KINH TẾ


Đề cương
"CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
 NỀN KINH TẾ VIỆT NAM"

Tác giả “CHÉM GIÓ”


Phần I
HIỆN TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM

A/ TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM
1.  Địa lý và các tỉnh thành
 Diện tích, địa giới, tỉnh, thành, khí hậu, địa hình, đất trồng trọt…sông ngòi, thiên tai, các dịch vụ công cộng, an sinh xã hội
2.  Nhân sinh xã hội
Dân số, cơ cấu dân số (giới tính, độ tuổi, tỷ lệ tăng dân số), di dân (ra nước ngoài, nhập cư, di dân vào đô thị), nông thôn, thành thị, sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, trình độ học vấn, bệnh tật….
3.  Nội trạng nền kinh tế
Thể chế, thiết chế nhà nước, nền kinh tế, hội nhập quốc tế: tham gia các hiệp hội kinh tế thế giới.
Cơ cấu của nền kinh tế: công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp….
Tăng trưởng kinh tế: GDP, tốc độ tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người..
Lực lượng lao động, cơ cấu lao động, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ người nghèo…
Thu nhập ngân sách, chi ngân sách, bội chi ngân sách, lạm phát, lãi suất cơ bản, tích luỹ đầu tư….
Sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp…
Năng lượng: Điện, than, dầu khí…
Xuất, nhập khẩu, cán cân thương mại..
Dự trữ ngoại tệ, nợ nước ngoài
Đầu tư FDI
Viễn thông: thuê bao điện thoại, mạng Internet…
4.  Giao thông vận tải
Sân bay, đường ống dẫn khí, dầu, sản phẩm lọc; đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, hải cảng…

B/TỔNG QUAN HIÊN TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM NHÌN NHẬN TỪ GÓC ĐỘ VĨ MÔ
1/ Tăng trưởng kinh tế
- Chỉ số tăng trưởng GDP
- Chỉ số tăng trưởng ngành (công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp)
2/ Đầu tư
- Tổng mức đầu tư toàn xã hội (tỷ trọng so với GDP)
- Tỷ trong các nguồn vốn đầu tư:
+ Nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư,
+ Nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước),
+ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),
- Hiệu quả vốn đầu tư: Hệ số ICOR chung và của từng nguồn vốn đầu tư.
3/ Lạm phát và giá cả
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
- Các yếu tố tác động lạm phát và giá cả (sự phục hồi của nền kinh tế, thiên tai, lũ lụt,  sự phục hồi của kinh tế toàn cầu và giá hàng nhập khẩu, tỷ giá,  kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, chính sách tài khoá, lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và sự gia tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại…)
4/ Tỷ giá
- Diễn biến của tỷ giá
- Nguyên nhân bất ổn của tỷ giá:
+ Những bất ổn về kinh tế vĩ mô đó là bội chi cao, nhập siêu lớn và hiệu quả đầu tư công thấp…
+ Hiện tượng đầu cơ và tâm lý
5/ Thu chi ngân sách
- Tổng thu ngân sách nhà nước, tỷ lệ tăng thu và tỷ lệ huy động vào ngân sách, cơ cấu thu ngân sách, chấp hành kỷ luật ngân sách: thất thu, gian lận, nợ đọng thuế, thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu …
-  Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước, tăng so với dự toán và tăng so với thực hiện các năm trước. Bội chi ngân sách năm, tỷ trọng so với GDP, tăng (giảm) so với các năm trước và tăng (giảm) so với kế hoạch đề ra. Độ an toàn của ngân sách và  kỷ luật tài chính.
6/ Xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại
- Tổng kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu, tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu, giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ, “thô” và “tinh”…
- Tổng kim ngạch nhập khẩu, cơ cấu, tỷ trọng
- Nhập siêu, tỷ trọng nhập siêu so với xuất khẩu…
7/ Cán cân thanh toán
- Cán cân thanh toán tổng thể (số thâm hụt hoặc thặng dư)
- Cán cân tài khoản vãng lai (số thâm hụt hoặc thặng dư)
- Cán cân tài khoản vốn (số thâm hụt hoặc thặng dư)
- Các nguyên nhân
8/ Nợ công
- Nợ nước ngoài, tỷ trọng so với GDP
- Tổng nợ công,  tỷ trọng so với GDP
- Quy mô và tốc độ của nợ nước ngoài và nợ công, bình quân đầu người…
9/ Tỷ lệ thất nghiệp, an sinh xã hội (?)

C/ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIÊN TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM THEO KHUNG PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH - CỐT LÕI CỦA SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I/ Các kết quả kinh tế
1. Các chỉ dấu Kinh tế
a/ Tăng trưởng GDP
- Mức tăng trưởng GDP bình quân
- GDP bình quân đầu người, tính theo mãi lực địa phương (PPP), tính theo hối suất chính thức
b/ Thu nhập Đầu người:
+ So sánh trong khu vực và trên thế giới
+ Đánh giá xếp hạng dựa trên chỉ số tổng hợp, bao gồm mức thu nhập, các dịch vụ giáo dục và y tế
c/ Yếu tố tạo ra sự Tăng trưởng gồm: vốn, lao động, và TFP
  Trong ba yếu tố cấu tạo này, năng suất tổng hợp công nghệ TFP được xem là "thước đo quan trọng về hiệu quả sử dụng vốn và lao động, bao gồm nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là tiến bộ công nghệ".
d/ Năng suất lao động tổng hợp
NSLD là chỉ dấu quan trong khác xác định NLCT và triển vọng phát triển, "chìa khoá để duy trì các thành tựu phát triển đạt được".
Sự tăng trưởng NSLD của Việt Nam đã đạt được "chủ yếu dựa vào sự chuyển dịch cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ"
2. Các Chỉ dấu Trung gian
Đầu tư, thương mại quốc tế và năng lực sáng tạo là các chỉ dấu trung gian vừa phản ảnh NLCT vừa là nhân tố đóng góp làm tăng NLCT, chỉ số dẫn báo sự thịnh vượng trong tương lai.
Hiệu quả Đầu tư
- Tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP
-  Hệ số ICOR (Tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP/tỷ số tăng trưởng)
Đầu tư Công
Vốn đầu tư công: nguồn ngân sách, doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tín dụng và các nguồn khác.
- Tỷ lệ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) so tổng vốn đầu tư công.
- Hệ số ICOR của khu vực công
Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI):
- Tỷ lệ FDI trên GDP phản ánh mức độ lệ thuộc vốn nước ngoài.
- Tỷ lệ vốn đăng ký và vốn thực hiện
- Cơ cấu vốn FDI
- Tác động lan toả FDI
+  Mối liên kết FDI với kinh tế trong nước
+ Hàm lượng công nghệ
+ Chuyển giao công nghệ giữa DN vốn FDI với DN vốn trong nước
Thương mại Quốc tế
Thương mại Quốc tế có thể đóng góp vào sự thịnh vượng thông qua sự tiếp cận với thị trường thế giới, thúc đẩy cạnh tranh và chuyên môn hóa các lĩnh vực mà nền kinh tế có lợi thế cạnh tranh.
- Xuất khẩu:
+ Tỷ lệ xuất khẩu trên GDP, thị phần
+ Hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng
+ Tính đa dạng về thị trường và sản phẩm
- Nhập khẩu:
+ Mức nhập khẩu, tốc độ gia tăng, xuất siêu (nhập siêu)
+ Thâm hụt thương mại trên từng khu vực
+ Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, sự phụ thuộc nhiên, nguyên liệu, thiết bị bên ngoài.

Phân tích nền tảng năng lực cạnh tranh: lợi thế tự nhiên, năng lực cạnh tranh vĩ mô và năng lực cạnh tranh vi mô sẽ tách bạch các nguyên nhân gốc rễ của các kết quả kinh tế.

II/ Nền tảng năng lực cạnh tranh

1. Lợi Thế Tự Nhiên
- Vị trí Địa lý và Qui mô Dân số
 + Vị trí với tiềm năng phát triển du dịch biển, nông nghiệp và kinh tế biển… Phân tích sự khai thác hiệu quả các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và qui mô dân số.
+ Thiên tai, dịch bệnh và khả năng hạn chế hậu quả….
- Tài nguyên Thiên nhiên.
Trữ lượng tài nguyên và hiệu quả khai thác, bảo vệ môi trường và sự ỷ lại vào tài nguyên sẵn có… 
2. Năng lực Cạnh tranh Kinh tế vĩ mô
Năng lực Cạnh tranh Vĩ mô xác định bối cảnh chung của các hoạt động kinh tế, bao gồm chất lượng của hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế), thể chế chính trị, và các chính sách vĩ mô (ngân sách, tiền tệ). Chúng "không tác động trực tiếp lên năng suất, nhưng tạo điêu kiện cho năng suất được phát huy". Thường thì các yếu tố NLCT vĩ mô do chính phủ kiểm soát và tác động.
- Hạ tầng Xã hội.
Hạ tầng xã hội bao gồm các dịch vụ xã hội cơ bản giáo dục và y tế, là hai yếu tố nền tảng đối với việc phát triển nguồn nhân lực.
+ Tỷ lệ biết chữ
+ Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế.
+  Tỷ trọng chi phí cho các dịch vụ  nêu trên / tổng số chi của hộ gia đình
+ Chất lượng của hai ngành dịch vụ nêu trên.
- Hạ tầng Chính trị
          Năng lực cạnh tranh hạ tầng chính trị dựa trên chất lượng và hiệu quả của hệ thống pháp luật, hệ thống chính trị và việc hoạch định chính sách kinh tế. 
+ Hệ thống pháp luật.
 Hiệu quả của hệ thống pháp luật: chất lượng văn bản luật và hiệu quả thực thi hệ thống luật pháp, trình trạng thiếu minh bạch và tham nhũng…

Ví dụ minh họa về các chỉ số hiệu quả thực thi pháp luật:

















+ Thể chế chính trị.
 Mức độ ổn định chính trị. Mức độ phân quyền địa phương và trình trạng áp dụng chính sách…
+Hoạch định chính sách
Qui trình hoạch định chính sách có tính  linh hoạt,  chặt chẽ;  phù hợp và rõ ràng;tầm nhìn, trọng tâm; chồng chéo,  áp đặt chủ quan và thiếu minh bạch…
Hiệu quả trong việc thực hiện chính sách
+Chính sách Vĩ mô
Chính sách Tài khóa và chính sách tiền tệ, thâm hụt ngân sách, nợ công.  Tỷ lệ ngân sách trên GDP và cơ cấu nguồn thu…
Tình trạng lạm phát, bất ổn định tỷ giá, thâm hụt các cân thanh toán, dự trữ ngoại hối…
Ví dụ minh họa các chỉ số về kinh tế vĩ mô:


3. Năng lực Cạnh tranh Kinh tế Vi mô
NLCT vi mô gồm các yếu tố tác động trực tiếp lên năng suất, kết quả của các hoạt động kinh tế, bao gồm chất lượng môi trường kinh doanh (cơ sở hạ tầng, nhân lực, tài chánh..), trình độ phát triển của các cụm ngành (cluster) và doanh nghiệp

- Hạ tầng Cơ sở
Chất lượng đường bộ, đường sắt, đường biển, đường không
Chi phí quảng cáo, thời gian thông quan…
- Hạ tầng Nhân lực
Chất lượng lao động, lao động kỹ năng
Chất lượng đại học, dạy nghề…
- Hạ tầng Tài chánh
+ Tỷ lệ tiếp cận tín dụng ngân hàng trong dân và tín dụng không chính thức (không qua hệ thống ngân hàng)
+ Tỷ suất sinh lời, tỷ lệ vốn an toàn và vốn điều lệ của các ngân hàng. + Tính thanh khoản và độ rủi ro của hệ thống ngân hàng.
+ Vai trò hỗ trợ sự phát triển của khu vực tư nhân của hệ thống tài chính
+ Tính chặt chẽ của khung khổ pháp lý, năng lực quản lý và giám sát rủi ro 
+ Thị trường chứng khoán
- Hạ tầng Thông tin
+ Tỷ lệ dân số truy cập internet, thuê bao điện thoại (cố định, di động) 
- Bối cảnh cạnh tranh
Khuôn khổ pháp lý thực thi chính sách cạnh tranh
- Trình độ Tinh thông (Sophistication) của các Doanh nghiệp
+ Năng lực Quản trị và tính minh bạch của các công ty
+ Trình độ học vấn và đào tạo của các chủ doanh nghiệp
+ Lãnh vực hoạt động và hiệu quả kinh tế của công ty
- Trình độ phát triển các cụm ngành (cluster)
+ Thể hiện ở các công ty có mối quan hệ tương tác về sản xuất tập hợp trên cùng địa bàn hầu có thể liên kết để bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau nhằm tối đa hóa hiệu quả sản xuất.
+ Các doanh nghiệp FDI tác động tích cực vào sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước
- Thị trường Nội địa
+ Dân số và mức tăng trưởng tiêu thụ, Chỉ số Phát triển bán lẻ
+ Cải tiến về tiêu chuẩn chất lượng và trình độ marketing
- Năng lực sáng tạo, phát minh
+ Hệ thống pháp luật bảo vệ sở hữu trí tuệ
          + Ngân sách quốc gia, tỷ lệ đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ
+ Kết quả xếp hạng Năng lực sáng tạo, phát minh của World Economic Forum
D/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CẢNH BÁO
 Trong vòng hai mươi lăm năm qua (1986 - 2010), đặc trưng cơ bản nhất của nền kinh tế Việt Nam là tình trạng “lưỡng thể”, hay nói một cách bóng bẩy - “một nền kinh tế - hai thể chế”. Đây là chiến lược nhằm duy trì địa vị thống trị của khu vực kinh tế nhà nước, đồng thời mở cửa cho đầu tư nước ngoài và cho phép sự trỗi dậy của khu vực dân doanh vô cùng năng động. Chiến lược “lưỡng thể” này có thể đã là điều cần thiết để đảm bảo sự ủng hộ về mặt chính trị cho cải cách. Theo nghĩa này, nó đã rất hiệu quả: hiện nay, khu vực dân doanh và đầu tư nước ngoài chiếm tới 90% tăng trưởng công nghiệp của Việt Nam và là nguồn tạo ra hầu hết việc làm mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, kinh nghiệm phát triển của các nước trong khu vực cho thấy hầu hết các nước thu nhập trung bình trên thế giới thường tăng trưởng chậm lại sau khi vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình thấp - “cái bẫy thu nhập trung bình”; bởi những hạn chế sau:
 1. Do sự khai thác các lợi thế cạnh tranh sẵn có đã đạt mức giới hạn, sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế, năng lực quản lý kinh tế còn hạn chế và bị chi phối bởi các mục tiêu chính trị xã hội, Việt Nam không những khó có thể duy trì mức tăng trưởng hiện nay trong trường kỳ, mà còn sẽ phải đối đầu với nguy cơ tiềm ẩn của bất ổn và khủng hoảng nếu không thay đổi mô hình tăng trưởng.
2. Mặc dù đạt được mức tăng trưởng ấn tượng và cải thiện đáng kể trên một số lãnh vực, song xuất phát từ khởi điểm rất thấp, vị trí của Việt Nam trong nỗ lực bắt kịp các nước trong khu vực và thế giới vẫn còn rất khiêm tốn, với thứ hạng 113 xét theo chỉ số thu nhập, hoặc chỉ số tổng hợp phát triển bao gồm thu nhập, y tế và giáo dục
3. Sự phân tích các yếu tố tạo ra tăng trưởng GDP của Việt Nam cho thấy mức tăng trưởng GDP chủ yếu là do sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông thôn có năng suất lao động (NSLD) thấp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ có NSLD cao hơn, trong khi đó, sự gia tăng NSLD trong nội ngành mới chính là động lực chính của những thời kỳ phát triển cao nhất, như tại Nam Hàn vào các thập niên 60, 70.  
4. Năng suất, đặc biệt liên quan đến công nghệ, là chỉ dấu quan yếu bộ lộc năng lực cạnh tranh, trình độ công nghiệp hóa và tiềm năng phát triển. Năng suất của các ngành sản xuất tại Việt Nam thấp so với khu vực và hầu như không được cải thiện, với tỷ trọng của năng suất tổng hợp TFP, trong đó công nghệ là nhân tố chính, đóng góp vào GDP giảm từ 44% xuống 26% giai đoạn 1990-2008 (Trung Quốc, 56-52%), NSLD khu vực chế tạo tương đương với 2,4% của Hoa Kỳ (Trung Quốc 6,9%), và tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp của các hàng xuất khẩu hầu như không xê dịch, 65%-67% giai đoạn 2000-2008 (Trung Quốc, 45-33%).
5. Để duy trì mức tăng trưởng cao trong bối cảnh NLCT không được cải thiện do năng suất thấp, Việt Nam không ngừng gia tăng đầu tư vốn, từ 18% năm 1990 lên 41,2% GDP năm 2008, và tỷ trọng đóng góp của vốn đầu tư vào sự tăng trưởng GDP chiếm 53% vào giai đoạn 2000-2008. Song, hiệu quả đầu tư thấp và biến thiên nghịch chiều với sự gia tăng của vốn đầu tư, biểu hiện qua hệ số đầu tư ICOR, tăng (hiệu quả giảm) từ 4,8 giai đoạn 2000-2008 lên 5,4, 2006-2008.
6. Sự nhập nhằng trong vai trò sở hữu doanh nghiệp và điều tiết nền kinh tế của nhà nước tạo ưu thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp quốc doanh. Khu vực công tiếp tục chiếm vị thế chi phối trong hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu, được biệt đãi, chiếm 49% tổng số vốn đầu tư; song, hiệu quả đầu tư đạt được thấp, với hệ số ICOR cao gấp rưỡi hệ số ICOR chung của nền kinh tế, là một trong những nhân tố chính kiềm hãm sự cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Khu vực kinh tế tư nhân không lớn mạnh như kỳ vọng, tuy tăng nhanh về số lượng, song hầu hết có qui mô sản xuất nhỏ, vốn ít, công nghệ thô sơ, bị đối xử phân biệt, đặc biệt trong việc tiếp cận vốn và đất đai, đã không có khả năng tham gia vào dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp FDI, với con số 6,9% doanh nghiệp tư nhân có khách hàng chính là doanh nghiệp FDI. 
7. Khu vực FDI đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, song, vai trò của FDI như là yếu tố xúc tác cho sự phát triển của nền kinh tế nội địa rất khiêm tốn do tác dụng lan toả của khu vực này vào nền kinh tế nội địa rất hạn chế. Các doanh nghiệp FDI hoạt động hầu như tách biệt, không bám rễ vào nền kinh tế nội địa vì sự yếu kém của các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước. Đáng ngại hơn nữa là xu hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư của khu vực FDI, chuyển dần sang các ngành sản xuất thâm dụng lạo động, sau khi các biện pháp bảo hộ các ngành sản xuất thay thế nhập cảng bị loại bỏ dần, và gần đây tập trung qua các lãnh vực bất động sản.     
8. Với sức tiêu thụ của thị trường trong nước tuy phát triển nhanh nhưng thị phần còn nhỏ bé, sự phát triển của nền kinh tế phải dựa vào thị trường thế giới. Tỷ lệ kim ngạch xuất nhập trên GDP cao hơn các nước trong khu vực. Song, hàng xuất khẩu lệ thuộc lớn vào nguồn nhập cảng nguyên phụ liệu (80-90%), với trị giá gia tăng và tỷ lệ nội địa thấp (5-10%). Hậu quả là lợi nhuận ròng trên kim ngạch xuất khẩu thấp, thâm hụt thương mại cao, và nền kinh tế lệ thuộc lớn vào bên ngoài, mức rủi ro cao trước các biến động trên thương trường thế giới. Tỷ lệ hàng tiêu dùng tuy vẫn còn thấp, song xu hướng nhập hàng xa xỉ phẩm tăng mạnh gần đây là biểu hiện cần được cảnh báo.   
9. Hạ tầng chính trị và xã hội của Việt Nam được xếp hạng trung bình, song về tổng thể, năng lực cạnh tranh kinh tế vĩ mô của Việt Nam bị đánh giá thấp với thứ hạng 92, chủ yếu là do sự theo đuổi chính sách tài khóa đẩy mạnh đầu tư công và chính sách tiền tệ nới lỏng cung tiền tệ hầu đạt được mục tiêu chính trị tăng trưởng cao, trong bối cảnh của nguồn thu ngân sách không bền vững và hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước thấp, dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách lớn, nợ công tăng mạnh, lạm phát cao, và tỷ giá đồng tiền bất ổn. Tình trạng bất ổn định của kinh tế vĩ mô gây khó khăn và làm mất niềm tin ở các doanh nghiệp và dân chúng, dẫn đến tình trạng tích trữ đầu cơ một khối lượng ngoại tệ đến 13 tỷ USD năm 2009, và hậu quả là cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, được cân đối bởi dòng vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối, khiến nền kinh tế lệ thuộc hơn vào bên ngoài, tiềm ẩn nguy cơ của khủng hoảng tiền tệ nếu dòng vốn nước ngoài xoay chiều.    
10. Nền kinh tế chuyển đổi theo định hướng thị trường và hội nhập đã giúp cho Việt Nam đạt được mức tăng trưởng khả quan trong hơn hai thập niên qua. Song những tồn đọng của thời kỳ bao cấp đang kiềm hãm bước tiến của Việt Nam, với "những hạn chế trong xây dựng chính sách là di sản của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung". "Bộ máy hành chánh quy mô cồng kềnh, tuyển dụng và cất nhắc dựa trên quan hệ, tham nhũng...". Hệ thống giáo dục "còn mang nặng ý thức hệ và hành chánh tập trung". Quản lý chính sách vĩ mô "thường không dựa trên nguyên tắc thị trường và mang tính đối phó, hoặc không nhất quán và khó dự đoán". "Quan hệ thân hữu còn phổ biến trong thực tế quản trị công ty". Thị trường chứng khoán bất ổn và "tính minh bạch và công khai của các doanh nghiệp niêm yếu rất thấp, và vẫn phổ biến tình trạng thông tin giao dịch nội bộ".


Cảnh báo:
Vấn đề trọng tâm trong thời gian tới là nâng cao năng suất, chuyển hướng cạnh tranh từ sự quá chú trọng về giá cả sang tính phong phú, phẩm chất của hàng hóa và giá trị gia tăng. Với năng suất thấp như hiện trạng, hàng hóa Việt Nam sẽ mất dần thế cạnh tranh với các nước đang phát triển, các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, tuy nhân công đắt hơn, song năng suất đạt được cao hơn.
Song, làm thế thế nào để cải thiện năng lực cạnh tranh trong bối cảnh vẫn tồn tại của một khu vực công cồng kềnh, kém hiệu quả, chiếm vị thế chi phối nền kinh tế, và mối quan hệ của khu vực công này, thông qua các bộ ngành, các viên chức chính phủ với các nhóm lợi ích.
Vì thế, các giải pháp rốt ráo cho bài toán kinh tế tại Việt Nam không đơn thuần là những biện pháp kinh tế mà là khả năng và ý chí của nhà nước trong việc xây dựng một bức tường lửa ngăn cách giữa quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị."
  Nhưng thực tế lại là: "Trái với tinh thần khẩn trương và cấp thiết của những năm đầu đổi mới, Việt Nam ngày nay đang được bao trùm bởi một bầu không khí thoả mãn và lạc quan, được nuôi dưỡng bởi thành tích thu hút đầu tư nước ngoài và sự ngợi ca của cộng đồng quốc tế và các nhà tài trợ.

Phần II
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

A/ TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN

Bốn nội dung của triết lý phát triển mà chúng ta cần có đột phá trong nhận thức. Bốn nội dung đó là:
 (1) Các yếu tố nền tảng của phát triển;
 (2) Thế mạnh cốt lõi và điểm yếu dễ tổn thương của dân tộc;
 (3) Sức mạnh của Dân chủ;
 (4) Vai trò tiên phong của Hệ thống.

          (1) CÁC YẾU TỐ NỀN TẢNG CỦA PHÁT TRIỂN;

a/  Về chăm lo phát triển nguồn lực
+ Chất lượng hệ thống giáo dục
+ Chất lượng hệ thống y tế và nếp sống lành mạnh.
+  về an toàn cá nhân

b/Về thiết chế vĩ mô
+ Ổn định chính trị”,
+ Chất lượng chính sách,
+ Hiệu lực Chính quyền”, 
+ Kiểm soát tham nhũng

(2) THẾ MẠNH CỐT LÕI VÀ NHỮNG ĐIỂM YẾU DỄ TỔN THƯƠNG CỦA DÂN TỘC

Do đặc thù của lịch sử, yếu tố địa lý, và nhân chủng học, mỗi dân tộc trong quá trình phát triển của mình đều hình thành nên những thế mạnh cốt lõi và những điểm yếu dễ tổn thương.
Thế mạnh cốt lõi của một dân tộc có ba đặc trưng chính:
- Thứ nhất, nó giúp tạo nên giá trị;
- Thứ hai, nó có thể áp dụng trong khắp mọi ngành nghề;
- Thứ ba, người dân coi nó như một thuộc tính tự nhiên và cảm thấy phấn khích khi nó được khơi dậy và phát huy.

Những điểm yếu dễ tổn thương của một dân tộc thể hiện ở ba điểm:
- Thứ nhất, nó gây tổn thất cho sức phát triển của dân tộc;
- Thứ hai, nó rất dễ trỗi dậy và bùng phát khi có cơ chế thuận lợi;
- Thứ ba, người dân coi nó như một thuộc tính tự nhiên và có thể mất đi cảm xúc bị dằn vặt khi phải sống chung với nó.

a/ Thế mạnh cốt lõi của một dân tộc Việt Nam:

- Một trong những đặc thù quyết định đặc tính người Việt Nam chịu nhẫn nhục với sự khôn khéo linh hoạt để tồn tại dưới ách thống trị của ngoại bang và ý chí quật khởi, sẵn sàng chấp nhận hy sinh để giành và giữ độc lập.
- Về địa lý, Việt Nam có thế mạnh cốt lõi về vị trí chiến lược và sự đa dạng và khá thuận hòa của khí hậu.
- Về đặc tính con người, thế mạnh cốt lõi của Việt Nam nổi bật ở lòng yêu nước và tinh thần quật khởi, đặc biệt trong những tình thế sống còn của dân tộc; ở trí thông minh và sự năng động, ở sự coi trọng đặc biệt việc đầu tư vào giáo dục; và ở tính vị tha, chu đáo, và tinh tế.

b/ Các điểm yếu dễ tổn thương của Việt Nam:

- Thứ nhất đó là ở tính thiếu duy lý, dễ ảo tưởng
- Thứ hai, đó là tính coi thường nguyên tắc, không ngại nói dối hoặc làm sai nguyên tắc để được việc
- Thứ ba, đó là tính dễ thỏa mãn, thích phô trương, hưởng lạc khi có điều kiện.

Thực tế phát triển chỉ ra rằng, một dân tộc có thể làm nên những kỳ tích phi thường khi thế mạnh cốt lõi của họ được khơi dậy và phát huy; song dân tộc đó cũng có thể rơi vào tình trạng trì trệ, sa sút khi những điểm yếu dễ tổn thương của họ có cơ hội bùng phát.

(3) SỨC MẠNH CỦA DÂN CHỦ

Công cuộc đổi mới của nước ta chỉ ra những bài học quan trọng về giải phóng và phát huy nguồn lực xã hội.

Giờ đây, dân chủ hóa là bước đi quan trọng và hợp lý tiếp theo để nước ta chuyển được từ khấm khá lên phồn vinh. Dân chủ hóa sẽ giúp nước ta thoát khỏi tình trạng khan hiếm người tài năng, trung thực, và tâm huyết và tạo nên những động lực tiềm tàng để người dân sát vai nhau phấn đấu trong một ý thức công dân sâu sắc vì tương lai tốt đẹp của bản thân và đất nước.

Dân chủ hóa cũng tạo môi trường phấn khích cho sáng tạo và thử nghiệm táo bạo, một động lực quan trọng cho mọi kỳ tích phát triển. Dân chủ hóa sẽ cho phép thử nghiệm hình thành một số thành phố có đẳng cấp quốc tế theo các định hướng sau:

+ Thị trưởng của thành phố sẽ do người dân trực tiếp bầu ra. Bộ máy sẽ được tuyển chọn trên các tiêu chí chủ đạo là tài năng, tính trung trực, và lòng tâm huyết. Cơ chế trả lương sẽ do thành phố tự cân đối quyết định để đảm bảo một chính quyền ưu tú, tận tâm, và tuyệt đối trong sạch.

+ Thành phố sẽ được xây dựng theo đẳng cấp hàng đầu quốc tế về quy hoạch, giao thông công cộng, cây xanh, bảo vệ môi trường, nhà ở, bệnh viện, trường học, tiện ích văn hóa - thể thao.

+ Thành phố áp dụng mô hình giáo dục hiện đại (trong đó, Singapore là một kinh nghiệm quý) để đào tạo thế hệ trẻ trở thành công dân có tầm vóc toàn cầu.

+ Thành phố sẽ là cái nôi ra đời của các đại học đẳng cấp quốc tế và các công ty có tầm vóc quốc tế của Việt Nam.

+ Thành phố sẽ là tâm điểm khơi dậy sức mạnh cốt lõi của dân tộc và thu hút trí tuệ, kinh nghiệm, và nguồn lực toàn cầu...


(4) VAI TRÒ TIÊN PHONG CỦA HỆ THỐNG

Viễn cảnh phát triển của một quốc gia tùy thuộc rất lớn vào tầm vóc và chất lượng của hệ thống quản lý. Nếu tầm vóc của hệ thống đã bị tuột xuống dưới ngưỡng xung yếu đó, thì cho dù xoay xở thế nào, các căn bệnh của hệ thống sẽ mỗi ngày một trầm kha và không thể nào chữa trị bằng những liệu pháp thông thường (bệnh càng chữa, càng nặng). Khi đó, hệ thống chỉ còn phương cách duy nhất là đột phá để nâng tầm vóc của mình vượt lên trên ngưỡng xung yếu trong động thái vận động của mình.

Vai trò hệ thống quản lý

Viễn cảnh phát triển của một quốc gia tùy thuộc rất lớn vào tầm vóc và chất lượng của hệ thống quản lý.

Chất lượng của hệ thống quản lý được đánh giá chủ yếu trên các dịch vụ công chủ yếu mà hệ thống phải cung cấp; đó là giáo dục, y tế - sức khỏe, giao thông - qui hoạch đô thị, thủ tục hành chính, an ninh - trật tự, và bảo vệ các chuẩn mực đạo đức xã hội.

Mặc dù chúng ta đã đạt được những thành quả đáng trân trọng trong quá trình đổi mới vừa qua, tầm vóc và chất lượng hoạt động của hệ thống quản lý ngày càng bộc lộ rõ sự bất cập.

Theo mô hình phát triển động, mỗi hệ thống có một cái ngưỡng về tầm vóc mà nếu vượt qua đó, hệ thống dù còn nhiều khuyết tật yếu điểm, nhưng với nỗ lực phát triển, nó sẽ mỗi ngày một hoàn thiện để đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của thực tiễn khách quan.

Nỗ lực đột phá của một hệ thống, trước hết cần chú trọng vào ba khâu then chốt có mối quan hệ mật thiết với nhau; đó là: Tầm nhìn, Khả năng học hỏi, và Cơ chế tuyển chọn - đề bạt cán bộ.

Về tầm nhìn

Hệ thống phải thấu hiểu quy luật vận động của xã hội và xu thế phát triển của thế giới để có được tầm nhìn sáng rõ cho tương lai của dân tộc. Trong nỗ lực này, ba nguy cơ cần tuyệt đối tránh là: tự trói mình vào quá khứ hoặc lợi ích cá nhân; phiến diện thiếu khoa học trong phân tích xu thế phát triển của thế giới; và mặc cảm về vị thế hiện tại để rồi làm tắt đi khát vọng vươn lên vị thế xứng đáng của dân tộc trong cộng đồng thế giới.

Về khả năng học hỏi

Hệ thống cần gia cường khả năng học hỏi theo hai mô thức chính:
- Mô thức thứ nhất đòi hỏi sự nhạy bén tiếp thu cái mới, cái hay, và khả năng chắt lọc tinh hoa tri thức của nhân loại.
- Mô thức thứ hai đòi hỏi khả năng học từ sai lầm, thất bại. Đó là khả năng phân tích và thấu hiểu căn nguyên của những sai lầm trước đây để rồi tránh mắc phải những sai lầm trong hiện tại và tương lai.

Về cơ chế tuyển chọn, đề bạt, đánh giá và đãi ngộ cán bộ
Xây dựng một đội ngũ công bộc ưu tú thông qua cơ chế tuyển chọn, đề bạt, đánh giá và đãi ngộ cán bộ thực sự dân chủ và khoa học cần là bước đột phá quan trọng trong nỗ lực cải cách.


B/ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

A/ Quyết tâm chính trị
Quyết tâm chính trị - được hiểu như là ý chí thực hiện bằng được những quyết sách tuy khó khăn về mặt chính trị nhưng  có lợi cho quốc kế dân sinh - là chất xúc tác cần thiết cho cải cách ở Việt Nam.
Việt Nam đã từng tạo được quyết tâm chính trị mạnh mẽ để thay đổi sức ỳ của nguyên trạng. Đại hội Đảng VI nhất trí về nhu cầu cấp bách phải cải cách kinh tế. Vào thời điểm đó, vượt qua khủng hoảng kinh tế và bảo vệ sự tồn vong của Đảng là nhiệm vụ quan trọng số một. Từ đó đến nay, nguy cơ của khủng hoảng đã dần bị đẩy lùi, trong khi đó một số nhóm đặc quyền đặc lợi đã dần được hình thành với những mục tiêu không phù hợp với mục tiêu chung của quốc gia về công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Sự đồng thuận về cải cách của năm 1986 không còn nữa. Có vẻ như việc xây dựng một sự đồng thuận mới để đẩy mạnh cải cách và tăng trưởng chỉ khả thi khi bóng dáng của khủng hoảng đang tới gần. Chính phủ trước hết phải tự nhận thức được yêu cầu tiếp tục cải cách, để từ đó có thêm ý chí và quyết tâm chống lại những lực lượng phản đối cải cách.
Từ trước đến nay, những tiêu chuẩn không liên quan nhiều đến năng lực thực sự như lòng trung thành, thâm niên, lý lịch gia đình v.v. thường được sử dụng như là những căn cứ chủ yếu trong việc tuyển dụng và cất nhắc trong hệ thống nhà nước. Vì vậy, giới trẻ có một cảm nhận rõ ràng rằng hệ thống nhân sự của nhà nước không trọng dụng người tài. Những hiện tượng này rất phổ biến ở các nước Đông Nam Á, và hậu quả của chúng đối với sự phát triển kinh tế xã hội thì quả thực khó lường hết được. Trái lại, những hiện tượng này lại không thấy xuất hiện ở những nước Đông Á thành công nhất. Những nước này đều cố gắng sao cho những sinh viên xuất sắc nhất của các trường đại học luôn coi việc tiến thân trong hệ thống nhà nước là một trong những lựa chọn hàng đầu. Chính phủ những nước này tìm mọi cách để tuyển được người tài, sau đó trả họ một mức lương tương xứng với mức lương họ có thể nhận được ở các khu vực khác. Ở đây cũng vậy, cần có một quyết tâm chính trị mạnh mẽ để đoạn tuyệt với sức trì kéo của nguyên trạng.
B/ Chính sách
1/ Giáo dục
- Công khai ngân sách nhà nước dành cho giáo dục
- Thực hiện cuộc cách mạng trong giáo dục đại học
2/ Cơ sở hạ tầng và Đô thị hoá
- Giải quyết tình trạng thiếu năng lượng
- Thành lập Hội đồng thẩm định đầu tư công
- Áp dụng thuế bất động sản
- Minh bạch hoá các quyết định về đất đai
- Đầu tư thoả đáng cho các thành phố
3/ Doanh nghiệp cạnh tranh quốc tế
- Giải tán các tổng công ty và thận trọng với các tập đoàn
- Hỗ trợ khu vực dân doanh
- Thành lập hệ thống Sáng tạo quốc gia
4/ Hệ thống tài chính- tiền tệ
- Giảm lạm phát
- Biến Ngân hàng Nhà nước thành ngân hàng trung ương thực thụ
5/ Hiệu năng của Nhà nước
- Loại bỏ những chính sách hoang đường
- Nâng cao năng lực kỹ trị
- Nhu cầu phân tích và thảo luận có tính phê phán trong nội bộ Chính phủ
- Đẩy mạnh giám sát từ bên ngoài
- Tăng cường tính chịu trách nhiệm của các nhà tài trợ
- Theo đuổi  định hướng cải cách mạnh mẽ trong chiến lược 2011- 2020
6/ Công bằng
- Cải thiện chất lượng giáo dục
- Cải thiện chất lượng ytế
- Cải thiện khả năng sở hữu nhà cho người dân thành thị
- Trợ cấp cho hoạt động đào tạo nghề
- Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn


0 nhận xét:

Đăng nhận xét