửa đổi chính sách cai trị nhằm giúp người Việt Nam tiến kịp nền văn minh toàn cầu. Sau đó, ông đề ra phương châm “tự lực khai hóa” và tư tưởng dân quyền, cùng Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp đi vận động cho ý thức duy tân. ít lâu sau, trên khắp Trung Kỳ dấy lên Phong trào Duy Tân, với tôn chỉ đấu tranh công khai, bất bạo động, phong trào này giương khẩu hiệu Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh nhằm gây thức tỉnh quần chúng Việt Nam xích lại gần những giá trị văn minh, tân kỳ. Cuộc vận động duy tân duy trì từ 1906 đến 1908, diễn ra cùng thời điểm với sợ xuất hiện của trường Đông Kinh Nghĩa Thục (tháng 3 đến tháng 11, 1907).
Năm 1908, Phong trào Duy Tân bị chính quyền thuộc địa buộc giải tán, bản thân Phan Châu Trinh bị bắt giam và đày ra Côn Đảo. Mùa hè năm 1910, do sự can thiệp của dư luận trong nước và chính quốc, Phan Châu Trinh được ân xá và chịu quản thúc tại Mỹ Tho. Năm 1911, Phan Châu Trinh cùng con trai là Phan Châu Dật được Toàn quyền Đông Dương cho phép xuất cảnh sang Pháp. Tại Pháp, ông lại bị giam ở ngục Santé từ tháng 9 năm 1914 đến tháng 7 năm 1915 do những hoạt động phản đối đàn áp nhân quyền Việt Nam của chính quyền thực dân. Trong những năm tháng ở tù, Phan Châu Trinh vẫn duy trì việc sáng tác thơ văn. Sau khi tại ngoại, ông cùng con trai phải lao động cực khổ để kiếm sống, một phần do các khoản trợ cấp bị cắt, một phần do hoàn cảnh chiến tranh đang diễn ra trên đất Pháp (Đệ nhất Thế chiến). Chiến tranh chấm dứt, Phan Châu Dật về nước và qua đời ngày 14 tháng 2 năm 1921 vì lao ruột. Phan Châu Trinh vẫn lưu trú tại Pháp và không ngừng tham gia những cao trào chính trị đòi quyền bình đẳng của các dân tộc thuộc địa, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của chính giới và công luận Pháp đối với nhân quyền Việt Nam. Năm 1925, do tình hình sức khỏe yếu đi, Phan Châu Trinh được chính phủ Pháp cấp phép hồi hương. Về nước, ông vẫn không ngừng tham gia diễn thuyết vận động cho nhân quyền Việt Nam. Đêm 24 tháng 3 năm 1926, Phan Châu Trinh trút hơi thởi cuối cùng tại khách sạn Chiêu Nam Lầu (Sài Gòn). Đám tang Phan Châu Trinh trở thành sự kiện lớn, được tổ chức rộng khắp ba Kỳ.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/2d/Phan_Chau_Trinh.jpg
Tư tưởng dân quyền của Phan Châu Trinh thực chất là một quan điểm chính trị – xã hội, có tính cách khai phóng và chấn hưng quốc lực Việt Nam ở mức tổng thể, đó là :
Khai DÂN TRÍ : Bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.
Chấn DÂN KHÍ : Thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế.
Hậu DÂN SINH : Phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa…
Vậy có mấy đặc điểm như sau :
- Ưu điểm : Bằng khả năng quan sát, chịu khó học hỏi, Phan Châu Trinh đã không ngần ngại trau dồi tinh hoa của các trào lưu triết học – chính trị Âu-Mỹ và Á Đông. Quan điểm chính trị – xã hội của Phan Châu Trinh có sự tiếp thu rất rõ những triết lý của Phong trào Khai sáng Pháp (thế kỷ XVIII), đồng thời tỏ ra tương đồng với tư tưởng Thoát Á của Yukichi Fukugawa, tư tưởng Duy Tân của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu và ý tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ. Ông tuyệt đối không bài bác các giá trị của nền văn minh phương Tây, mà kêu gọi học hỏi cái hay, cái lạ từ chính kẻ đang đô hộ đất nước mình – Đế quốc thực dân Pháp. Quan điểm “tam dân” của Phan Châu Trinh cũng tỏ ra tích cực, thực tiễn hơn chủ nghĩa tam dân của Tôn Dật Tiên, ở chỗ, Phan Châu Trinh không thỏa hiệp với các giá trị đã sáo mòn của thiết chế chính trị – xã hội Nho giáo, đề xuất việc “tự khai hóa” để giải thoát khỏi những cùm trói tư duy, hành động. Đáng lưu ý, Phan Châu Trinh khởi xướng việc thi hành sách lược bằng phương thức đấu tranh ôn hòa bất bạo động, điểm này khác biệt với quan điểm bạo động giành chính quyền của Phan Bội Châu cùng thời, Phan Châu Trinh cũng tỏ ra không thiết tha với nền quân chủ lập hiến, mà đặt niềm tin mãnh liệt ở thiết chế dân chủ đa nguyên. Như vậy, chủ trương của Phan Châu Trinh đã tiệm cận những giá trị tự do – dân chủ của xu thế toàn cầu hóa, là ý tưởng phù hợp cho một thể chế chính trị đa nguyên toàn phần, trong đó, vai trò cá thể được đặt lên trên cộng đồng nhằm kích thích sự hưng vượng của quốc gia.
- Nhược điểm : Phan Châu Trinh đề xuất quan điểm chính trị trong tình cảnh bị cô lập bởi nhà cầm quyền cũng như sự thiếu đồng cảm của cộng đồng Việt Nam – bởi lúc đó và sau này, chủ trương bạo động luôn có sức hút mạnh hơn (trước đây, nhiều học giả đã chỉ trích Phan Châu Trinh có xu hướng cải lương, thậm chí sự không tán đồng đường lối của ông đã được đưa vào sách giáo khoa). Ông chưa đánh giá được vị thế của Việt Nam trên bản đồ chính trị Á châu và thế giới, chưa hoạch định được việc ứng xử với những di sản của nền chính trị quá khứ ra sao, bên cạnh đó cũng không dự kiến được phải hạn chế những tác hại của mô hình kinh tế thị trường tự do như thế nào. Vấn đề hòa giải mâu thuẫn giữa các tổ chức chính trị không cùng lý tưởng, giữa chính trị gia và quần chúng, giữa các thành phần xã hội, giữa các dân tộc Việt Nam… chưa được nêu rõ. Về căn bản, xã hội Á Đông chưa trải qua sự va vấp dài lâu để tiến tới dân chủ – tự do như Âu-Mỹ, cho nên đòi hỏi sức bật tổng lực và niềm tin chính trị rất lớn. Bởi vậy, tư tưởng dân quyền của Phan Châu Trinh cần phải được tu chỉnh, hoàn thiện trong thực tiễn nhiều hơn nữa.
2b. Trương Tử Anh, Nguyễn Ngọc Huy và chủ nghĩa dân tộc sinh tồn :
Chủ nghĩa dân tộc sinh tồn là một luận thuyết triết học – chính trị do chính trị gia Trương Tử Anh (lãnh tụ Đại Việt Quốc dân Đảng, 1914 – 1946) công bố tại Hà Nội vào ngày 10 tháng 12 năm 1938. Trong các tiểu luận viết từ năm 1935, ông thẳng thắn khẳng định : “Những triết thuyết, những chủ nghĩa chính trị đương thời đều không thích hợp với dân tộc Việt Nam và đều có sai lầm“. Chủ thuyết dân tộc sinh tồn phần nào chịu ảnh hưởng của thuyết ưu sinh (Eugenics), về sau được các đồng chí của Trương Tử Anh phát triển thêm – nổi trội nhất là cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy (lãnh tụ Đảng Tân Đại Việt, 1924 – 1990), khái quát thành những điểm chính như sau :
Con người gồm những bản năng cơ bản là Vị Kỷ, Tình Dục và Xã Hội.
• Để sinh tồn thì các bản năng này phải mạnh hơn những cá thể khác.
• Để bản năng mạnh mẽ cần có Sức Mạnh, Biến Cải và Hợp Quần.
Tóm lại, để tồn tại, mỗi cá thể phải tạo cho mình sự vượt trội hơn đa số cá thể khác trong xã hội. Mở rộng ra, mỗi dân tộc, muốn sinh tồn phải có được ưu thế tương tranh để vượt lên trên các dân tộc khác. Điều này, về sau được Trương Tử Anh nêu rõ trong Tuyên ngôn thành lập Đại Việt Quốc dân Đảng (10 tháng 12 năm 1939) : “Chúng ta phải nhận thức rằng trên lập trường quốc tế, giữa các quốc gia chỉ có quyền và lợi mà thôi. Mọi hành động của nước này đối với nước khác không ngoài mục đích ấy“. Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã dày công hệ thống hóa và khai triển chủ nghĩa dân tộc sinh tồn thành một học thuyết mang tính khoa học cao. Vào năm 1964, ông cho xuất bản tại Sài Gòn cuốn sách mang tên “Dân tộc sinh tồn : Chủ nghĩa quốc gia khoa học“, đến năm 2006 thì được tái bản tại Paris.
http://nt2.upanh.com/b6.s35.d4/a39c19ff9ad5604f9a73c167e093f5be_51985402.ttannhdtst.700x0.jpg
Có mấy đặc điểm như sau :
- Ưu điểm : Chủ nghĩa dân tộc sinh tồn đã định vị cá nhân trong mối quan hệ tổng hòa với cộng đồng, với vũ trụ ; nhận thức rõ tầm quan trọng của những yếu tố bản năng luôn tồn tại trong mỗi con người ; sự phát triển của con người tùy thuộc vào việc những bản năng có được thỏa mãn hay không ; cá nhân có phát triển thì cộng đồng mới thăng hoa. “Sức Mạnh, Biến Cải, Hợp Quần” thực chất là, trao cho con người ý thức chính trị, khai phóng con người khỏi những trói buộc tư duy và liên kết mọi cá nhân lại thành một cộng đồng mạnh.
- Nhược điểm : Chủ nghĩa dân tộc sinh tồn ra đời khi trào lưu Quốc Xã đang lớn mạnh, hoàn toàn nhận thấy được sức ảnh hưởng của quan điểm chủng tộc ưu việt đối với thuyết sinh tồn. Mối quan hệ tam giác “con người – sinh tồn – bản năng” đã không tỏ ra gần gũi với đại chúng Việt Nam, nhất là khi vấn đề độc lập quốc gia và tự do dân quyền được đặt ra gay gắt. Thuyết dân tộc sinh tồn không làm rõ được các vấn đề bản sắc văn hóa, thể chế chính trị cần thiết cho Việt Nam. Một điểm bất lợi cho việc ứng dụng thuyết dân tộc sinh tồn vào đời sống là, Việt Nam là một liên minh các dân tộc, trong đó, tộc Kinh chiếm ưu thế và luôn áp đặt một cách thô bạo quan niệm chính trị – xã hội của mình lên các dân tộc khác, cho nên luôn tiềm ẩn các nguy cơ xung đột, chưa kể là thói quen phân biệt vùng miền – tất cả khiến cho dân tộc tính tại Việt Nam luôn yếu. Cho nên, chủ nghĩa dân tộc sinh tồn là một luận thuyết khó tìm thấy sự đồng cảm của người Việt Nam.
Xem thêm :
Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (1)
Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (3)
Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (4)
Khai phóng hay là chết ?

Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (3)

Published on December 25, 2012   ·   No Comments Kình
Trước nay đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng như bài viết đề cập đến những chủ thuyết chính trị nảy sinh trong lịch sử thế giới, tuy nhiên, chưa có ai nhắc đến các chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam, nếu có cũng chỉ mang tính chất đại khái. Đối với đại chúng Việt Nam, chính trị được xem là sự khó hiểu và mức độ quan tâm cũng không nhiều, nhưng gạt yếu tố chính trị bên lề đời sống là một sai lầm, bởi con người là một sinh vật có tính cách chính trị – chính trị là sản phẩm của nền văn minh. Chính trị chi phối hệ thống quản lý xã hội và xương sống của chính trị là các chủ thuyết liên quan. Bài viết này cố gắng liệt kê có sàng lọc những chủ thuyết quan trọng nhất từng được người Việt Nam sử dụng, bên cạnh đó cũng nhắc đến một số hệ quan điểm chính trị.
http://img202.imageshack.us/img202/1714/concaocaoladua1.jpg
2c. Lý Đông A và chủ nghĩa duy dân :
Lý Đông A (hiệu Thái Dịch, 1921 – 1947) có tên thật là Nguyễn Hữu Thanh, ông sinh tại làng Yên Ðổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (bấy giờ thuộc xứ Bắc Kỳ – Liên bang Đông Dương). Tốt nghiệp sơ học yếu lược Pháp và học chữ Nho với các thầy đồ, nhà sư trong vùng. Cụ thân sinh là Nguyễn Chi Phương.
Năm 1936, Nguyễn Hữu Thanh 15 tuổi, ông là người phục vụ cho Phan Bội Châu khi cụ bị chính quyền thực dân Pháp quản thúc ở Huế. Sau này, ông vào tu ở chùa Yên Tử, bắt đầu xây dựng học thuyết duy dân và lấy tên hiệu Lý Đông A, với ý nghĩa biểu tượng thời đại phục hưng dân tộc như thời triều Lý, triều Trần. Trong thời gian này, ông thường xuyên tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam Quang phục Hội. Năm 1940, Lý Đông A làm Ủy viên Chính trị của Việt Nam Quang phục quân. Cùng với Ðoàn Kiểm Ðiểm và Trần Trung Lập, ông tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lạng Sơn. Khởi nghĩa thất bại, Lý Đông A trốn sang Trung Quốc. Tại đây, Lý Ðông A tiếp tục liên lạc với giới chính trị gia Việt Nam thuộc nhiều phe phái, nhiều quan điểm khác nhau, trong đó có Nguyễn Hải Thần, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Tường Tam, Hồ Chí Minh… Cũng trong thời gian này, Lý Đông A thường lui tới các thư viện ở Liễu Châu. Ông được biết đến là tác giả của hơn 30 tác phẩm, bao gồm triết học, văn học và chính trị.
Ngày 1 tháng 1 năm 1943, Lý Ðông A tuyên bố thành lập Đại Việt Duy dân Cách mệnh Đảng và giữ chức vụ Trưởng thư ký, đưa ra mục tiêu đấu tranh chống thực dân Pháp và tự coi là đối trọng với lực lượng Việt Minh. Sau hai trận Nga My (1945) và Hòa Bình (1946) thất bại trước Mặt trận Việt Minh, Lý Ðông A tuyên bố giải tán Đảng Đại Việt Duy dân. Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, do có chỉ điểm nên lực lượng Việt Minh bất ngờ tấn công căn cứ Mường Diềm, sau nhiều giờ chiến đấu, toàn ban lãnh đạo và lực lượng vũ trang của Đảng Đại Việt Duy dân bị đánh bại, những người còn sống sót sau cuộc đụng độ – trong đó có lãnh tụ Lý Đông A – bị đem xử bắn tại Bến Chương thuộc xã Hiền Lương, huyện Mai Đà (Hòa Bình) – đó là năm 1947.
Toàn bộ chủ thuyết chính trị của Lý Ðông A được tập hợp trong tác phẩm Chu tri lục, ra đời năm 1943. Ông khai triển vốn am hiểm truyền thống và văn hóa Việt Nam kết hợp những suy tư về sự kết cấu xã hội nhân loạixã hội tự tính để lập học thuyết. Một cách giản lược, lấy người (nhân/dân) làm trục, căn bản triết lý của chủ nghĩa duy dân (ban đầu lấy tên là chủ nghĩa duy nhiên) có ba bình diện là ba thành phần biện chứng đưa đến một quan điểm thống nhất, đại đồng, chân xác về người :
Vũ trụ : duy nhiên, vô nguyên.
Nhân loại : duy nhân, nhất nguyên.
Dân tộc : duy dân, đa nguyên tương đối.
Vũ trụ là một lãnh vực thuần túy khách quan… trong đó con người là sinh vật đặt thù luôn luôn có nỗ lực vượt lên trên sự vận động tự nhiên để thành lập xã hội nguyên thủy – đó là dạng xã hội tự tính, từ đó con người mới xứng danh là người. Ý niệm xã hội là ý niệm căn bản của mọi quan điểm về người.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/9/95/DVddCmD-flag.png
Lá cờ hiệu của Đại Việt Duy dân Cách mệnh Đảng.
Vậy có mấy đặc điểm sau :
- Ưu điểm : Chủ nghĩa duy dân có tính chất kết liên những tinh hoa triết học – chính trị thế giới từ sau thời Phục hưng châu Âu. Trong lời Chân ngôn của tác phẩm Huyết hoa, Lý Đông A tuyên bố : “Cuộc Duy Dân Cách Mạng của nòi Việt muốn là một Kulturkampf cho nhân loại nguyên tắc toàn thế giới“. Kulturkampf (tiếng Đức) có nghĩa là cuộc đấu tranh văn hóa. Thuyết duy dân tiếp thu tư tưởng Quốc Xã trong việc xác định vị thế của dân tộc (quốc gia) trong nhân loại (thế giới) và nhân loại trong vũ trụ (thiên nhiên), cụ thể hơn, khẳng định sự độc lập tự cường của nước Việt Nam ở giữa hai nền văn minh Trung Hoa – Ấn Độ. Về căn bản, thuyết duy dân rất gần với các giá trị nhân văn – tự do – dân chủ, nó định liệu được các vấn đề gìn giữ bản sắc trước ngoại xâm, xác lập một hệ tư tưởng giữ vai trò nền tảng phát triển.
- Nhược điểm : Lý Đông A đã diễn giải sự hình thành nước Việt Nam với tư cách dân tộc thuần nhất, có 5000 năm lịch sử và thuộc nòi giống khác Hán. Cũng do sự ảnh hưởng của thuyết chủng tộc (Adolf Hitler), chủ nghĩa duy dân đã không khách quan khi bỏ qua yếu tố giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với Trung Hoa, Ấn Độ (khúc xạ qua Đông Nam Á). Trong nhiều diễn giải, luận thuyết này cũng đề cập nhiều đến yếu tố siêu linh, gây ra sự khó hiểu đối với đại chúng. Tinh thần dân tộc tại Việt Nam xưa nay không mạnh mẽ bởi có quá nhiều dân tộc cùng sống trên một lãnh thổ nhỏ, cho nên việc ứng dụng đại trà thuyết duy dân là bất khả.
3. Ngô Đình Nhu và chủ nghĩa nhân vị :
Chủ nghĩa nhân vị là một luận thuyết triết học – chính trị do chính trị gia Ngô Đình Nhu (1911 – 1963) khai triển dựa trên thuyết chính trị nhân vị (Le Personalisme) của triết gia người Pháp Emmanuel Mounier. Tuy nhiên, nền tảng triết lý của chủ nghĩa nhân vị bắt nguồn từ sự chắt lọc các giá trị nhân bản của Nho giáo. Thuyết nhân vị được ông Ngô Đình Nhu đề ra nhằm làm ý thức hệ trung dung giữa quan điểm tập thể chủ nghĩa của luận thuyết cộng sản và cá nhân chủ nghĩa của luận thuyết tư bản. Căn cứ vào nhận xét của Joseph Dusserre trong cuốn Les deux fronts thì trong xã hội tư bản, con người là mối tiêu thụ cần chiếu cố, còn xã hội cộng sản thì coi con người như công cụ sản xuất. Cả hai đều bất cập dựa trên chủ nghĩa duy vật trong khi thuyết nhân vị cho rằng con người có cả thể xác lẫn tâm linh nên phải có vị trí riêng. Ngoài nhu cầu tiêu thụ và khả năng sản xuất, con người có ý hướng thượng cao siêu.
Theo thuyết nhân vị, tiến trình vận động xã hội phải đạt đến Tam Nhân, đó là các mối tương quan :
• Cá nhân và nội tại.
• Cá nhân và cộng đồng.
• Cá nhân và siêu nhiên.
Nội tại là đào tạo bề sâu của con người gồm có tự do và trách nhiệm. Cộng đồng là phát triển bề rộng của con người gồm gia đình, xã hội, quốc gia, nhân loại và thiên nhiên. Siêu nhiên là củng cố bề cao của con người về tín ngưỡng để đạt Chân-Thiện-Mĩ.
Để đạt mục đích Tam Nhân thì cần có Tam Giác, gồm cảnh giác về sức khỏe, cảnh giác về đạo đức và tác phong, cảnh giác về trí tuệ.
Từ Tam Giác, phương thức thì dùng Tam Túc. Tam Túc gồm có :
• Tự túc về tư tưởng để suy luận tìm chính nghĩa.
• Tự túc về kỹ thuật để khai thác khả năng.
• Tự túc về tổ chức để phát huy sáng kiến.
Có chính nghĩa thì mới thu dụng được khả năng ; có khả năng thì mới đóng góp sáng kiến để xây dựng và tổ chức.
Phương trình là : Lấy Tam Giác làm nền, Tam Túc làm cứu cánh nhằm thực hiện Tam Nhân. Vì lấy con người làm gốc nên chủ nghĩa này có tên là “nhân vị” (tiếng Hán : vị trí, phẩm giá và trách nhiệm của con người trong nhân loại và trong vũ trụ).
http://www.truclamyentu.info/dialinhnhankietcuavn/ngodinhdiem23_ngodinhnhu.jpg
Có mấy đặc điểm sau :
- Ưu điểm : Thuyết nhân vị có sự tương đồng rõ rệt với chủ nghĩa duy dân. Ở đó, con người cá thể được đặt ở vị trí trung tâm, có vai trò bảo vệ và xây dựng nhân loại (cộng đồng), vũ trụ (thiên nhiên). Chủ nghĩa nhân vị đã dung hòa được quan điểm về con người kiểu mẫu trong Nho giáo và quan điểm về con người tự do của trào lưu Khai sáng. Nó là tiền đề cho sự khai triển các giá trị nhân quyền – tự do – dân chủ, nhất là tính chất khai phóng về tư duy và hành động ; sức bật của quốc gia nằm ở sự khai phóng của con người.
- Nhược điểm : Cũng vấp phải sai lầm như chủ nghĩa duy dân, chủ nghĩa nhân vị đề cập nhiều đến yếu tố siêu linh, gây ra sự khó hiểu đối với đại chúng. Việc thực hiện chủ thuyết này đòi hỏi năng lực cao độ trong chính trị, văn hóa, giáo dục. Cho nên, nó phải được làm “mềm hóa” thì việc ứng dụng mới nhanh nhạy, khả thi.
4. Quan điểm dân chủ hóa của Đảng Dân chủ Việt Nam :
Đảng Dân chủ Việt Nam thành lập vào ngày 30 tháng 6 năm 1944 tại Hà Nội, với thành phần chủ yếu là trí thức, học sinh, doanh gia. Cùng với Đảng Xã hội Việt Nam (thành lập năm 1946), đây là chính đảng khác Đảng Cộng sản Việt Nam được thừa nhận tính hợp pháp dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thập niên 1980, do tình thế biến động tại Đông Âu và nhu cầu tự do hóa chính trị – kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã buộc Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội giải thể (cùng năm 1988) vì những lo sợ trào lưu đòi dân chủ đa nguyên. Nhưng đến ngày 1 tháng 6 năm 2006, nguyên Tổng thư ký Đảng Dân chủ là Hoàng Minh Chính đã tuyên bố khôi phục tổ chức với tên gọi mới : Đảng Dân chủ thế kỷ 21. Cương lĩnh của Đảng được khai triển trên tinh thần Dân chủ – Đoàn kết – Phát triển. Đó chưa phải là chủ thuyết, mà chỉ là hệ thống quan điểm chính trị.
Đảng Dân chủ Việt Nam xác định lấy truyền thống dân tộc, tính nhân bản, khoan dung và tinh thần khoa học để đoàn kết và phát huy sức mạnh của cả dân tộc trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam” với mục tiêu đáp ứng khát vọng của nhân dân Việt Nam là dân chủ, đoàn kết để phát triển đất nước toàn diện và bền vững. Trong bản Cương lĩnh, Đảng Dân chủ Việt Nam cũng đưa ra giải pháp ứng dụng quan điểm dân chủ hóa trên từng lĩnh vực, bên cạnh đó, kêu gọi sự đồng tâm hiệp lực của mọi cá nhân hay tổ chức Việt Nam trong công cuộc kiến thiết đất nước.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/3/37/Đảng_kỳ_Đảng_Dân_chủ_Việt_Nam.jpg
Lá cờ hiệu của Đảng Dân chủ Việt Nam.
Có mấy đặc điểm sau :
- Ưu điểm : Cương lĩnh của Đảng Dân chủ Việt Nam đã rút đúc những giá trị nhân bản – dân chủ của nền chính trị thế giới đương đại, sẵn sàng đóng vai trò mối liên kết các cá nhân, tổ chức mong muốn hóa giải mọi lực cản để chấn hưng đất nước. Phương thức đấu tranh chính trị là ôn hòa, bất bạo động – đây là quan điểm đúng đắn, phù hợp với xu thế toàn cầu và cũng tránh được nguy cơ đổ vỡ tại một quốc gia còn đầy rẫy thành kiến cố hữu như Việt Nam. Về căn bản, đường lối dân chủ hóa đã vạch rõ sự cần thiết phải hội tụ mọi thành phần xã hội trong nỗ lực phát triển đất nước một cách lành mạnh, cũng như cổ vũ một nước Việt Nam dân chủ đa nguyên và hội nhập hài hòa với cộng đồng quốc tế.
- Nhược điểm : Quan điểm của Đảng Dân chủ Việt Nam thiếu sót trong vấn đề xác định tính chất của nước Việt Nam – đó là một liên minh của 55 dân tộc, cho nên không thể coi Việt Nam là dân tộc thuần nhất. Hiện tại, vấn đề mâu thuẫn dân tộc, vùng miền chưa được giải quyết triệt để. Cương lĩnh của Đảng Dân chủ Việt Nam chưa đề ra được cách ứng xử với những di sản của nền chính trị quá khứ, cũng như định vị bản sắc văn hóa – những đặc thù của xã hội Việt Nam. Tóm lại, hệ thống quan điểm này cần được tu chỉnh thông qua thử thách thực tiễn.
4. Quan điểm canh tân của Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng :
Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (gọi tắt là Đảng Việt Tân) có tiền thân là Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, được thành lập ngày 8 tháng 3 năm 1982 tại Ubon Ratchathani (Thái Lan). Lãnh tụ Đảng là cựu Phó Đề đốc Hải quân Việt Nam Cộng hòa – ông Hoàng Cơ Minh. Giai đoạn thập niên 1980 – 1990, Đảng Việt Tân chủ trương đánh đổ thể chế độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam và canh tân đất nước dưới hình thức khôi phục chính thể Việt Nam Cộng hòa. Nhưng từ năm 2001 trở đi, tình hình chính trị thế giới thay đổi theo chiều hướng đa nguyên hóa, Đảng Việt Tân chuyển sang hình thức đấu tranh công khai – bất bạo động, canh tân với khát vọng thay thế độc tài bằng dân chủ đa nguyên. Toàn bộ quan điểm chính trị của Đảng tập hợp trong bản cương lĩnh và chương trình hành động.
Đảng Việt Tân xác định phải tiến hành một cuộc cách mạng toàn diện để xây dựng dân chủ và canh tân Việt Nam. Nghĩa là đấu tranh để ưu tiên chấm dứt chế độ độc tài đang cản trở sức vươn lên của dân tộc và đồng thời tiến hành nỗ lực canh tân theo một tiến trình chọn lọc và tích cực, đáp ứng những khát vọng của dân tộc Việt Nam. Nỗ lực phục hồi và phát triển đất nước là sự nghiệp của cả dân tộc và phải được tiến hành liên tục qua nhiều thế hệ Việt Nam.
Tiến trình cách mạng là :
Cứu nước : chấm dứt nền cai trị độc tài của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xây dựng lại đất nước : Canh tân con người, canh tân cơ chế, canh tân môi trường xã hội.
Muốn thực hiện phải :
• Do chính người Việt Nam chủ động thực hiện.
• Có tính thực tiễn và khả thi, dựa trên tương quan sức mạnh giữa các tập hợp dân tộc dân chủ trong và ngoài nước với thế lực đương quyền, đồng thời cũng phù hợp với xu thế thời đại và bối cảnh chung của thế giới.
• Giảm thiểu những đổ vỡ không cần thiết, bảo vệ tiềm năng vươn lên của dân tộc và tạo nền tảng cho công cuộc canh tân bền vững của đất nước trong tương lai.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/0/03/Đảng_kỳ_Việt_Nam_Canh_tân_Cách_mạng_Đảng.jpg
Lá cờ hiệu của Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng.
Có mấy đặc điểm sau :
- Ưu điểm : Về căn bản, hệ thống triết lý canh tân của Đảng Việt Tân đã tiệm cận một chủ thuyết chính trị – xã hội có vai trò xác lập một nước Việt Nam dân chủ, hùng cường trong tương lai, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hiện đại hóa hiện nay. Quy trình hành động được đề ra có sự gần gũi với quan điểm khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh của Tây Hồ Phan Châu Trinh. Đồng thời, Đảng Việt Tân nhận thấy được sự cần thiết hội tụ mọi cá nhân và tổ chức Việt Nam dưới mục tiêu phát triển toàn diện đất nước, đưa Việt Nam hội nhập lành mạnh với cộng đồng quốc tế.
- Nhược điểm : Thiếu sót lớn trong quan điểm canh tân là không xác định được tính chất đa dân tộc, đa văn hóa của nước Việt Nam ; chưa kể là đặt Đảng Cộng sản Việt Nam ở vị thế đối lập mà không nhận thấy sự cần thiết phải hòa giải, đối thoại để tìm ra giải pháp phát triển quốc gia, đẩy lùi sự trì trệ. Các vấn đề bản sắc văn hóa, di sản chính trị cũng ít được nêu. Bởi vậy, quan điểm này cần được hoàn thiện với thử thách thực tiễn, nhưng điều căn cốt là phải được hệ thống hóa thành một luận thuyết có tính khoa học, bền vững với thời gian.
Xem thêm :
Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (1)
Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (2)
Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (4)
Khai phóng hay là chết ?


Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (4)

Published on December 29, 2012   ·   No Comments Kình
Trước nay đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng như bài viết đề cập đến những chủ thuyết chính trị nảy sinh trong lịch sử thế giới, tuy nhiên, chưa có ai nhắc đến các chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam, nếu có cũng chỉ mang tính chất đại khái. Đối với đại chúng Việt Nam, chính trị được xem là sự khó hiểu và mức độ quan tâm cũng không nhiều, nhưng gạt yếu tố chính trị bên lề đời sống là một sai lầm, bởi con người là một sinh vật có tính cách chính trị – chính trị là sản phẩm của nền văn minh. Chính trị chi phối hệ thống quản lý xã hội và xương sống của chính trị là các chủ thuyết liên quan. Bài viết này cố gắng liệt kê có sàng lọc những chủ thuyết quan trọng nhất từng được người Việt Nam sử dụng, bên cạnh đó cũng nhắc đến một số hệ quan điểm chính trị.
http://i15.photobucket.com/albums/a372/Giangsonbientran/Haoquangvanhien-1.jpg
5. Chủ nghĩa cộng sản :
Trong những chính thuyết lưu hành tại Việt Nam, chủ nghĩa cộng sản giành được nhiều sự quan tâm nhất của dư luận chính trị – xã hội ; tác động của nó đối với mọi lĩnh vực đời sống Việt Nam và những cuộc tranh cãi bất tận xoay quanh hệ lụy của chủ nghĩa cộng sản chắc chắn còn kéo dài, nhưng sự đúng – sự sai của chủ nghĩa cộng sản trong mối liên hệ với con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam thì cần thái độ đánh giá cương quyết, khách quan, khoa học. Khởi nguyên, chủ nghĩa cộng sản là sự phân nhánh của chủ nghĩa xã hội (Socialism), cả hai chủ thuyết này đều ra đời tại Tây Âu vào nửa đầu thế kỷ XIX – thời kỳ cuộc Cách mạng công nghiệp đang bùng nổ, nhu cầu tận dụng nhân lực và phát triển khoa học ứng dụng để yểm trợ cho nền sản xuất đại công nghiệp (máy hơi nước, thị trường tiêu thụ hàng hóa…) buộc các doanh gia phải liên kết với chính giới ; guồng máy công nghiệp quy mô chưa từng có đã lôi cuốn hết trí tuệ và của cải trong xã hội. Với ý định tốt đẹp ban sơ là nhận diện thiết chế chính trị – kinh tế để tạo ra một xã hội công bằng lợi ích, giãn bớt sự lệ thuộc của con người vào máy móc, chủ nghĩa cộng sản ra đời là một tất yếu trong tiến trình lịch sử, tuy nhiên, khi giai đoạn sản xuất đại công nghiệp qua đi, những bất công xã hội cũng dần được tháo gỡ thì lý thuyết cộng sản chủ nghĩa còn đúng hay không, và nó có chấp nhận thỏa hiệp với xã hội mới để biến cải hay không ?
Nguyên gốc tiếng Latin, Commūnis có nghĩa là công hữu, khi chuyển ngữ sang tiếng Hán, từ này được dịch là Công sản chủ nghĩa (公产主义) – “công sản” tức là “của cải dùng chung” ; nhưng trong quá trình truyền bá và ứng dụng thực tiễn, những người thực hiện nó tại Trung Quốc đã tự ý đổi lại thành Cộng sản chủ nghĩa (共产主义) – “cộng sản” tức là “của cải gộp lại”. Như vậy, ngay trong thuật ngữ đã cho thấy sự khác nhau giữa chủ nghĩa cộng sản gốc (Tây Âu) và chủ nghĩa cộng sản theo cách hiểu Á Đông. Chủ nghĩa cộng sản không phải một chủ thuyết, mà là hệ thống các học thuyết kinh tế – chính trị. Nó nêu ra việc thiết lập một kiểu xã hội mà ở đó, tất cả tài sản được coi như sở hữu chung. Đặc biệt, chủ nghĩa cộng sản quan niệm, phải đưa xã hội trở về mô hình nguyên thủy – tức là không có nhà nước, không có dân tộc, không có giai cấp (hoặc đẳng cấp), không tôn giáo, không tư hữu và không có những mâu thuẫn xã hội. Tóm lại, sự bình đẳng được kiến tạo dựa trên việc chia đều quyền lợi và nghĩa vụ.
Khác với chủ nghĩa xã hội là một giải pháp chính trị có xu hướng xóa bỏ những bất bình đẳng, mâu thuẫn xã hội, thì chủ nghĩa cộng sản đưa ra nguyên tắc Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu để tiến tới một thế giới đại đồng. Cộng sản thuyết cũng cho rằng, nền sản xuất đại công nghiệp bị chi phối bởi một lực lượng được gọi là giai cấp tư sản (bao gồm : tư sản mại bản và tiểu tư sản), phương thức sản xuất và điều hành kinh tế được gọi là chủ nghĩa tư bản (capitalism), đối lập với giai cấp tư sản là giai cấp vô sản (những người lao động bằng sức vóc thân thể và không có hoặc ít có tài sản). Xã hội tư bản là một tiến trình tất yếu của lịch sử – trước nó là các thời kỳ : cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến – nhưng nhất định sẽ bị thay thế bởi xã hội cộng sản, với bước đệm là xã hội xã hội chủ nghĩa. Vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, sau khi những tư tưởng gia đầu tiên (Karl Marx, Friedrich Engels) qua đời, chủ nghĩa cộng sản bắt đầu thoái trào, những người chịu ảnh hưởng của Karl Marx, Friedrich Engels dựa vào thực tiễn xã hội nơi mình đang sống để biến cải cộng sản thuyết. Cho nên, chỉ trong thế kỷ XX đã có rất nhiều hệ phái cộng sản chủ nghĩa ra đời, nó nhanh chóng trở thành chủ thuyết có nhiều tiểu nhánh nhất : Chủ nghĩa Marx-Lenin, chủ nghĩa Stalin (Cộng sản Đệ Tam), chủ nghĩa Trotsky (Cộng sản Đệ Tứ), chủ nghĩa cộng sản Công giáo, chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ, chủ nghĩa xã hội dân chủ, chủ nghĩa Mao, chủ nghĩa Tito, chủ nghĩa Castro, tư tưởng Chủ thể, lý luận Đặng Tiểu Bình…
http://grainedit.com/wp-content/uploads/2009/10/russian-posters-7.jpg
Búa Liềm là biểu trưng thường thấy trong phong trào cộng sản quốc tế.
Có mấy đặc điểm sau :
- Ưu điểm : Chủ nghĩa cộng sản là sự phản ứng tích cực của dư luận trong một thiết chế chính trị – xã hội bị nhu cầu vật chất chi phối, khi mà các giá trị nhân văn – khoa học bị guồng máy kinh tế lôi kéo, chèn ép ; cộng sản thuyết tỏ ra gần gũi với các giá trị nhân văn chủ nghĩa và hiện sinh chủ nghĩa. Nó kêu gọi sự bình đẳng trong lợi ích và nghĩa vụ của mọi cá nhân trong cộng đồng, bên cạnh đó, nhận diện nền sản xuất tư bản chủ nghĩa (thực chất là kinh tế thị trường tự do) dưới góc độ lịch sử – nhân văn và viễn kiến một hình mẫu xã hội công bằng trên mọi lĩnh vực, ở đó, mỗi con người được hưởng những quyền lợi – trách nhiệm như nhau. Đối với Việt Nam, chủ nghĩa cộng sản là một luận thuyết được các chính trị gia tiếp thu bằng quan điểm tích cực, nó cũng là hệ quả của sự giao thoa văn hóa – giáo dục Tây Âu – Á Đông. Hai cuộc khai thác thuộc địa liên tiếp của Đế quốc thực dân Pháp vừa áp đặt thể chế quản trị xã hội kiểu phương Tây vừa hồi phục thực trạng kinh tế – xã hội – văn hóa Việt Nam vốn bại hoại sau hơn một thế kỷ nội chiến liên miên, học thuyết cộng sản là hệ thống lý luận tương đối khó, nhưng người Việt Nam đã tiếp nhận được nó thông qua nền giáo dục nhân bản – khoa học của Pháp, trong khi các nước Đông Nam Á khác đã chỉ tiếp nhận một cách sơ sài.
- Nhược điểm : Bởi ra đời trong bối cảnh châu Âu thời đại công nghiệp máy móc, cho nên cộng sản thuyết chỉ phản ánh được thiết chế xã hội thông qua mối quan hệ trong kinh tế. Nó cũng không nhận diện được tiến trình phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội hậu công nghiệp ; vấn đề nhân quyền được đặt ra với quan niệm, cá nhân phải phục tùng cộng đồng và mọi vấn đề xã hội được chia đều mà không có sự xem xét năng lực từng đối tượng. Bên cạnh đó, chủ nghĩa cộng sản cũng là căn nguyên của quan điểm xóa bỏ mọi sự khác biệt xã hội, quy cả cộng đồng vào hình mẫu chung nhất – cho nên chính việc áp dụng chủ nghĩa cộng sản một cách triệt để đã làm bùng phát mâu thuẫn xã hội ở mức độ sâu rộng. Cho nên, chủ nghĩa cộng sản chỉ là một trào lưu phản biện xã hội và nhanh chóng chững lại (tức trở nên giáo điều, lạc hậu) khi nền công nghiệp máy móc qua đi. Tại Việt Nam, chủ nghĩa cộng sản với vai trò là học thuyết quản trị xã hội, được đưa vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ban sơ là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) như một phương châm hành xử chính trị kiểu mẫu, trong giáo dục và nghiên cứu khoa học, cộng sản thuyết được xem là luận thuyết triết học bền vững, là sự phát triển cao nhất của lịch sử triết học nhân loại và có khả năng kiến tạo xã hội hưng vượng tương lai. Chủ trương coi cộng sản thuyết thuộc về triết học là một quan niệm duy lý, hoàn toàn sai lầm ; bởi đây chỉ là hệ thống lý luận kinh tế – chính trị, tính chất triết học trong đó rất ít và hầu hết chủ quan, không tưởng. Vì vậy, chủ nghĩa cộng sản cần được lược bớt những ý niệm không tưởng (điển hình trong việc cào bằng xã hội và xóa bỏ giai cấp, nhà nước) để phục vụ con người với tư cách luận thuyết nhân văn, khoa học.
5a. Chủ nghĩa Marx-Lenin :
Chủ nghĩa Marx-Lenin (Marxism–Leninism) là học thuyết kinh tế – chính trị do Karl Marx (1818 – 1883) – Friedrich Engels (1820 – 1895) khởi thảo và Vladimir Ilyich Lenin (1870 – 1924) là người hoàn thiện. Là hệ phái quan trọng nhất của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Marx-Lenin bao gồm :
Triết học Marx-Lenin : Thế giới được cấu thành bởi sự vận động không ngừng của vật chất, sự vận động đó diễn ra trong không gian và thời gian. Còn ý thức là sự phản ánh chủ quan xảy ra trong óc người để mô tả thế giới khách quan. Vật chất nằm ngoài và quyết định ý thức, nhưng ý thức cũng có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của thế giới vật chất. Về căn bản, nội dung triết học Marx-Lenin là mối quan hệ biện chứng vật chất (duy vật) và ý thức (duy tâm).
Kinh tế chính trị học Marx-Lenin : Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuấtkiến trúc thượng tầng nhằm tìm ra bản chất của các hiện tượng, quá trình kinh tế, phát hiện ra các phạm trù, quy luật kinh tế ở các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội ; coi kinh tế là nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, bao gồm phương thức sản xuấtquan hệ sản xuất.
Chủ nghĩa xã hội khoa học : Dựa trên phương pháp luận triết học duy vật biện chứng (Karl Marx kết hợp những quan điểm triết học của Georg W.F.Hegel và Ludwig A.von Feuerbach) và duy vật lịch sử, chủ nghĩa xã hội khoa học luận giải quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa với tư cách công cụ triệt tiêu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa (trong cuốn sách Tư bản, Karl Marx cho rằng, nó là gốc rễ của mọi bất công xã hội), xây dựng hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa (thời điểm mọi bất bình đẳng không còn). Sứ mệnh lịch sử này được trao cho giai cấp công nhân – tức là lực lượng sản xuất chính trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/56/Lenin%2C_Engels%2C_Marx.png
Có mấy đặc điểm sau :
- Ưu điểm : Chủ nghĩa Marx-Lenin là luận thuyết duy nhất chỉ ra được những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường tự do (còn gọi là kinh tế tư bản chủ nghĩa), nêu ra sự cần thiết phải giải phóng con người khỏi những bất bình đẳng về năng lực sản xuất và lợi nhuận kinh tế. Học thuyết Marx-Lenin cũng đúng khi nhận định, chỉ có người chịu nhiều bất công áp bức mới xóa bỏ được bất công áp bức – nó tương tự với quan điểm “khổ – cứu khổ – diệt khổ” của nhà Phật. Bên cạnh đó, nó viễn kiến được một hình thái kinh tế – xã hội công bằng, không áp bức bóc lột. Tại Việt Nam, chủ nghĩa Marx-Lenin đã tỏ ra hữu hiệu khi hội tụ được nhân lực, trí tuệ lớn nhất so với các chủ thuyết khác trong việc kiến tạo nền độc lập quốc gia. Chủ thuyết này nhận định một cách rạch ròi các yếu tố chi phối nền kinh tế, cho nên mặc dù là một chính thuyết khó, nhưng trong bối cảnh Việt Nam khan hiếm lương thực vì Đệ nhị Thế chiến, Mặt trận Việt Minh (và sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã tận dụng triệt để nhằm cứu vãn tình trạng đói kém trong dân gian (đây cũng là căn nguyên dẫn đến sự thắng thế khó cưỡng của Việt Minh trước các tổ chức đối lập).
- Nhược điểm : Trong vấn đề nhận thức thế giới, chủ nghĩa Marx-Lenin đã tỏ ra duy tâm chủ quan khi quan niệm rằng, thế giới chỉ bao gồm hai yếu tố vật chất và ý thức, vật chất quyết định ý thức ; bởi thực tế có những dạng không phải vật chất lẫn ý thức (hạt của Chúa là điển hình). Chủ nghĩa Marx-Lenin nêu phương pháp xóa bỏ bất công áp bức bằng cách đấu tranh giai cấp – thực chất là sử dụng bạo lực để triệt tiêu các thành phần xã hội không thuộc giai cấp vô sản (công nhân, nông dân). Thế giới quan duy ý chí của chủ nghĩa Marx-Lenin đã biến con người trở thành công cụ lao động, chứ không thể gây dựng được một xã hội hài hòa, giàu sức sống. Nó cũng không nhận thấy tầm quan trọng của yếu tố tri thức đối với tiến trình phát triển và sự ứng dụng triệt để chủ nghĩa Marx-Lenin đã buộc xã hội phải huy động một lượng nhân lực, vật lực rất lớn, hệ thống quản lý xã hội cũng bắt buộc phải nhất nguyên và cá nhân phải phục tùng cộng đồng một cách vô điều kiện. Cho đến thời điểm V.I.Lenin qua đời (1924), học thuyết Marx-Lenin vẫn chưa được hoàn thiện. Do vậy, chủ nghĩa Marx-Lenin chỉ có thể tồn tại trong những giai đoạn nhất định và những nhóm người rất nhỏ, bởi một khi được áp dụng đại trà thì nó sẽ gây ra sự tổn hao rất nhiều trí lực, mâu thuẫn xã hội cũng vì thế mà tăng cao, chưa kể, tính chất “thế giới đại đồng” là căn nguyên dẫn đến sự sai lệch khi thâm nhập vào những nền văn hóa – xã hội khu biệt, gây ra sự mai một bản sắc vốn có. Chủ nghĩa Marx-Lenin hiện nay được đưa vào Hiến pháp Việt Nam, song chỉ mang tính hình thức và duy trì trong nội bộ đảng cầm quyền.
5b. Về chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao :
Về căn bản, chủ nghĩa Stalin (Stalinism) và chủ nghĩa Mao (Maoism/毛澤東思想) giống nhau ở quan điểm, phải quản trị xã hội bằng bàn tay sắt (bao gồm việc áp dụng luật pháp nghiêm khắc và tăng cường sự hiện diện của lực lượng quốc phòng – an ninh trong đời sống), bên cạnh đó, thủ tiêu các giai cấp khác giai cấp vô sản bằng bạo lực cách mạng (Mao Trạch Đông quan niệm rằng : Súng đẻ ra chính quyền / Chính trị là thống soái).
• Trong chính trị : Xây dựng hình thái nhà nước trung ương tập quyền (đứng đầu là Đảng Cộng sản), không chấp nhận các thành phần có khả năng đối lập.
• Trong kinh tế : Đặt nền kinh tế trong tầm tay của nhà nước (thực chất là Đảng Cộng sản), xây dựng nền công nghiệp tập trung và tập thể hóa (mang tính cưỡng bức) trong nông nghiệp.
• Trong văn hóa : Đề ra thuật ngữ “tính Đảng” làm chuẩn mực nghiên cứu, sáng tác.
Có nghĩa, Đảng Cộng sản là trung tâm xã hội, lý tưởng cộng sản là triết lý vận hành xã hội, nhưng Đảng Cộng sản và toàn xã hội được đặt dưới một biểu tượng – đó là lãnh tụ. Một đặc điểm chung khác của hai chủ thuyết này là tạo ra kiểu xã hội sùng bái cá nhân, đồng thời duy trì lối tư duy độc đoán, tập trung. Tuy nhiên, chủ nghĩa Stalin coi lực lượng lãnh đạo cách mạng và xã hội là giai cấp vô sản nói chung (công nhân, nông dân) thì chủ nghĩa Mao khẳng định ưu thế của giai cấp nông dân (Mao Trạch Đông quan niệm : nông thôn bao vây thành thị). Có thể thấy rõ, hai chủ thuyết này thực chất là sự kết hợp của lý thuyết cộng sản chủ nghĩa với tư tưởng thần quyền nguyên thủy – nói cách khác, chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao là những chủ thuyết chính trị thần quyền. Ngay sau khi những chủ nhân của hai luận thuyết này qua đời (Iosif Stalin – 1953, Mao Trạch Đông – 1976), ban lãnh đạo đảng cầm quyền đều họp để thông qua những nghị quyết, báo cáo phê phán (Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó – Nikita Khruschyov…),
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiTRna6CvzAYkSqpnbxBguvxgpXB3KlnOCnX_9oxdPCThRShJRaly-uR0FRHnqLJF3X2Or3xKzJxp08UweDJg9Ii94ZcSuTJMNFehF8LRMWfuDTyEx3PWGA6lXqlSfP-dQ8x4owPoqE0j8/s1600/stalin+mao.jpg
Tại Việt Nam, chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao du nhập gần như cùng thời điểm (khoảng đầu thập niên 1950), hệ quả của sự tiếp thu này là sự kiện Cải cách ruộng đất (1953 – 1956) và chính sách duy trì sự sùng bái cá nhân – bên cạnh hình tượng tô đậm của chính trị gia Hồ Chí Minh (1890 – 1969) còn có các tướng lĩnh, người hùng chiến tranh… Trong suốt giai đoạn Chiến tranh Việt Nam (1964 1975) và thời kỳ bao cấp kinh tế, xã hội Việt Nam bị chững lại trên các lĩnh vực văn hóa – giáo dục – kinh tế, còn người bị “đóng băng” tư duy và cả cộng đồng trở thành “xã hội chiến binh”, ở đó, chỉ những quân nhân, tướng lĩnh được coi trọng và tôn sùng, trí thức bị coi rẻ và văn hóa – giáo dục chỉ phục vụ tuyên truyền chính trị. Đây thực sự là thảm họa trong lịch sử Việt Nam, bên cạnh việc đẩy lùi tiến trình thăng hoa của đất nước mà làm tiêu hao sinh lực của nhiều thế hệ người Việt Nam. Hiện nay, hai chủ thuyết tai hại này đã bị gạt bỏ khỏi dòng chảy xã hội Việt Nam, cũng như toàn cầu.
5c. Chủ nghĩa Trotsky :
Chủ nghĩa Trotsky (Trotskyism) là một thuật ngữ ra đời năm 1905 là một học thuyết kinh tế – chính trị được xây dựng dựa trên những quan điểm của Leon Trotsky (1879 – 1940) về nhà nước chuyên chính vô sản và sự cần thiết phải thực hiện cuộc cách mạng vô sản trên bình diện quốc tế. Bản thân Leon Trotsky là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng Bolshevik gắn liền với hai sự kiện Cách mạng Tháng Mười (1917) và Nội chiến Nga (1917 – 1922). Sau cái chết đột ngột của V.I.Lenin vào năm 1924, những xung đột trong nội bộ tổ chức Bolshevik trở nên kịch liệt với sự nổi lên của hai phe Leon Trotsky và Iosif Stalin. Bằng những thủ đoạn tranh đấu chính trị thường thấy (như : tung thông tin giả, vu khống, tranh trừng…) Iosif Stalin đã nhanh chóng tìm kiếm được sự hậu thuẫn trong đại bộ phận Đảng Bolshevik và đánh bại vây cánh của Leon Trotsky – người đang ở trên đỉnh cao quyền lực và chủ quan khinh mạn đối thủ. Leon Trotsky bị trục xuất khỏi Liên Xô năm 1929 và những tài liệu, hình ảnh có đề cập đến Trotsky bị Stalin hạ lệnh tẩy trắng.
Sau một thời gian ngắn bôn ba tại châu Âu, Leon Trotsky đến México năm 1933 và năm 1938 thì kêu gọi thành lập Phong trào Cộng sản Đệ Tứ để phổ biến học thuyết Trotsky, đồng thời tỏ ra đối lập với phái Đệ Tam đã bị Iosif Stalin thao túng. Những người Cộng sản Đệ Tứ tự xem mình là người kế thừa “chính thống” của học thuyết Marx-Lenin và chỉ những kịch liệt sự phản bội lý tưởng nguyên sơ của phái Đệ Tam, đồng thời phê phán chính sách độc tài của Stalin. Leon Trotsky bị Iosif Stalin thuê người ám sát ngay tại nhà riêng vào năm 1940, nhưng phong trào Đệ Tứ Quốc tế vẫn không ngừng tăng ảnh hưởng, nó chỉ bị phân hóa thành nhiều hệ phái từ năm 1953. Tuy nhiên, đến nay, Cộng sản Đệ Tứ vẫn tồn tại và được xem là một phong trào cánh tả phi bạo động. Về căn bản, luận thuyết Trotsky tiếp tục khai triển những quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin, nhưng đưa ra ý niệm Cách mạng thường trực trên bình diện quốc tế để khác biệt với quan niệm Cách mạng vô sản trong một quốc gia của Iosif Stalin. Những người Trotskyim không chủ trương xây dựng một thiết chế chính trị – xã hội nhất nguyên mà chấp nhận các giá trị dân chủ đa nguyên, nhưng cho rằng lãnh đạo xã hội vẫn phải là giai cấp vô sản.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjTdDoE27lbiZzhQeU2jB75Vvzrk25HXcd2m82_ZJ1hB9K-cnVepTj-gak2RlL-CYfXBvMV8xKr6Kbkxjn6_EYryyxFfgZPL16518Po9EOJadTAKT41vOmX4Ek20htrqdxXJSi4HwyS5Wye/s1600/Leon_Trotsky.jpg
Tại Việt Nam, khuynh hướng Trotskyim du nhập vào đời sống chính trị – xã hội thông qua những sách báo, con đường thương mại bắt nguồn từ Pháp. Trào lưu Cộng sản Đệ Tứ tồn tại song song với Cộng sản Đệ Tam, những mâu thuẫn của hai lực lượng này bùng phát từ thập niên 1930 và bắt đầu từ năm 1944 đến giai đoạn đầu cuộc chiến tranh Việt-Pháp, Mặt trận Việt Minh (thực chất là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã tiến hành những cuộc tranh trừng đẫm máu phe Trotskyim. Trăng câu Đệ Tứ Đảng thành lập vào tháng 8 năm 1944, là sự hợp nhất các tổ chức Trotskyim, nhưng nó nhanh chóng bị phân hóa và giải thể trước những cuộc đàn áp công khai mãnh liệt của Việt Minh. Các lãnh đạo chủ chốt như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch bị xử tử. Bởi vậy, sự thắng thế của phái Đệ Tam Quốc tế trước phái Đệ Tứ Quốc tế đã phản ánh tương quan lực lượng không cân sức, bên cạnh đó, lực lượng Trotskyim cũng không giành được sự đồng cảm của đại chúng bởi tính chất quốc tế không phù hợp thực trạng Việt Nam đương thời. Phái Đệ Tam Quốc tế đánh bại được Đệ Tứ cũng thuận chiều với sự lớn mạnh của phong trào Cộng sản quốc tế dưới sự hậu thuẫn của nhóm cầm quyền Iosif Stalin – một trong ba lực lượng chính làm nên thắng lợi của khối Đồng Minh trước phe Trục.
III. KẾT :
Trên đây là những liệt kê và trình bày khái lược và các chính thuyết đã lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX, bên cạnh những chủ thuyết chính yếu thì còn có không ít chủ thuyết khác, như : chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa lập hiến, chủ nghĩa quốc xã, chủ nghĩa xã hội dân chủ, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cấp tiến… Nhưng các chủ thuyết này chỉ xuất hiện tại Việt Nam với khoảng thời gian rất ngắn, chưa có tính cách thực tiễn ; một vài tổ chức chính trị sử dụng giáo lý (Phật giáo, Công giáo…) hoặc đưa ra hệ thống quan điểm chính trị sơ sài, chưa có tính nhất quán nên không thể dẫn ra tại đây.
Trong cuộc tương tranh với các chủ thuyết khác, chủ nghĩa cộng sản đã tỏ ra thấu hiểu thực tiễn hơn. Các chủ thuyết khác chủ nghĩa cộng sản thường bao hàm yếu tố triết học với lượng rất đáng kể, cho nên khi ứng dụng vào thực địa Việt Nam thì không thể ngay lập tức có hiệu quả. Tính chất kinh tế học của cộng sản thuyết đã trở thành nền tảng tranh đấu rất hữu hiệu đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng trong vấn đề nhận thức vai trò của con người đối với cộng đồng, thiên nhiên thì nó hoàn toàn sai lầm, thậm chí đã bị nền triết học – chính trị thế giới bỏ xa. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Lý Thái Hùng – Tổng bí thư Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng – đã đúng, khi nhận định rằng : “Đảng Cộng sản không hề mạnh như họ nghĩ !“, tuy nhiên, các tổ chức chính trị đối lập cũng không tỏ ra xuất sắc hơn Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay trong vấn đề lý luận, Đảng Cộng sản đã giành phần thắng ! Việc khai mở một chính thuyết đủ khả năng khôi phục niềm tin cộng đồng vào tương lai đất nước cũng như chấn hưng quốc gia trên mọi lĩnh vực là cần thiết, không những nó khiến người Việt Nam rũ bỏ được những đặc tính giáo điều của cộng sản thuyết mà tăng cường sự hòa giải – nhất thống.
Lý thuyết cộng sản chủ nghĩa đã tỏ ra lỗi thời, nhưng trong trường hợp không thể sản sinh một học thuyết nào khả dĩ biến cải lối tư duy trì trệ của người Việt Nam và tạo cái bản lề cho công cuộc tái thiết thực trạng tồi tệ của quốc gia, thì đây là một bất hạnh. Trong bối cảnh không xa, Việt Nam sẽ rơi vào những hệ lụy tiêu cực, rất có thể những đổ vỡ là không tránh khỏi, vì vậy, phải hành động ngay !
Xem thêm :
Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (1)
Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (2)
Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (3)
Khai phóng hay là chết ?

Khai phóng hay là chết ?

Published on December 24, 2012   ·   No Comments Kình
Năm 2012, quốc dân Việt Nam chứng kiến những tủi nhục chưa từng có ở một quốc gia mục ruỗng vì tệ tham nhũng và càng lúc bị cộng đồng quốc tế tẩy chay về các vấn đề nhân quyền, quản trị kiểu băng đảng… Sau hai thập niên chuyển hướng từ kinh tế tập trung sang thị trường tự do, xã hội Việt Nam bị đặt dưới giá trị của đồng tiền – thay vì ứng xử bằng thái độ trọng thị văn hóa. Văn hóa Việt Nam suy đồi, giáo dục Việt Nam cứng nhắc, giáo điều và con người bị chính trị hóa, lưu manh hóa. Do đâu lại thế, và làm cách nào khắc phục ?
Cũng trong năm nay, những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn tại vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền hoặc kêu gọi nhà cầm quyền trả tự do cho các nhân vật đấu tranh dân chủ vẫn không ngừng bùng nổ, thậm chí so với năm 2011 có phần mạnh mẽ và ý thức cao hơn. Tạm gọi đó là phong trào đấu tranh tự do – dân chủ và nhân quyền. Nhưng trớ trêu là, cao trào này đang đứng trước nguy cơ chững lại và tan rã, bất chấp cường độ trấn áp từ phía nhà cầm quyền không ngừng tăng. Đây không những là sự bất hạnh cho công cuộc cải cách chính trị – xã hội Việt Nam, mà về lâu dài sẽ thành tiền đề cho sự tan vỡ của liên minh 55 dân tộc này, hoặc sớm nhất, Việt Nam lại trở nên lệ thuộc vào các thế lực chính trị – quân sự quốc tế. Vận mệnh lịch sử buộc người Việt Nam thêm một lần đứng trước sự chọn lựa, hoặc chấm dứt sự tồn tại hoặc tự lực vươn lên, nhưng căn cốt của vấn đề mang tính quốc gia này là mỗi chúng ta có ý thức được mình nên làm gì hay không, hay lại chép miệng “đã có Đảng và Nhà nước lo” ?
Đã đến lúc, mỗi công dân, mỗi cá nhân phải tự ý thức và tự hành động. Bởi một khi mối liên kết cộng đồng bị phá vỡ hoặc lệ thuộc thì chính công dân đó, cá nhân đó chịu ảnh hưởng nặng nề. Ý thức trước khi hành động, vừa đảm bảo tính hiệu quả trong từng việc làm, vừa tạo cái nhìn tổng thể để nhận chân vị trí của mình trong cộng đồng. Một cộng đồng mạnh, ấy là bởi có những cá nhân biết tự cường, chủ động. Ý thức là gì, nếu không phải một tư tưởng hoặc quan điểm nhất quán ? Có tư tưởng thì không sợ gì chia rẽ hoặc đổ vỡ, nó là sức mạnh tiềm tàng mà bất cứ cộng đồng nào cũng phải có. Phong trào dân chủ – nhân quyền (trong xã hội) và cả xu hướng cải cách ôn hòa (trong chính phủ) đang thiếu tư tưởng nhất quán nghiêm trọng, ai cũng nhận thức được điểm yếu này nhưng dường như sự khắc phục “bị” đón nhận một cách thờ ơ. Có thay đổi được gì hay không, hay là nhìn nhau cùng chết ?
Một tư tưởng có tính định hướng, nhất định phải xác lập được vị thế của nước Việt Nam trong cộng đồng Á châu và đặc biệt mối tương quan Trung Quốc – ASEAN, đồng thời có tác dụng gây tiền đề cho sức bật tổng lực của đất nước. Nó không đơn thuần thuộc về chính trị, mà trên mọi mặt văn hóa, giáo dục, kinh tế, quốc phòng, nhân quyền… làm sao để mỗi cộng dân Việt Nam luôn tự hào về quốc tịch của mình, cũng như phòng vệ quốc gia khỏi các nguy cơ xâm lăng (bằng quân sự, văn hóa, kinh tế, chính trị…). Trong quá khứ và hiện tại, đất nước và quốc dân Việt Nam luôn bị giày vò bởi bất công – áp bức và sự ngoại xâm, nội hàm tư tưởng mới phải thực sự có ý nghĩa là sinh lộ.
Chủ thể của xã hội là con người, nói cận kề hơn, thì hạt nhân của xã hội Việt Nam là quốc dân Việt Nam. Nhưng hiện tại, đất nước Việt Nam đang bị chính trị làm cho tha hóa, từ chính trị gia cho đến thường dân đều chịu sự cùm trói về tư duy. Những mối lo trong vòng xoáy xã hội Việt Nam giống như thanh gươm Damokles, luôn chực chờ sự sơ hở để giáng đòn chí mạng. Những quan điểm gọi là “sự sụp đổ niềm tin”, “khủng hoảng lãnh tụ”… đầy rẫy trên các phương tiện truyền thông đại chúng thực chất là biểu hiện khá chính xác. Cho nên, cần phải tìm mọi cách khai phóng con người Việt Nam khỏi những “nhà tù tư tưởng”, thì khi đó mới hồi sinh được quốc gia Việt Nam. Vậy, khai phóng là gì và làm thế nào để khai phóng ?
I. CHỦ NGHĨA QUỐC GIA KHAI PHÓNG.
Theo Hán Việt tự điển của cố giáo sư Đào Duy Anh, “khai phóng” (博雅) có nghĩa là mở mang và buông thả. Tiếng Latin giải thích “khai phóng” là liber – có nghĩa là “tự do”. Như vậy, sự khai phóng là làm cho con người trở nên tự do hơn, giải thoát con người khỏi những bức bối vô hình hoặc hữu hình. Ở bất cứ thời đại nào, cộng đồng nào, thì khai phóng là vấn đề sống còn ; có khai phóng thì mới đẩy mạnh khai trí – chấn khí và biến cải nhân sinh. Bởi thế, cần đề xuất ra một luận thuyết dễ hiểu, dễ thực hiện đối với đại chúng, lấy tên là chủ nghĩa quốc gia khai phóng. Đó là sự tích hợp của chủ nghĩa quốc gia và quan điểm khai phóng con người.
Quốc gia khai phóng chủ nghĩa lấy nhân văn – khai phóng làm nền tảng kiến thiết quốc gia, mà trong đó, ba yếu tố nhân văn – khai phóng – quốc gia luôn có sự tương hỗ.
Tri thức là nền tảng hưng vượng của bất kỳ cộng đồng hay nền văn minh nào, nhưng tiếp cận và hấp thụ tri thức sao cho hữu hiệu thì cần có tập tính vững vàng. Con đường phát triển dài lâu của con người và đất nước phải gắn liền với nhiệt huyết khai phóng – tinh thần khai phóng có vững mạnh thì cộng đồng mới hưng thịnh, nó giải tỏa những bế tắc của một xã hội thiếu tư duy đồng thuận và tự giam mình trong những quan niệm cố hữu. Lấy tri thức làm phương tiện, khai phóng làm cứu cánh thì nhất định sẽ đạt mục đích văn minh – tân tiến, hòa vào dòng chảy toàn cầu hóa, hiện đại hóa của nhân loại.
Thay vì áp dụng chủ nghĩa dân tộc, thì phải chọn chủ nghĩa quốc gia, bởi nước Việt Nam vốn dĩ không phải dân tộc thuần nhất mà là liên minh các dân tộc (con số chính xác hiện nay là 55), chưa kể sự xung khắc vùng miền, tập quán cho nên trong nội bộ quốc gia Việt Nam, chúng ta chưa và khó có một tinh thần dân tộc đúng đắn, vững bền. Theo Minh Vũ Hồ Văn Châm, quốc gia bao gồm ba thành tố : Quốc dân (con người), lãnh thổ, chế độ (thể chế chính trị cầm quyền). Chọn chủ nghĩa quốc gia, tức là gồm thâu tinh lực của mọi thành phần xã hội Việt Nam, nó tạo ra sức mạnh tổng hợp cho sự chấn hưng đất nước, đồng thời tránh các nguy cơ xung đột vì mâu thuẫn ý thức hệ hoặc hận thù vùng miền, bên cạnh đó, kiềm chế được các quan điểm chính trị – xã hội cực đoan, thiển cận dễ gây thảm kịch.
II. PHONG TRÀO QUỐC GIA KHAI PHÓNG.
Những ứ trệ của phong trào dân chủ – nhân quyền hiện nay cần được giải tỏa – như sự thiếu thống nhất các tổ chức hay là luẩn quẩn trong một vài hình thức đấu tranh, vậy nên, đã đến lúc thay thế bằng phong trào quốc gia khai phóng. Mọi cá nhân cũng như tổ chức Việt Nam chung tay nỗ lực vì mục tiêu chung : cải cách từ bán phần đến hoàn toàn thực trạng chính trị – xã hội Việt Nam, thúc đẩy tiến trình phát triển của đất nước, đồng thời xóa tan những mâu thuẫn ý thức hệ. Lấy chủ nghĩa quốc gia khai phóng làm nền tảng cho mọi hành động, áp dụng trên nhiều lĩnh vực, bởi nó không thuộc hoàn toàn phạm trù chính trị, mà chính trị chỉ là một phần nhỏ trong đó.
Phong trào quốc gia khai phóng thuộc về đại đồng quốc dân Việt Nam, dù trong nước hay hải ngoại, không phân biệt ý thức hệ và thành phần dân tộc, điều quan trọng là tạo cái phúc lớn cho đất nước và thế hệ mai sau.
Những biểu trưng cho phong trào gồm có : lá cờ (hoặc huy hiệu), bài ca chính thức. Tất cả đều mang tính cách khai phóng, hòa hợp.
1. Hiệu kỳ phong trào :
Việc lựa chọn hiệu kỳ trên quan điểm như sau :
1a. Tại sao không chọn cờ đỏ sao vàng ?
Lá cờ đỏ sao vàng hiện nay là quốc kỳ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam – chính thể được Liên Hiệp Quốc công nhận và là chính thể duy nhất đại diện cho quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế. Nhưng ý nghĩa cờ đỏ sao vàng chỉ mang tính giai cấp, không có tác dụng hội tụ toàn lực quốc dân Việt Nam (trong nước và ngoài nước), cờ đỏ sao vàng thực tế chỉ đại diện cho chính thể chứ không thể khơi dậy ý thức hòa giải quốc gia – dân tộc.
1b. Tại sao không chọn cờ vàng ba sọc đỏ ?
Lá cờ vàng ba sọc đỏ trước đây được sử dụng dưới triều Thành Thái, Duy Tân (1890 – 1920) và Quốc gia Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa (1949 – 1975), hiện nay là hiệu kỳ của cộng đồng người Việt Nam định cư tại Bắc Mỹ. Trong cả ba giai đoạn lịch sử đó, cờ vàng ba sọc đỏ chỉ mang ý nghĩa giải pháp đối kháng (quan niệm “mệnh Trời”), thực tế đã hết vai trò lịch sử và chỉ còn giá trị văn hóa – giáo dục, khó liên đới mọi thành phần quốc dân Việt Nam trong công cuộc cải cách toàn diện đất nước.
Tóm lại, cả hai lá cờ này đều xứng đáng được tôn vinh, nhưng không thể đem quan niệm ý thức hệ đã lỗi thời để khơi dậy ý thức khai phóng quốc gia. Không những là biểu hiện của sự thiếu ý tưởng trầm trọng trong nội bộ người Việt Nam, mà cho thấy tính cố hữu trong tư duy vẫn chưa bị gạt bỏ. Thiết nghĩ, lá cờ long tinh là xứng đáng hơn cả !
1c. Cờ long tinh.
Lá cờ long tinh (hoặc cờ tam tài) là hoàng kỳ của triều Nguyễn từ 1802 đến 1885, và sau này còn được sử dụng trong cao trào Cần Vương kháng Pháp. Đây là thời kỳ Việt Nam nhất thống với cương vực rộng nhất trong lịch sử, Hoàng đế Gia Long đã dẹp tan được mọi thế lực chính trị – quân sự cát cứ gây nên sự xáo trộn trong nội bộ đất nước suốt mấy thế kỷ. Cờ long tinh cũng là lá cờ duy nhất đưa yếu tố Biển vào biểu trưng quốc gia, lựa chọn lá cờ này nhất định có ý nghĩa trong vấn đề biển đảo nóng bỏng hiện nay.
Hình dạng cờ long tinh nguyên thủy như sau : Nền cờ màu vàng, chính giữa có ngôi sao tròn đỏ, tua rua cờ màu xanh dương. Trong đó :
- Màu Vàng : Thuộc hành Thổ, tượng trưng cho Đất là nơi Tiên ở
- Màu Xanh Dương : Thuộc hành Thủy, tượng trưng cho Biển là nơi Rồng ngụ
- Ngôi Sao Tròn : Trong quan niệm Á Đông, ngôi sao thường có hình tròn, tượng trưng cho chân lý, chính đạo
- Màu Đỏ : Thuộc hành Hỏa, tượng trưng cho phương Nam (đối lập với Trung Hoa ở phương Bắc), lòng nhiệt thành
http://nt2.upanh.com/b4.s30.d2/f743ddd2efd6ec0ddc4aabce8ee868ec_51955702.f.700x0.png
Như vậy, khi thiết kế lá cờ long tinh, chắc chắn các họa gia triều Nguyễn đã dựa trên huyền sử thống nhất quốc gia (con Rồng cháu Tiên) và triết lý chính trị đậm chất Á Đông để khơi dậy nhiệt huyết củng cố sức mạnh đất nước. Lá cờ long tinh thực sự bao hàm những giá trị văn hóa – giáo dục giản đơn về hình thức nhưng thâm thúy về ý niệm. Nó đã thể hiện rõ quan điểm hài hòa bản sắc của triều Nguyễn, trong đó, văn hóa Việt Nam không phải sự tự cố gắng mà là yếu tố tổng hòa của văn hóa lục địa và văn hóa biển, sâu rộng hơn là văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ (khúc xạ qua Đông Nam Á). Từ những quan niệm ban sơ, có thể suy rộng ra quan niệm mới như sau :
- Màu Vàng : Tượng trưng cho quốc gia, các dân tộc Việt Nam
- Màu Xanh Dương : Biển đảo Việt Nam
- Ngôi Sao Tròn : Chân lý sinh tồn
- Màu Đỏ : Nhiệt huyết khai phóng
- Tổng thể lá cờ nói lên cao vọng hòa giải quốc gia, chấn hưng văn hiến và tiến theo nền văn minh đương đại.
http://nt4.upanh.com/b4.s34.d2/3d5ae550b21dacb0d3f0e54bec396c61_52017194.longtinhky.700x0.png
2. Bài ca chính thức :
Với tiêu chí khai phóng quốc gia, thúc đẩy hòa giải mâu thuẫn ý thức hệ và liên đới mọi cá nhân, thiết nghĩ, ca khúc Việt Nam minh châu trời Đông là hợp lẽ.
(Sáng tác : Hùng Lân ; trình bày : Tốp ca Paris By Night)
Việt Nam minh châu trời Đông,
Việt Nam nước thiêng Tiên Rồng,
Non sông như gấm hoa uy linh một phương.
Xây vinh quang sáng trưng bên Thái Bình Dương.
Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi
Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời
Máu ai còn vương cỏ hoa
Giục đem tấm thân trải với sơn hà.
Giơ tay cương quyết ta ôn lời thề ước
Hy sinh xương máu mong báo đền ơn nước.
“Dù thân này tan tành chốn sa trường cũng cam.
Thề trọn đời trung thành với sơn hà nước Nam !”.

Thanh niên ca : Khỏe vì nước
(Sáng tác : Hùng Lân ; trình bày : Hợp ca)
Khỏe vì nước kiến thiết quốc gia
Ðoàn thanh niên ta góp tài ba,
tạo nguồn dân sinh mới,
hùng mạnh trong nam giới
họp lực xây hưng thịnh chung nước Nam.

Khỏe vì nước chí khí cương kiên.
Giống Lạc Hồng uy hùng vô biên,
trong khó nguy can trường,
sinh thác ta coi thường,
Việt Nam thanh niên anh dũng muôn năm.
Thanh niên ơi hồn thiêng núi sông đợi chờ,
Nơi tay ta toàn dân ngóng trông từng giờ.
Mang máu anh hùng ta đừng làm nhơ máu anh hùng.
Trai đất Việt phải lên đèn sáng thế giới ngắm chung.
Dân sinh yếu nhược mang theo mối nhục vong quốc
Dân sinh dũng cường đưa ta tới đài vinh quốc.
Mau gây lấy phong trào khỏe khắp nơi xa gần,
ngàn đời không mờ ánh Duy Tân.

Tóm lại, con người là chủ thể của xã hội, là nhân tố quyết định sự sinh tồn của quốc gia hay nền văn minh, cho nên để tạo ra những cá nhân có ích cho cộng đồng thì phải coi trọng và bồi dục triết lý nhân văn. Nhân văn bao gồm nhân quyền và nhân phẩm. Tinh thần khai phóng là nòng cốt trong việc tạo ra sự bền vững của cộng đồng. Một cộng đồng thiếu tri thức và sự tôn trọng tri thức thì đó không thể là cộng đồng mạnh, cho nên, khơi dậy và duy trì nhiệt huyết khai phóng chẳng những xóa bỏ rào cản định kiến mà còn tạo ra sự tiếp nhận tri thức dễ dàng, có tính chắt lọc tinh hoa. Yếu tố nhân văn có bền chắc, tinh thần khai phóng có dồi dào thì cộng đồng mới thăng hoa, cộng đồng ở biên độ rộng nhất chính là quốc gia. Trước ngưỡng cửa thử thách lịch sử, sự bảo thủ, trì trệ có bị rũ bỏ hay không, tùy thuộc vào nhận thức của mỗi con người và năng lực hành động của cộng đồng !
Cần phải khai phóng quốc gia – con người Việt Nam, khai phóng hay là chết ?
Xem thêm :
Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (1)
Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (2)
Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (3)
Lược khảo những chủ thuyết chính trị lưu hành tại Việt Nam trong thế kỷ XX (4)