This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2021

 TÌM HIỂU LỊCH SỬ VỀ NHÓM NGŨ LONG

(Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tất Thành).

Phan Văn Trường, nhà cách mạng cầm đầu nhóm Ngũ Long, đã hết sức giúp Phan Châu Trinh khi ông đến Pháp, sau này ghi lại trong hồi ký:
"Vị nhân sĩ này [Phan Châu Trinh] tượng trưng cho xã hội Annam xưa. Ông ra vào văn phòng của Bộ Thuộc Địa như một nhân vật được ưu ái tín nhiệm (personna gratta), ông trình bày những quan điểm chính trị, đặc biệt xin ân xá cho những người bạn cùng cảnh ngộ còn ở trong tù, nhưng không bao giờ ông nhận được trả lời ngoài sự im lặng khinh bỉ. Sự chăm sóc hời hợt của chính quyền thuộc địa lúc đầu, lạnh dần để cuối cùng chuyển sang ác cảm và thù nghịch"[12].
Nguyễn An Ninh, khi trở lại Pháp năm 1925 để đón Phan Châu Trinh về nước, cũng đã bực bội than: ổng chả chịu học tiếng Pháp gì cả. Ở Pháp mười lăm năm mà không học tiếng Pháp. Hơn một tháng giời trên tàu thủy ổng chỉ ôm mấy cuốn sách chữ nho. Phan Châu Trinh còn phản đối cả việc nhóm trẻ viết bài chống Pháp ký tên Nguyễn Ái Quốc, cho là vô bổ. Ông không thể hiểu vấn đề dân chủ một cách tường tận qua những tân thư của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, bằng những nhà tân học, tiếp nhận dân chủ, nhân quyền, qua các triết gia thời kỳ Ánh Sáng của Pháp.
Ở thời điểm 1937, thế giới đã tân tiến lắm. Sự tranh đấu cũng phải mô-đéc: Phải tranh đấu công khai bằng ngòi bút, trên báo. Và như vậy phải có tài viết và có kiến thức sâu rộng về những việc đem ra luận bàn.
Hình thức tranh đấu này, đã bắt đầu từ năm 1912, tại Pháp với Phan Văn Trường, thủ lãnh nhóm Ngũ Long, cùng với Phan Châu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành tức Hồ Chí Minh sau này
* Tranh đấu hiện đại: Phan Văn Trường và nhóm Ngũ Long
Sau khi các phong trào tranh đấu của nhóm cựu học Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Đông Kinh Nghiã Thục... thất bại, cuộc tranh đấu hiện đại bắt đầu với Phan Văn Trường (1878-1933), từ năm 1912, tại Pháp với Hội Đồng Bào Thân Ái do ông sáng lập.
Nhưng phong trào cách mạng bất bạo động này, cho đến nay, rất ít người Việt Nam biết đến. Chúng tôi đã viết về hoạt động của Phan Văn Trường và nhóm Ngũ Long trong cuốn Nhân văn Giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc[13], ở đây chỉ xin tóm tắt những yếu tố chính:
Phan Văn Trường sinh năm 1878, tại làng Đông Ngạc, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội), học trường Dòng, trường Thông Ngôn, rồi làm phán sự ở Toà sứ. Năm 1908, đậu vào ngạch tham tá, được gửi sang Paris làm giáo sư phụ giảng tiếng Việt tại trường Ngôn Ngữ Đông Phương và học Luật. Nhập quốc tịch Pháp năm 1911, cùng năm này, Phan Châu Trinh và con trai được chính quyền bảo hộ chấp nhận cho sang Pháp.
Năm 1912, Phan Văn Trường đỗ cử nhân luật, vào luật sư đoàn, tập sự tại toà Thượng thẩm Paris, và bắt đầu đấu tranh chống Pháp.
Năm 1912, Phan Văn Trường lập Hội Đồng Bào Thân Ái tại Paris; cùng với Phan Châu Trinh, là hội người Việt Nam yêu nước đầu tiên tại hải ngoại. Phan Văn Trường luôn luôn đi kèm và dịch cho Phan Châu Trinh. Ông sửa và dịch bản Trung Kỳ dân biến thỉ mạt của Phan Châu Trinh sang tiếng Pháp, gửi cho Hội Nhân Quyền, nội dung trình bày với chính phủ Pháp nỗi khổ của người dân Trung kỳ, vì sưu cao thuế nặng, phải nổi lên chống lại và đã bị đán áp; mong chính phủ Pháp vì từ tâm, nghĩ lại, áp dụng chính sách khoan hồng. Bài này Phan Văn Trường gửi đăng báo của Hội Nhân Quyền ngày 31-10-1912, và ông chuyển đến Bộ Thuộc địa ngày 25-9-1912. Đầu năm 1913, toàn quyền Albert Sarraut hứa thả dần tù nhân chính trị trong vụ Trung Kỳ dân biến.
Nhưng biện pháp trừng phạt Phan Văn Trường cũng bắt đầu: Trường Ngôn Ngữ Đông Phương được lệnh phải sa thải ông, và gia đình ông ở Hà Nội trực tiếp bị liên lụy: Thừa dịp Quang phục hội (của Phan Bội Châu) ném bom giết chết hai sĩ quan Pháp tại Hà Nội tháng 3-1913; mật thám bắt anh em Phan Văn Trường: Phan Tuấn Phong (anh cả) và Phan Trắc Cư, con trai 13 tuổi, cùng Phan Trọng Kiên (em). Tìm thấy thư từ liên lạc với ông Trường, hai ông Phong và Kiên bị kết án chung thân biệt xứ vì tội "giết quan tư Chapuis và Montgrand", bị đầy sang Nouvelle Calédonie cùng với Cư, 13 tuổi.
Ngày 13-3-1914, Phan Văn Trường diễn thuyết tại trường Cao đẳng Xã hội (École des Hautes Études Sociales), đề tài: Thỉnh nguyện của người bản xứ (Les revendications indigènes), phê phán chính sách thực dân từ nguồn cội, thời La Mã đã đi chinh phục các nước khác; bài diễn thuyết này làm phe thực dân nổi giận, và cũng là bài mở đầu cho bản Thỉnh nguyện của dân tộc Annam (Les revendications du peuple annamite), ông sẽ thảo năm 1919, năm năm sau.
- Tháng 9-1914, Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh bị bắt vì tội "quấy rối trị an", bị tù đến tháng 7-1915. Hội Đồng Bào Thân Ái bị giải tán.
Ra tù, Phan Văn Trường được gửi xuống công binh xưởng Toulouse làm thông dịch viên cho lính thợ, ông cùng anh em Nguyễn Thế Truyền (lúc đó Truyền đang học kỹ sư hoá học), đều là sinh viên: Nguyễn Thế Song (em), Nguyễn Thế Phu (chú) Nguyễn Thế Tắc (em họ) tổ chức nhóm An Nam Yêu Nước với những sĩ quan và hạ sĩ quan người Việt, tại Toulouse.
Năm 1918, Nguyễn An Ninh sang Pháp và tháng 6-1919, Nguyễn Tất Thành, từ Anh sang Paris, cùng nhập tổ chức. Họ được gọi là nhóm Ngũ Long, gồm có: Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành, thường hội họp ở nhà Phan Văn Trường, số 6 villa des Gobelins, Paris 13.
- Tháng 6-1919, Phan Văn Trường viết bản Les revendications du peuple annamite (Thỉnh nguyện của dân tộc Annam) giao cho Nguyễn Tất Thành đem đến Hội nghị Hoà bình đang họp tại Versailles. Ngày 18-6-1919, bản thỉnh nguyện được đăng trên báo L'Humanité, dưới tựa đề: Les droits des peuples (Quyền của các dân tộc); nội dung yêu cầu tám điểm:
1- Đại xá tất cả tù binh chính trị bản xứ.
2- Cải tổ luật pháp Đông Dương: bảo đảm quyền lợi cho người bản xứ như người Âu.
3- Tự do báo chí và tự do tư tưởng.
4- Tư do lập hội và hội họp.
5- Tự do di dân và du lịch ra nước ngoài.
6- Tự do giáo dục và xây dựng trường kỹ thuật và thực nghiệp cho người bản xứ ở các tỉnh.
7- Thay thế chế độ pháp lý.
8- Có đại diện dân biểu bản xứ ở nghị viện Pháp.
Ký tên: Thay mặt nhóm An Nam Yêu Nước, Nguyễn Ái Quấc.
Đây là văn bản đầu tiên của người Việt đòi tự do dân chủ, gửi đến chính quyền Pháp và Đồng minh, được báo chí chống thực dân hỗ trợ, gây tiếng vang lớn.
Kể từ mùa thu năm 1919, nhóm An Nam Yêu Nước có cột thường trực trên các báo cánh tả ở Paris, ban đầu ký tên Nguyễn Ái Quấc, sau đổi thành Nguyễn Ái Quốc, viết những bài ngắn đả kích chế độ thực dân dưới dạng châm biếm, do Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh là ba người giỏi tiếng Pháp, thay nhau viết, đặc biệt giọng Nguyễn Thế Truyền rất hóm hỉnh. Độc giả rất thích. Đồng thời họ thay phiên nhau diễn thuyết tại các diễn đàn tự do khu La tinh, chủ đích đánh vào lòng tự hào của dân tộc Pháp, kêu gọi người Pháp bãi bỏ chính sách thực dân. Trong thời kỳ này Phan Văn Trường bị Albert Sarraut, lúc đó đã về Pháp, tìm mọi cách truy bách. Nhưng sự tranh đấu trên đất Pháp, không mang lại kết quả thực tiễn, phe thực dân vẫn thắng thế, lại không đánh động được dư luận trong nước. Họ bèn tìm cách khác:
- Nguyễn An Ninh về nước năm 1922, lập báo La Cloche fêlée (Chuông rè) ở Sài Gòn.
- Phan Văn Trường về nước năm 1923, lập báo L'Annam ở Sài Gòn.
- Nguyễn Tất Thành đi Nga năm 1923, ông còn dùng tên Nguyễn Ái Quốc trong một thời gian trước khi lấy các bí danh khác.
- Phan Châu Trinh về nước năm 1925. Mất năm 1926, tại Sài Gòn.
- Nguyễn Thế Truyền ở lại, tiếp tục hoạt động tại Pháp.
Phan Văn Trường về nước làm báo La Cloche Fêlée cùng Nguyễn An Ninh, sau mở rộng với nhóm đệ tứ Tạ Thu Thâu, ra báo L'Annam năm 1926. Ông bị kết án 2 năm tù vì báo L'Annam đăng bài kêu gọi hội Quốc Liên đòi quyền độc lập cho Việt Nam[14], và cổ động làm lễ truy điệu Lương Văn Can. Năm 1928, ông sang Paris chống án. Toà phá án y án, Phan Văn Trường vào tù tháng 6-1929, luật sư Marius Moutet, bạn ông, vận động ân xá, được trả tự do, tháng 2-1930, ông trở về Sài Gòn, lúc đó Nguyễn An Ninh đã bị tù lần thư hai và toàn quyền Pasquier đang đàn áp đẫm máu Việt Nam Quốc Dân Đảng và phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Phan Văn Trường phải ngừng hoạt động, mở phòng cố vấn pháp luật. Năm 1933, ông ra Bắc thăm gia đình và mất tại Hà Nội vì bệnh ung thư gan.
Báo Phong Hóa số 44 (28-4-33), đăng tin buồn, dè dặt, mà đầy ý nghiã:
"Cụ Phan Văn Trường tạ thế chiều hôm 22 Avril tại phố Gambetta số nhà 25. Năm nay cụ 58 tuổi. Theo như lời dặn cuối cùng của cụ, đám tang sáng hôm 23 cử hành một cách rất đơn giản và tuy tang gia không báo tin buồn, không gửi giấy cáo phó mà người đi đưa đám cũng đông lắm. Linh cữu cụ an táng tại làng Sét thuộc huyện Thanh Trì.
Phong Hóa đồng nhân xin có lời trân trọng kính viếng cụ và chia buồn cùng tang gia".
Hai năm sau, Ngày Nay số 9 (23-4-35) đăng lời Tưởng niệm Trạng sư Phan Văn Trường kèm theo bức ảnh trên đây, lời in đậm, cân nhắc từng chữ:
"Trạng sư Phan Văn Trường, sinh năm 1887, mất ngày 20 tháng tư năm 1934, đến nay vừa đúng một năm. Ông đỗ luật khoa tiến sĩ, rồi làm trạng sư, làm báo. Suốt đời, lúc nào ông cũng tận tụy với công việc chung. Cuộc đời xã hội và chính trị của ông rất hoạt động".
Tờ báo in nhầm: mất ngày 20 tháng tư năm 1934, thật ra là: ngày 22 tháng tư năm 1933.
Ba chữ công việc chung ở đây, có nghiã là việc chống Pháp. Phan Văn Trường là nhà cách mạng đầu tiên chủ trương tranh đấu theo đường lối hiện đại, nhưng cho đến nay rất ít người biết đến ông. Nhưng phong cách và tư tưởng tranh đấu trong 20 năm của ông, đã ảnh hưởng đến nhóm Tự Lực văn đoàn.
Sử gia Pháp Pierre Brocheux, trong bài Phan Văn Trường, 1876-1933. Acteur d'une histoire partagée (Phan Văn Trường, 1876-1999. Người chủ động trong một lịch sử phân tranh, viết năm 2014[15], về Phan Văn Trường "người thày của nhà nho Phan Châu Trinh, khi ông Phan sống lưu đày ở Pháp từ 1911 đến 1926" (il fut le mentor du lettré Phan Châu Trinh lorsque celui-ci vécut exilé en France de 1911 à 1926), như sau:
"Cùng với bốn bạn đồng hương Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành (nổi tiếng với tên Hồ Chí Minh), Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường lập nhóm gọi là Ngũ Long, trong thời kỳ ông ở Pháp (1908-1925). Nhưng trái ngược với hai người đầu, ông không được hiện diện trên thánh miếu của dân tộc Việt Nam, không cả sự được biết đến và nổi danh như hai vị đồng hương kia. Một người giấu tên, cho biết, có một phố duy nhất -không phải đại lộ- ở thành phố Hồ Chí Minh- mang tên ông. Chẳng hay ông có một lăng mộ, một bia đá, hay một tấm bảng truy niệm, ở một thành phố lớn nào chăng? Trong nước Việt Nam hiện thời, danh tiếng ông và Nguyễn An Ninh, đã bị lu mờ trước Hồ Chí Minh, riêng Nguyễn Thế Truyền, đã chịu thiệt thòi vì chống cộng và chống nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nên bị loại khỏi thiên anh hùng ca dân tộc."[16]
* Nguyễn Thế Truyền
Nguyễn Thế Truyền (1898-1969), là một trường hợp đặc biệt: được mẫu quốc nuôi để chống lại mẫu quốc.
Ông sinh ngày 17-12-1898 tại làng Hành Thiện, tỉnh Nam Định, trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng, là cháu nội tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn, người đã bị bom của Phạm Văn Tráng (Quang Phục Hội của Phan Bội Châu) hạ sát ngày 12-4-1913. Nguyễn Thế Truyền được Dupuy, phó công sứ Pháp ở Thái Bình đem về Pháp du học khoảng 1908, 1910, lúc (10- 12) tuổi, học trường Parangon. Trường này có mục đích đào tạo những trẻ em thuộc địa thông minh để trở thành "công dân tốt", trung thành với mẫu quốc. Là học sinh xuất sắc, Nguyễn Thế Truyền được học bổng Alliance Française từ 1913 đến 1922, ông đã học kỹ sư hoá học, tiến sĩ, đậu cử nhân triết năm 1922. Trong thời kỳ này, ông về nước hai lần, học chữ Hán.
Nguyễn Thế Truyền gặp Phan Văn Trường từ hồi còn học trường Parangon, hoạt động chung từ thời ở Toulouse. Diễn thuyết, viết báo ký tên Nguyễn Ái Quốc.
Khi các bạn đồng hành về nước, Nguyễn Thế Truyền ở lại hoạt động tại Pháp. Năm 1922 ông làm phó tổng thư ký hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale) kiêm chủ bút tờ Le Paria, và vào đảng Cộng sản. Ông thu thập tài liệu ở thuộc địa châu Phi và của lính thợ Việt Nam, do Phan Văn Trường ghi chép từ khi ở Toulouse, soạn thành tập Le procès de la colonisation (Bản án chế độ thực dân), viết tựa và đề tên tác giả Nguyễn Ái Quốc, Librairie du Travail phát hành tháng 5 năm 1925. Lúc đó, Nguyễn Tất Thành đã sang Nga được hai năm. Sau đó ông bỏ đảng Cộng sản, rời tờ Le Paria, lập tờ Việt Nam Hồn và đảng Annam Độc Lập.
Năm 1927, Nguyễn Thế Truyền về nước hoạt động, bị theo dõi, bị bắt năm 1933, nhờ hội chống Thực dân can thiệp mới được tha. Dân làng Hành Thiện, quê ông, ghi nhớ hai thành tích:
- Tát tổng đốc Vi Văn Định
- Kiện chính quyền bảo hộ[17].
Năm 1934, ông trở lại Pháp, hoạt động cho Liên minh chống chính sách thực dân (Fédération anticolonialiste) do Marius Moutet và Joseph Lagrosillière sáng lập năm 1935. Ông thành lập Tập Đoàn Đông Dương (Rassemblement Indochinoise) năm 1936, vận động những tổ chức nhân quyền bênh vực Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu... đang bị tù.
Tháng 6 năm 1936, ông gửi Thỉnh nguyện thư của dân Đông Dương lên chính phủ Pháp yêu cầu triệt hồi toàn quyền Robin về nước.
Năm 1937, ông làm Đại biểu của Uỷ ban Báo Giới Bắc kỳ tại Pháp (NN số 84). Năm 1938, ông trở về Việt Nam. Năm 1941, ông bị bắt cùng với em là Nguyễn Thế Song, bị đi đầy ở Madagascar, đến 1946, Marius Moutet mới can thiệp được cho hai anh em về nước. Ông mất năm 1969, tại Sài Gòn.
* Nguyễn An Ninh
Nguyễn An Ninh (1900-1943), sinh ngày 5-9-1900 tại Chợ Lớn. Học trường Tây từ nhỏ, nổi tiếng đánh Tây. Năm 1918, sang Pháp du học, vào nhóm Ngũ Long, diển thuyết và viết bài ký tên Nguyễn Ái Quốc. Đậu cử nhân luật năm 1920. Về nước rồi sang lại Pháp, chuẩn bị luận án tiến sĩ. Là nhà cách mạng đầu tiên trong nhóm Ngũ Long quyết định về nước hoạt động, từ năm 1922, lập báo La Cloche Fêlée (Chuông rè). Ông bị bắt và bị tù tất cả 5 lần từ 1926 đến 1939:
Lần thứ nhất: ngày 20-3-26, bị kết án 18 tháng tù vì tội phá rối trị an, viết báo Chuông Rè, xúi dân làm loạn.
Lần thứ hai: tháng 9-28, bị kết án 3 năm tù vì tội lập Hội kín Nguyễn An Ninh, cuối năm 1930 được tha.
Lần thứ ba: tháng 4-36, bị bắt về tội viết báo La Lutte (Tranh Đấu) quy tụ nhóm đệ tứ Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Lê Văn Thử, Phan Văn Hùm, phá rối trị an; tháng 11-36, được tha.
Lần thứ tư: tháng 7-37, kết án 5 năm tù, 5 năm biệt xứ vì tội tổ chức biểu tình ở huyện Càn Long, xúi giục dân chúng nổi loạn. Tháng 1-39, được ân xá.
Lần thứ năm: ngày 5-10-39, đệ nhị thế chiến bùng nổ, ông bị bắt cùng với nhiều nhà cách mạng khác, tội phá rối trị án, xúi giục nông dân, thợ thuyền nổi loạn chống chính phủ... Bị kết án 5 năm tù, 10 năm biệt xứ. Nguyễn An Ninh mất tại Côn Đảo ngày 14-8-1943.
Theo TỰ LỰC VĂN DOÀN : VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG
25- Các phong trào tranh đấu hiện đại
(Thụy Khuê)
[11] Trong bài Tựa cuốn Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp của Thu Trang, Đông Nam Á, Paris, 1983, trang 8.
[12] Hồi ký Phan Văn Trường: Une histoire de conspirateurs annamites à Paris ou la Vérité sur L'Indochine (Một chuyện âm mưu của người Việt ở Paris hay Sự thật về Đông Dương), Nxb L' Insomniaque, Paris, trang 72).
[13] Xem Nhân văn Giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc, từ chương 15 đến chương 20, nxb Tiếng Quê Hương, Hoa Kỳ, trang 424-482, hay trên mạng điện tử: thuykhue.free.fr .
[14] Bài của báo Việt Nam Hồn và đảng Annam Độc Lập của Nguyễn Thế Truyền, bên Pháp gửi về.
[15] In trên tạp chí Moussons, https://journals.openedition.org/moussons/3013
[16] Nguyên văn tiếng Pháp: "En compagnie de ses quatre compatriotes Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành (plus connu sous le nom de Hồ Chí Minh), Nguyễn An Ninh et Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trương formait le groupe dit des Cinq Dragons durant son séjour en France (1908-1925). Mais contrairement aux deux premiers d’entre eux, Phan Văn Trương ne figure pas au panthéon national du Viêt Nam, il n’a pas la même visibilité ni la même renommée que ses deux compatriotes. Un anonyme a fait remarquer qu’une seule rue – pas une grande artère – d’Hô Chi Minh-Ville porte son nom. Un mausolée, une stèle ou une plaque commémorative dans une grande ville du pays existent-ils ? Dans le Viêt Nam d’aujourd’hui, sa renommée, comme celle de Nguyễn An Ninh, a été éclipsée par celle de Hồ Chí Minh ; Nguyễn Thế Truyền, pour sa part, a beaucoup pâti de son opposition au communisme et à la République démocratique du Viêt Nam ; il a été mis en marge de l’épopée nationale".
[17] Xem: Đặng Hữu Thụ, Thân thế và sự nghiệp nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền, tác giả xuất bản, Paris 1993.
Ps: Từ bác Bùi Quang Minh

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

Tớ Chấp CMN Luôn!

 Đinh Tấn Lực

Chống chủ nghĩa cải lương
Làm theo kinh sách dạy
Nhưng có nên múa gậy
Theo chủ nghĩa tuồng chèo?
(Vũ Cận – Phân Vân – tập thơ Mưa Nguồn – Hà Nội, Xuân ’62)


Đừng nghĩ rằng lâu nay không thấy bóng dáng Sinh Tử Lệnh xuất hiện là tình hình mạng đột nhiên thông thoáng, vô chính phủ!

Chẳng phải khoe, chứ nói thiệt, mấy chiêu này lợi hại hơn nhiều…

Chớ sao? Tất nhiên phải có những trùng khớp “ngẫu nhiên” của các bản tin sóng đôi triệt tiêu lẫn nhau:
  • Tàu sợ Phi kiện lên ITLOS & bản tin cha ruột hiếp 2 con gái.
  • Campuchia bỏ lệnh cấm biểu tình & Ngọc Trinh mặc bikini trong quán.
  • Cấm xuất cảnh nhà báo được mời tham dự UPR & các cuộc biểu tình căng thẳng ở Bangkok.
  • VN bị TQ đe dọa tại Lào/Cambốt? Không sao, đã có tin bà cụ 80 tuổi bị hiếp dâm.
  • Phiên tòa phúc thẩm Lê Quốc Quân & bản tin đột tử của 1 chú ngựa thồ đô.
  • Quảng trường Độc Lập ở Kiev & chiếc cầu treo Chu Va ở Lai Châu.
  • Căn biệt thự Bến Tre của quan tổng thanh tra & phòng biệt giam thường dân ở Lấp Vò, Đồng Tháp. “Bốn năm làm chánh thanh tra, Bằng bốn thế kỷ tăng ca may giày” (ĐTL).

Chớ sao? Phải sáng tạo, sáng tạo và sáng tạo! Ta đã từng chỉ đạo xài vật chứng condom, dùng án trốn thuế cho thuê nhà/án quan hệ nam nữ vị thành niên/án trốn thuế doanh nghiệp… thì sá gì chuyện tạm giam để truy tố với tội danh gây rối trật tự giao thông?


Chớ sao? Quá độ là quá trình đi từ lý luận đỉnh cao toàn diện …
  • Nạn cháy xe do bởi nguyên nhân chính là …lửa!
  • Con nít chết hàng loạt, chính yếu là là do lỗi của thuốc vắc-xin!
  • Cầu treo đứt cáp neo là do bởi …người khiêng quan tài đi trên cầu quá nhanh! “Từ nay vác nặng qua cầu. Phải đi thật chậm, kẻo cầu nó … rơi!” (Vũ Thị Phương Anh).
  • Ta chưa cần luật biểu tình là vì …dân trí thấp!
  • Bằng giả ư? Đã có bộ máy nhà nước bao thầu!
  • Cambodia chế xe hơi Angkor chạy điện thì sao bằng VN ta chế tàu ngầm vỏ composite?
  • Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước… thì giao cho tư nhân sao được?
  • Tức, phải hiểu, đa phần nhân dân còn ở lều bạt là bởi …chưa có em nuôi xây cho biệt thự!
  • Muốn nhìn góc khác? Thì đây, góc tù!

Từ đó tiến nhanh tiến mạnh lên biện pháp đỉnh cao toàn phương vị:
  • Công chức lề mề? Đã có chỉ thị 17 cấm rượu buổi trưa, cấm cà phê la cà buổi sáng!
  • Giả dạng côn đồ chận đường hành hung đổ máu những ai kêu đòi dân chủ.
  • Giật băng Kính Viếng trên vòng hoa của nhân sĩ bỏ đảng trước khi hấp hối.
  • Cưa đá & Bắn loa vào mặt nhân dân tưởng niệm tử sĩ bảo vệ Hoàng Sa.
  • Múa đôi điệu vũ “TQ cha cha” choán chỗ nhân dân tưởng niệm liệt sĩ chiến tranh biên giới.
  • Tịch thu hộ chiếu & Cấm xuất cảnh những công dân dám mở miệng.
  • Đánh đổ máu hai công dân trên đường đến sứ quán Úc hội đàm.
  • Cắt nước sinh hoạt, sau khi bị tang quyến từ chối không cho làm trưởng ban tang lễ.

Rồi sao nữa?
TPP à? UPR à? HRW à? RSF à?…
Chấp tất!
Hãy nhớ cho rõ, Burma có được ngày nay là nhờ ai “cố vấn và khích lệ”?
Khoan nói là một không gian mênh mông như quảng trường Độc Lập ở Kiev, ngày nào dân Việt chưa gõ nồi gõ chảo gọi nhau bước ra khỏi nhà đứng chật được một con đường, mà lại còn săm soi xầm xì nhau, thì ngày đó, nói thiệt, X này chấp cmn cái đám TPP lẫn UPR kia luôn. Thề!
Trong khi chờ đợi, hãy nâng cốc chúc mừng Ủy ban Quốc gia Quyết liệt Đổi mới Giáo dục cho Ngang tầm Thời đại, nào!
Điếc thường không sợ súng
Câu ngạn ngữ nghìn xưa
Riêng súng khi lên đạn
Chưa sợ điếc bao giờ!
(Vũ Cận – Nghe Hộ – tập thơ Mưa Nguồn – Láng ’91)

28-02-2014 – Tròn 23 năm Kuwait thoát ách đô hộ của Saddam Hussein.
Blogger Đinh Tấn Lực

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

Hoa - Mỹ


MỘT VÀI SỐ LIỆU, SUY NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN AI CỦA MỸ VÀ CHINA
LỜI GIỚI THIỆU
Chào các bạn thân mến. Phát triển Trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence), là yếu tố cốt lõi trong cuộc chạy đua CMCN 4.0. Đầu năm 2016, lần đầu tiên chương trình AlphaGo, do Google DeepMind phát triển đã giành chiến thắng trong trận đấu với nhà vô địch cờ vây (Go) châu Âu Fan Hui (Phiền Huy). Ít lâu sau AlphaGo đã đánh bại cả Lee Sedol người Hàn Quốc, một trong những kỳ thủ cờ vây hay nhất thế giới.
Cuộc đấu này đã được truyền hình trực tuyến, và làm giới tinh hoa kỹ thuật công nghệ, kinh tế và chính trị cả thế giới xúc động mạnh. Theo truyền thông China, đó chính là “cú huých” bắt các nhà lãnh đạo China phải suy nghĩ nghiêm túc về việc phát triển AI, và sau đó đưa việc phát triển AI vào nhóm những nhiệm vụ chiến lược quốc gia ưu tiên hàng đầu. Từ đó, hàng loạt chương trình, dự án nghiên cứu phát triển và triển khai AI của China được khởi động. Cuộc chạy đua phát triển AI giữa Mỹ và China chính thức bắt đầu.
Vào cuối mùa hè năm 2018, khi chỉnh sửa lần cuối bản thảo cuốn sách “AI siêu quyền lực: China, Thung lũng Silicon và Trật tự thế giới mới (AI Super Powers: China, Silicon Valley, and the New World Order)”, hiện đã trở thành cuốn sách được trích dẫn nhiều nhất về cuộc đua AI toàn thế giới, tác giả Lý Khai Phục (Kai Fu-Lee) người Đài Loan, một nhà đầu tư AI nổi tiếng toàn cầu, đã đưa ra một nhận định gây “địa chấn”:
“China sẽ sớm bắt kịp và vượt Mỹ trong việc phát triển và triển khai AI (China will soon match or even overtake the United States in developing and deploying artificial intelligence)”.
Khi quyển sách ra đời mùa thu năm 2018, phần lớn các chuyên gia hàng đầu thế giới đều thừa nhận, là trong cuộc chơi phát triển AI, sẽ chỉ còn lại 2 ông lớn là Mỹ và China. Nhưng rất ít người tin rằng, Mỹ cho phép China qua mặt mình. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã có nhiều thay đổi. Tôi xin phép giới thiệu một vài tổng kết, nhận định của các chuyên gia Nga, China và Mỹ về tình trạng hiện thời của cuộc chạy đua AI giữa Mỹ và China.
Trước hết là một vài số liệu mới nhất về phát triển AI (Artificial Intelligence), thể hiện qua những thành tựu trong một số lĩnh vực chính bao gồm:
Thứ nhất, trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản tạo dựng cơ sở lý thuyết cho sự tiến bộ trong lĩnh vực AI. Một điều chúng ta có thể tham chiếu qua số lượng và chất lượng các báo cáo khoa học, trình bầy tại những hội thảo khoa học uy tín nhất trong lĩnh vực này.
Thứ hai, trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, tạo cơ sở cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ và xây dựng những nền tảng mới của AI. Điều này có thể đánh giá qua số sáng chế công nghệ được đăng ký trong lĩnh vực AI.
Thứ ba, là số chuyên gia trong lĩnh vực AI (AI talants), và thứ tư là số công ty làm việc trong lĩnh vực này.
TƯƠNG QUAN HIỆN NAY
Cuối 01/2019, trong Hội thảo hàng năm lần thứ 33 của Hiệp hội vì Sự tiến bộ của AI (Association for the Advancement of Artificial Intelligence –AAAI), một trong những hội thảo khoa học uy tín nhất trong lĩnh vực AI, tổng cộng 7745 báo cáo được trình bầy (so với 3800 và 2590 tương ứng của các khóa 2 năm 2018, 2017 trước đó).
Số báo cáo tiêu biểu được tuyển chọn là 1500 (so với 933 và 638 tương ứng của các khóa 2 năm 2018, 2017 trước đó). Trong số 1500 báo cáo tuyển chọn, các nhà khoa học China và Mỹ có 382 và 264 báo cáo tương ứng. Số lượng báo cáo tuyển chọn đối với các nước tham gia khác không vượt quá con số vài chục.
Như vậy, trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản về AI, China có thể đã bắt đầu vượt Mỹ. Tuy rằng, chất lượng nghiên cứu có thể Mỹ vẫn dẫn đầu. Trong cuộc hội thảo lần thứ 33 về AI vừa qua, số báo cáo của China được tiếp nhận là 16%, so với con số này của Mỹ là 21%. Đồng thời có thể nới rằng, trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản về AI, Mỹ và China là hai thủ lĩnh bỏ xa các tay chơi khác
BÁO CÁO WIPO VỀ XU HƯỜNG CÔNG NGHỆ 2019: AI
Vào ngày 31/01/2019, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organization – WIPO) đã công bố một báo cáo đặc biệt 156 trang “Về tình trạng các xu hướng 2019: lĩnh vực AI”. Đây là báo cáo đầu tiên, phân tích không phải ý kiến và đánh giá chủ quan của các chuyên gia, cũng không phải là một bảng tổng kết các chỉ số tài chính, được coi là đặc trưng cho thị trường AI, do các nhà phân tích tổng hợp từ hàng chục thị trường dọc và ngang.
Lần đầu tiên, hành trình của 340 nghìn sáng chế đã cấp bằng trong lĩnh vực AI, và 1.6 triệu ấn phẩm công bố gắn kết với chúng được phân tích. Đồng thời, việc phân tích được thực hiện không phải chung cho tất cả mọi thứ về AI, mà được tách thành ba phần (Hình 1):
- Phương pháp và công nghệ AI (AI techniques)
- Những chức năng liên quan của AI (AI functional applications)
- Các lĩnh vực ứng dụng AI (AI application fields)
Một trong những phát hiện chính của báo cáo này, là trong khu vực các sáng chế liên quan đến AI, các trường đại học đóng góp đáng kể và các trường Trung Quốc đang dẫn đầu (Hình 2).
Trong đó các viện, trường Trung Quốc chiếm 7 trong số 20 viện, trường hàng đầu thế giới về sáng chế AI, cũng như 10 trong số 20 cơ quan nghiên cứu hàn lâm hàng đầu về công bố khoa học trong lĩnh vực AI.
Các trung tâm nghiên cứu hàn lâm của Trung Quốc đặc biệt mạnh về học sâu (deep learning) của AI. Theo báo cáo này, Viện Hàn lâm Khoa học China dẫn đầu với hơn 2.500 bằng sáng chế và hơn 20.000 công bố khoa học về tất cả các chủ đề liên quan đến AI. Trong đó riêng lĩnh vực học sâu có 235 sáng chế đã được cấp bằng. Trong 5 năm qua, số bằng sáng chế của China tăng 20% năm, tốc độ tăng trưởng vượt tất cả các quốc gia khác, kể cả Mỹ.
Tóm lại, theo báo cáo “Về tình trạng các xu hướng 2019: lĩnh vực AI”, China hiện đứng đầu thế giới về số sáng chế trong lĩnh vực Al do các viện trường thực hiện. Nhưng Mỹ vẫn giữ được đôi chút ưu thế so với China về số sáng chế trong lĩnh vực AI, thực hiện ở các cơ sở nghiên cứu tư nhân (chủ yếu nhờ IBM, Microsoft và Google). Kết luận này phù hợp với “Báo cáo về Phát triển AI của China 2018” (China AI Development Report 2018) do Đại học Thanh Hoa thực hiện.
Nghĩa là trong lĩnh vực AI, China hiện đang dẫn đầu thế giới về số lượng công bố khoa học uy tín và bằng sáng chế. Chẳng hạn trong Hình 3, là biểu đồ về phân bố theo quốc gia những công bố khoa học được trích dẫn nhiều nhất trong lĩnh vực AI. Phải nói thêm một điều, rằng năm 2018, China, Mỹ và Nhật Bản đang nắm giữ tổng cộng 74% số sáng chế trong lĩnh vực AI.
Về mặt số lượng chuyên gia AI (Tài năng AI) và số lượng công ty hoạt động trong lĩnh vực AI, China hiện vẫn thua Mỹ (Hình 4,5). Về chuyên gia AI, Mỹ hiện có 28.536, còn China hiện có 18.232. Về số công ty AI, Mỹ hiện có 2038, so với China hiện có 1011. Ngoài ra, phải kể thêm 4 lĩnh vực khác liên quan đến AI, mà China hiện vẫn thua Mỹ đáng kể.
1) Số lượng chuyên gia AI hàng đầu,
2) Các tiêu chuẩn kỹ thuật
3) Nền tảng phần mềm
4) Cơ sở nền tảng dụng cụ bán dẫn, vi mạch.
Theo một số chuyên gia, sự lạc hậu trong 4 lĩnh vực này có ý nghĩa sống còn đối với China. Trong khi nhiều người khác lại cho rằng, đối với China, những yếu tố này không quá quan trọng. Chẳng hạn, đó là kết luận được đưa ra trong một phân tích gần đây của Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) "Tìm hiểu về chiến lược AI của China. Đầu mối về tư duy chiến lược China về trí tuệ nhân tạo và an ninh quốc gia (Understanding China’s AI Strategy. Clues to Chinese Strategic Thinking on Artificial Intelligence and National Security)".
NHẬN ĐỊNH CỦA CÁC CHUYÊN GIA
Tôi xin phép giới thiệu ý kiến của ông Sergey Karelov, Giám đốc Công nghệ công ty Witology, Chủ tịch Liên đoàn các chuyên gia IT độc lập Nga. Người từng làm việc khá nhiều năm ở Mỹ, với tư cách top-manager ở IBM, Silicon Graphics (SGI). Sergey Karelov cho biết, là mặc dù ông chia sẻ phần lớn suy nghĩ của Lý Khai Phục (một đồng nghiệp cũ), thể hiện trong tác phẩm “AI Siêu quyền lực: China, Thung lũng Silicon và Trật tự thế giới mới”, nhưng không đồng ý với nhận định của ông này, về sự dẫn đầu tất yếu của China trong lĩnh vực AI.
Theo ông Karelov, chẳng có sự dẫn đầu nào của China trong phát triển AI trên thế giới là “tiền định” cả. Ông cho rằng, ông Lý Khai Phục đã không tính đến một yếu tố chính. Đó là tiềm năng của Mỹ, người dẫn dắt sự phát triển AI trên thế giới trong nhiều thập niên gần đây. Hiện nay theo ông, nước Mỹ vẫn bảo tồn được mọi cơ sở cần thiết, để có thể khôi phục lại cho mình nguyên trạng (status quo).
Để thay đổi tiến trình cuộc đua AI trên thế giới hiện nay, nước Mỹ cần phải làm một số điều tương tự, như họ đã làm trong quá khứ, khi nhận thức được sự lạc hậu của mình về công nghệ trong những lĩnh vực chiến lược, liên quan đến an ninh quốc gia.
Cuộc đua AI hiện nay với China, chính là trường hợp tương tự việc triển khai Dự án Manhattan những năm 1942-1946. Khi đó, nước Mỹ đã quyết định bằng mọi giá phải chiến thắng cuộc đua chế tạo bom nguyên tử. Mặc dù thực tế người Đức bắt đầu triển khai dự án bom nguyên tử của mình từ trước đó 3 năm, và đã đi trước được một quãng đường đáng kể.
Cũng tương tự, là lịch sử chương trình không gian vũ trụ Apollo (1960-1973), một chương trình nhằm phát triển những phi thuyền có người lái đưa người lên Mặt Trăng đầu tiên trên thế giới. Khi đó, mục tiêu chính của Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trụ, là bắt kịp và vượt qua Liên Xô, người đã đi trước Mỹ trong chương trình không gian vũ trụ của mình.
Tầm vóc nhiệm vụ khôi phục vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực AI, mà nước Mỹ hiện nay đang phải đối mặt, hoàn toàn có thể so sánh với hai nhiệm vụ đề cập ở trên. Và vì vậy, cực kỳ quan trọng là phải thấu hiểu được những điều kiện, mà nếu thực hiện thành công chúng, sẽ góp phần tạo một bước đột phá công nghệ mới ở quy mô quốc gia Mỹ.
Hình 1 - Số lượng các sáng chế AI trong từng lĩnh vực và giao điểm của chúng.
Hình 2 – Phân bố số lượng sáng chế theo lĩnh vực AI của các viện, trường hàng đầu thế giới.
Hình 3 – 10 quốc gia có công bố khoa học trong lĩnh vực AI được trích dẫn nhiều nhất.
Hình 4 - Phân bố theo quốc gia của 204.575 chuyên gia AI toàn cầu (trong đó Mỹ là 28.536, China là 18.232, …). Màu sắc đặc trưng cho sự phân bổ các chuyên gia AI tại 5 thành phố lớn nhất của mỗi quốc gia.
Hình 5 - Số lượng công ty làm việc trong lĩnh vực AI của các quốc gia.
(Còn tiếp).
Tôi xin phép tiếp tục câu chuyện về cuộc đua AI giữa Mỹ và China xét đến những yếu tố khác, bao gồm thể chế chính trị kinh tế, khả năng đầu tư, thị trường, ... ngày mai 15/05/2019.


Nga - Hoa


NGA VÀ CHINA – ĐÔI BẠN BẤT ĐẮC DĨ
Chào các bạn thân mến. Quan hệ Nga-Trung trong hơn 300 năm lịch sử chưa bao giờ đơn giản. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang, mối quan hệ này ngày càng phức tạp hơn.Tôi xin phép tiếp tục loạt bài về nước Nga trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Vừa qua trong chuyến đi thăm Nga đầu 06/2017, Tập Cận Bình chia sẻ nhiều điều đúng đắn, về sự lỗi thời của một thế giới đơn cực. Ông cũng nhấn mạnh rằng Moskva là nơi ông ghé thăm nhiều nhất trong những năm qua, rằng quan hệ Nga-Trung chưa bao giờ nồng ấm như hiện nay.
Đáp lại Putin lại một lần nữa khẳng định, là quan hệ Nga-Trung hiện tốt đẹp chưa từng có trong lịch sử bang giao hai nước, rằng hai nước luôn kề vai sát cánh. Ông cũng trực tiếp lên án việc Mỹ tìm mọi cách đẩy Huawei ra khỏi thị trường truyền thông quốc tế và công nghệ 5G, và coi đó là một tiền lệ xấu trong tự do thương mại quốc tế.
Trên thực tế đúng là quan hệ thương mại Nga- Trung ngày càng phát triển. Năm 2018, kim ngạch thương mại giữa Nga và China là 108 tỷ USD (tăng 27% so với năm 2017. Trong đó, nhập khẩu từ China sang Nga tăng 12% lên 43,45 tỷ USD và xuất khẩu từ Nga sang China tăng 44,3% lên 53,78 tỷ USD. Tức là khác với Việt Nam và Mỹ đang nhập siêu rất lớn từ China, hàng năm Nga xuất siêu sang China khoảng 10 tỷ USD.
Công ty Huawei và công ty MTS một trong những nhà mạng di động lớn nhất Nga đã ký một thỏa thuận cấp chính phủ về phát triển công nghệ 5G và ra mắt thí điểm các mạng truyền thông thế hệ thứ năm ở Nga vào năm 2019-2020. Lễ ký diễn ra hôm 07/06/2019 tại Điện Kremlin trước sự chứng kiến của Putin và Tập Cận Bình.
Hai công ty sẽ cùng triển khai ở Nga các công nghệ và giải pháp kỹ thuật 5G và IoT (Internet of Things) của Huawei trên cơ sở hạ tầng hiện có của MTS, cùng phát triển mạng LTE thương mại hiện có của MTS lên mức tương thích với công nghệ 5G.
Theo Alexey Kornya Chủ tịch MTS, hợp tác giữa MTS và Huawei góp phần đưa quan hệ thương mại và kinh tế Nga-Trung lên một tầm vóc mới. Ngoài MTS, các nhà mạng di động Nga hàng đầu khác như Beeline. Megaphon cũng đã ký kết ghi nhớ với Huawei. Đồng thời hiện nay, hàng chục đại học hàng đầu Nga đã và đang ký hợp đồng hợp tác R&D với tập đoàn Huawei trong nhiều lĩnh vực.
Tóm lại, hai bên đã trình diễn trước công chúng toàn thế giới, đặc biệt là công chúng Nga, China và Mỹ một mối quan hệ nồng ấm chưa từng có. Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Người Nga biết rất rõ người China và người Mỹ muốn gì ở họ, và cái giá của mình.
Đồng thời người Nga cũng hiểu rõ ràng đầy đủ, rằng China luôn là đối tác rất khó chơi và phải hết sức cảnh giác. Tôi xin phép chia sẻ một vài suy nghĩ của người Nga về “bạn vàng” China.
CHINA QUÁ THỰC DỤNG
Trong bối cảnh đó, nhiều nhà quan sát kinh tế chính trị Moskva bắt đầu dự đoán về sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong quan hệ Nga-Trung. Đương nhiên những kỳ vọng như vậy, không chỉ căn cứ vào những phát biểu của Putin hay Tập Cận Bình, mà chủ yếu vào bối cảnh quốc tế đối với Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng.
Theo quan niệm của các nhà quan sát chính trị Moskva, từ sau khi Liên Xô sụp đổ, tuy trên thực tế, Bắc Kinh luôn ủng hộ một thế giới đa cực và các quy tắc của cuộc chơi này, nhưng Bắc Kinh lại giữ một vị trí qúa thực dụng và hành xử kiểu “thao quang dưỡng hối”, nên Bắc Kinh chưa bao giờ ra mặt ủng hộ và bỏ mặc Moskva trong cuộc đối đầu với phương Tây ở Ukraina, Syria, Venezuela và Iran.
Ngoại trừ một vài trường hợp hiếm hoi Bắc Kinh ủng hộ Moskva ở Hội đồng Bảo an LHQ, nói chung Bắc Kinh luôn giữ vị thế người quan sát, như một con Khỉ khôn ngoan ngồi trên đồi ăn chuối, tích tụ công lực và thản nhiên nhìn Gấu Nga vật lộn với Ó Mỹ, báo châu Âu dưới thung lũng.
Kể từ năm 2013, Putin và Tập Cận Bình đã gặp nhau tổng cộng gần ba chục lần, mặc dù quan hệ hai quốc gia và cá nhân các nguyên thủ rất thân thiện, Putin vẫn không thuyết phục được Tập Cận Bình thay đổi thái độ thực dụng và tụt xuống từ đỉnh đồi. Đúng ra, Putin phải cảm ơn Donald Trump vì ông này đã làm được điều không tưởng này.
Những diễn biến của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cho thấy cả Mỹ và China đều hiểu sai về nhau. China không lường hết được quyết tâm “chiến” của Trump, còn Trump và cộng sự không đánh giá được khả năng chịu đòn của China và ảnh hưởng tàn phá toàn cầu của cuộc chiến này.
Về phía Bắc Kinh, vì cho rằng China chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tổng lực, lúc đầu Bắc Kinh đã cố gắng nhân nhượng, trấn an Trump bằng mọi cách, Bắc Kinh không những nhượng bộ về kinh tế, mà còn tự nguyện rời khỏi Venezuela.
Tuy nhiên, những đỏi hỏi ngày càng tăng của Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đặc biệt là cuộc tấn công trừng phạt đối với Huawei đã cho Bắc Kinh thấy rõ ý đồ Mỹ, là bằng mọi cách người Mỹ đang cố gắng ngăn chặn China không cho trở thành cường quốc công nghệ, kể cả với cái giá là phải phá vỡ trật tự thế giới hội nhập, tự do thương mại và toàn cầu hóa hiện hành.
Rõ ràng Trump đã chẳng để lại cho China nhiều lựa chọn. Và nếu China sẵn sàng “phản công tự vệ”, thì tại sao họ lại không đứng cùng chiến tuyến với nước Nga, một quốc gia đã nhiều năm đứng trên “tuyến đầu chống Mỹ” nhỉ? Tuy nhiên thực tế phức tạp hơn rất nhiều. Sự thực dụng quá mức của người China chính là “hạt sạn” tiềm ẩn thứ nhất trong quan hệ hai nước.
Có thể sẽ có một vài sáng kiến hợp tác chính trị Nga-Trung, nhưng giữa hai nước chắc chắn sẽ không có triển vọng hợp tác, không có những dự án chính trị chung lâu dài, còn quan hệ đồng minh thì lại càng không thể. Đơn giản là vì quan hệ hợp tác rất chặt chẽ giữa Nga và China hiện thời, chủ yếu dựa trên một nguyên tắc – lợi ích chung là chống Mỹ.
Nếu Trump, hoặc tổng thống Mỹ mới nào khác hiểu được rằng, chẳng việc gì phải chiến đấu cùng lúc đồng thời chống lại cả China lẫn Nga, và như vậy mặc định đưa họ vào vòng tay nhau, ông sẽ bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh và mở lại thị trường Mỹ cho hàng hóa từ China.
Chắc chắn, trong trường hợp này, các nhà lãnh đạo China sẽ lập tức vui vẻ chấp nhận hòa hoãn với Mỹ, để có điều kiện tiếp tục “thao quang dưỡng hối” tích tụ công lực cho một cuộc chiến thực sự với Mỹ trong tương lai về sau.
NGA VÀ CHINA ĐỊNH HƯỚNG KHÁC NHAU
“Hạt sạn” thứ hai, là khả năng hợp tác Nga-Trung bị giới hạn về địa lý và văn hóa. Tuy là hàng xóm, nhưng đã vài trăm năm nay, Nga và China ngoảnh mặt sang những hướng khác nhau. Đối với người Nga, hướng chính trong chính sách đối ngoại và quốc phòng là phía Tây. Đó là việc ngăn chặn NATO, và tạo ra một hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu. Trong định hướng này của Nga, China chẳng có vai trò gì đáng kể.
Trong khi đó, hướng ưu tiên của Bắc Kinh, là việc bành trướng sang Đông Nam Á và Đông Á. Trong những cuộc xung đột này, nước Nga chẳng có lý do gì để đứng về phía China, vì nước Nga không thể mất quan hệ tốt đẹp với Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Thực tế, lợi ích chung của Nga và China chỉ có ở khu vực Trung Á. Nơi cả Moskva lẫn Bắc Kinh, đều cùng quan tâm đến việc duy trì ảnh hưởng (sự phụ thuộc của các nước này vào mình) trong khu vực, cũng như bảo vệ các quốc gia khu vực này, chống lại các mối đe dọa xuất phát ra từ Afghanistan.
Thực tế hiện nay Nga và China chưa có xung đột ở khu vực này và đang hợp tác làm việc. Lý do là vì người China hiểu rõ rằng, việc kéo khu vực này ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của Nga là vô nghĩa, vì tiềm ẩn nguy hiểm bất ổn cho China. Vì vậy, dù người China có thể tìm mọi cách mua và thao túng nền kinh tế các nước này, nhưng thôn tính thì không. Đơn giản là vì ở dân chúng địa phương Trung Á, tình cảm chống China rất mãnh liệt.
Tình cảm này vừa có tính lịch sử truyền thống, vừa xuất phát từ việc dân chúng khu vực này, lo ngại rơi vào số phận của những người anh em Uyghur ở Khu tự trị Tân Cương. Đồng thời cũng liên quan đến thái độ kẻ cả, thiếu tôn trọng đối tác của các doanh nghiệp China đang làm việc ở đây. Tóm lại, trong tương lai gần, người China chưa thể nghĩ đến việc kéo khu vực này ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của Nga, vì họ chưa sẵn sàng chiến đấu cùng lúc với cả Mỹ lẫn Nga.
HỢP TÁC LÀM ĂN NGA-TRUNG KHÔNG DỄ
“Hạt sạn” thứ ba, là quan hệ hợp tác kinh tế Nga-Trung không dễ dàng. Bề ngoài triển vọng hợp tác kinh tế Nga-Trung có vẻ rất hấp dẫn. Putin hồ hởi nói về việc kim ngạch thương mại giữa Nga và China đã tăng hơn 100 tỷ USD, còn các doanh nhân China tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersbur luôn gợi ý, rằng họ có thể chuyển một phần sản xuất ở China sang Nga, để tránh 25% thuế hàng hóa nhập khẩu từ China vào Mỹ. Đồng thời giá thành hàng hóa sản xuất một số mặt hàng ở Nga có thể thấp hơn, nhờ giá vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu thấp.
Về nguyên tắc mọi sự rất ok. Tiếc rằng thực tế hợp tác kinh tế Nga-Trung đầy những vướng mắc, sự không tương thích xuất phát từ cả hai phía. Thứ nhất, đó là sự thiếu quan tâm, quan liêu, chây ỳ và phá bĩnh của các quan chức địa phương Nga. Các doanh nhân Trung Quốc thường xuyên kể những câu chuyện sống động, về việc quan chức chính quyền địa phương Nga rất biết cách phá bĩnh các dự án đầu tư.
Những quan chức địa phương Nga không hề quan tâm đến việc phát triển cơ sở hạ tầng, họ không tìm cách tạo ra những điều kiện hấp dẫn đối với doanh nghiệp nước ngoài. Tóm lại, họ chẳng làm bất cứ điều gì, để các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy thoải mái, an toàn và có lợi cho mình.
Thứ hai, bản thân người Trung Quốc có một sơ đồ kinh doanh ở nước ngoài rất quái dị. Xin đơn cử sơ đồ kinh doanh du lịch China ở Nga. Người ta đã từng báo cáo lên tận Điện Kremlin, về một cuộc xâm thực chưa từng có của khách du lịch China đến St. Petersburg. Các công ty du lịch China đã từng bao tiêu toàn bộ một chuyến tầu Moskva-St. Petersburg. Sau đó, một đoàn hàng ngàn du khách China đã lũ lượt diễu hành qua các phố thủ đô phương Bắc.
Tuy nhiên lúc đó trong báo cáo, chính quyền St. Petersburg quên đề cập đến một chi tiết quan trọng, là thực tế thành phố St. Petersburg không có thu nhập đáng kể từ các vị khách này. Lý do là vì phần lớn du khách China đến Nga theo tour của các công ty lữ hành China. Ở Moskva và St. Petersburg, họ ở trong các khách sạn China, ăn uống và mua sắm đồ lưu niệm trong các nhà hàng, cửa hàng China trong một chu kỳ khép kín sử dụng đồng Yuan.
Thực ra, điều này không có gì mới, người Trung Quốc đã quen làm việc ở nhiều nước khác theo đúng một sơ đồ như vậy, nếu họ được phép. Thậm chí, người China còn đưa công nhân China sang các doanh nghiệp nước ngoài của mình. Tóm lại, nước Nga sẽ chỉ có thể tận dụng được lợi thế có từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, nếu biết bảo vệ nghiêm nhặt lợi ích của mình trong những dự án kinh tế với China.
Ở đây vấn đề không phải ở chỗ sử dụng công nhân China, mà là phải đạt được giá trị gia tăng đáng kể trong các dự án sản xuất có vốn China. Nếu không, những dự án này rất dễ trở thành các cơ sở chế biến thô, đơn thuần góp phần gia tăng khối lượng nguyên liệu xuất khẩu sang China.
So sánh quan hệ hợp tác kinh tế Nga-Trung với hợp tác kinh tế với Nga-Phương Tây, các nhà phân Moskva nhận định, rằng hiện nay thực tế quan hệ kinh tế Nga-Trung đang cân bằng. Nhưng trong mối quan hệ này, China hiện đang đóng vai trò dẫn dắt, điều làm giới kinh doanh Nga và Điện Kremlin rất khó chịu, nhưng không làm gì được.
Vì khác với phương Tây trước 2014 (Nga sáp nhập Crimea), đối với nước Nga, China chẳng phải là nguồn cung ứng công nghệ mới, cũng chẳng hề là nguồn tín dụng rẻ và dài hạn.
THAY CHO LỜI KẾT
Tóm lại đối với nước Nga, China tuyệt nhiên không thể thay thế phương Tây. Bây giờ điều này đã trở thành hiển nhiên đối với tất cả mọi người. Nếu năm 2014 (Nga sáp nhập Crimea), một số người Nga vẫn còn đôi chút ảo tưởng về điều này, thì hiện nay những ảo tưởng này đã hoàn toàn biến mất.
Theo các nhà phân tích chính trị kinh tế Moskva, tuy việc xoay chuyển tình thế không dễ dàng, nhưng không có nghĩa là nước Nga nhất thiết phải trở thành một chư hầu cung ứng nguyên liệu thô cho China. Trong Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang leo thang hiện nay và trong cuộc Chiến tranh Lạnh Mỹ-Trung dự kiến sắp tới, nền kinh tế Nga có vẻ không có nhiều CƠ, nhưng cũng lại ít NGUY.
Vậy nước Nga phải làm gì để có thể hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc xung đột Mỹ-Trung đang leo thang? Thứ nhất, theo các ẩn sỹ Moskva, người Nga phải nhận thức rõ ràng, đầy đủ và dứt khoát là hiện nay China đang cần Nga hơn, là Nga cần China. Tất cả các giao dịch và đàm phán với China nhất thiết phải tiến hành trên nền tảng tương quan này. Thứ hai, tuyệt đối không để bị lôi cuốn vào các cuộc chiến không cần thiết cho mình.
Thứ ba quan trọng nhất, là có lẽ đã đến lúc chú Gấu Nga dù bị thương, nhưng vẫn đủ sức bảo vệ lợi ích của mình, phải leo lên đồi dành lấy quả chuối từ tay con Khỉ, đuổi con Khỉ xuống thung lũng chiến đấu với Ó Mỹ, xem nó giỏi tự bảo vệ đến đâu? Tốt nhất là phải bắt Khỉ chiến đấu với Ó Mỹ, không những để bảo vệ quyền lợi của mình, mà phải bảo vệ cả quyền lợi của Gấu.
PS. Thật là ngây thơ khi nghĩ rằng “PUTIN LÀM CHƯ HẦU TẬP CẬN BÌNH”, như một tác giả đã đặt tên cho bài viết của mình hiện đang lan truyền và được chú ý trên MXH Việt ngữ.
Thứ nhất theo định nghĩa, Chư hầu là một từ xuất phát từ chữ Hán (諸侯), trong nghĩa hẹp của chữ Hán dùng từ thời Tam Đại ở Trung Quốc (gồm nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu) để chỉ tình trạng các vua chúa của các tiểu quốc bị phụ thuộc, phải phục tùng một vua chúa lớn mạnh hơn làm thiên tử thống trị tối cao. Các nước nhỏ có sự thừa nhận chính thức vị thế chư hầu trước một nước lớn và được gọi là “nước chư hầu”.
Tại châu Âu trong chế độ phong kiến thời trung cổ mối quan hệ chư hầu (vassal) tồn tại ở dạng các lãnh chúa địa phương tuyên thệ trung thành với vua. Trong thời đại hiện nay chư hầu được sử dụng theo nghĩa bóng, dùng để chỉ tình trạng nước nhỏ phụ thuộc lộ liễu vào nước lớn nào đó, với mức độ phụ thuộc khác nhau.
Chẳng hạn, trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, có thể gọi Hàn Quốc, Thái Lan, Philippenes là những chư hâu của Mỹ, các nước này đã phải “chiều” Mỹ, cho phép Mỹ lập căn cứ quân sự ở nước mình và đưa quân vào tham chiến ở Việt Nam (dù trường hợp Thái Lan, Philippenes chỉ tượng trưng). Nhưng Singapore nhỏ bé tránh được việc này.
Hay là trong thờ kỳ Chiến tranh Lạnh, những nước Đông Âu thành viên khối Hiệp ước Warszawa đã phải “chiều” Liên Xô đưa quân vào Hungary 1956 và Tiệp Khắc 1968.
Thứ hai, theo các tiêu chí trên, việc khẳng định Putin (Nga) làm chư hầu cho Tập Cận Bình (China) là không đúng về mặt định nghĩa, và lại càng không đúng về mặt thực tế. China chẳng có con bài tẩy nào để ép, “dụ” được người Nga làm chư hầu của mình.
Đồng thời, người Nga chẳng yêu, mà lại càng chẳng sợ China đến mức “tự nguyện” làm chư hầu, như đã đề cập ở trên. Ngoài ra, như tôi đã trình bầy trong bài “Những lựa chọn lich sử của Mông Cổ”, 3 triệu dân Mông Cổ không có ý định làm chư hầu cho ai cả, và hình như Nga và China cũng không ép được họ.
Cuối cùng là sự lưa chọn văn minh. Trong các câu chuyện riêng tư, các bạn Nga của tôi luôn khẳng định, rằng đối với họ, khác với các giá trị văn minh China xa lạ, vừa rất “khó hiểu, vừa rất khó tiêu hóa”, những giá trị của văn hóa Châu Âu, kể cả tự do dân chủ nhân quyền, cũng như văn hóa chính trị và thể chế, đều gần gũi và dễ tiếp nhận hơn rất nhiều.
Vì vậy, họ tuyên bố rằng, trong thời gian vài năm trước mắt có thế (?) Nga sẽ hợp tác chiến thuật với China để chống lại bá quyền của nước Mỹ ”ngạo mạn”.
Nhưng về lâu dài, Nga sẽ hợp tác chiến lược với Mỹ và Phương Tây để chống lại sự trỗi dậy “không hòa bình” của China, bảo vệ các giá trị phổ quát của nhân loại về tự do dân chủ và nhân quyền. Thật là tiếc cho tác giả bài viết “PUTIN LÀM CHƯ HẦU TẬP CẬN BÌNH”.
TAM TRAN





Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

Tàu khựa

Tư duy của triều đình Trung Hoa coi Anh quốc chỉ là “phiên thuộc” cuối thế kỉ 18, đầu TK 19 và hệ quả
Cuối thế kỉ 18, Anh là cường quốc hải quân số 1 ở châu. Tuy nhiên khi phái đoàn ngoại giao Anh lần đầu tiên tới Bắc Kinh để thiết lập quan hệ với nhà Thanh, họ đã thất bại. Lý do, triều đình Trung Hoa không biết Anh quốc là nước nào, nằm xa đến đâu và quan trọng nhất, trong tư duy của quan lại và Hoàng đế Trung Hoa, Anh quốc cũng là “phiên thuộc” xa xôi đang muốn đến “xin làm chư hầu” và “mong cầu ân huệ” từ Hoàng đế Trung Hoa.
Năm 1793-1794, một phái đoàn Anh do George McCartney dẫn đầu đến Bắc Kinh nhằm mang thông điệp của vua Anh (Vua George III) tới Hoàng đế Trung Hoa (vua Càn Long) rằng London muốn “hai nước đặt sứ thần thường trú lẫn nhau và Anh muốn được tiếp cận thương mại các cảng dọc bờ biển Trung Quốc (TQ)”.
Anh lúc này đang là thế lực hải quân và thương mại hạng nhất ở châu Âu, các nước ở châu Âu lúc đó được Anh coi là “cửa dưới” còn các tiểu lục địa mênh mông như Bắc Mỹ, Ấn Độ, Úc đang là thuộc địa của Anh. Việc cử phái đoàn đến TQ với thái độ nhún nhường thể hiện sự tôn trọng rất cao của Anh dành cho TQ, nước được Anh mô tả là “dân tộc văn minh cổ xưa nhất, quy mô kinh tế lớn nhất và dân số đông nhất thế giới”.
Mccartney mang theo một nhóm chuyên gia y tế, máy móc, cơ khí, đồng hồ và các thứ như bộ phận pháo binh, đồng hồ đeo tay, khinh khí cầu nhằm gây ấn tượng với Hoàng đế TQ về lợi ích giao thương với Anh và trình độ khoa học, công nghiệp hoá của Anh lúc đó.
Phái đoàn Anh kỳ vọng chủ nhà TQ hiểu rằng họ đã tụt hậu quá xa đến vô vọng về tiến bộ văn minh công nghệ và muốn quan hệ giao thương với Anh nhằm khắc phục tụt hậu đó. Tuy nhiên, Mccartney nhầm to. Thứ nhất, Hoàng đế và quan lại TQ hoàn toàn không quan tâm vị thế của Anh là gì, công nghiệp hoá thì quá xa vời với nhận thức và hiểu biết ở TQ lúc đó và càng không hiểu những khái niệm như “thế lực hải quân” hay “thương mại công bằng” mà Anh muốn nó là cái gì. Thứ hai, TQ chỉ xem Anh như một “bộ tộc phiên” ở xa (so với phiên gần như VN, Triều Tiên) nhưng kiêu căng, ngạo mạn và dốt nát đang muốn xin xỏ ân huệ đặc biệt của Thiên tử Trung Hoa.
Mccartney được đón tiếp bằng cao lương mỹ vị và các khẩu hiệu kiểu “Đại sứ Anh mang đồ đến TIẾN CỐNG Hoàng đế Trung Hoa”. Vấn đề lớn nhất đặt ra là Mccartney được yêu cầu phải “Khấu đầu phủ phục” trước Hoàng đế “để tỏ lòng thành kính chư hầu”. Đến Vua Anh, Mccartney cũng ko phải khấu đầu phủ phục (ở Anh, khi ở trước vua là kiểu cúi đầu chào và quỳ 1 chân). Bài toán của các quan TQ đặt ra là nếu ko khấu đầu thì ko có cuộc yết kiến nào hết với Hoàng đế, không có bàn chuyện giao thương hay gì cả. Sau vài tuần bàn lên bàn xuống chuyện khấu đầu hay ko khấu đầu phủ phục, phía TQ nhượng bộ cho Mccartney thực hiện kiểu nghi lễ như ở châu Âu là cúi đầu chào quỳ một chân.
Các màn minh hoạ của Mccartney về đại bác, thấu kính, khinh khí cầu mà Mccartney tưởng sẽ “tạo ra điều kì diệu” với quan lại TQ thì ngược lại, quan lại TQ phẩy tay, đánh giá kiểu ko biết cái này tác dụng gì và “ở TQ chả xa lạ gì” (trong khi ko hề có), một thái độ trịnh thượng, hợm hĩnh, "ếch ngồi đáy giềng" mà Mccartney cố mấy cũng ko hiểu được!
Nửa tháng tiếp theo, thay vì được diện kiến Hoàng đế, ông tiếp tục được đón tiếp bằng những bữa tiệc, trò giải trí và các phiên thảo luận về nghi thức diện kiến nào là thích hợp.
Cuối cùng, sáng sớm ngày đông, Mccartney được đánh thức dậy để chuẩn bị vào diện kiến. Sau một loạt nghi lễ cầu kì, ông cũng gặp được Hoàng đế, đích thân rót rượu mời và mời ông uống cạn ly. Sau đó thay vì trao đổi về sứ thần thường trú và thương mại, Hoàng đế trao cho ông một cái hộp trong đó có một lá thư gửi Vua Anh. Buổi gặp kết thúc và Mccartney không kịp nói gì. Các quan lại nghĩ rằng mùa đông sắp đến và Mccartney cần về lại London. Họ chuẩn bị đồ đạc và tiễn ông ở Tử Cấm thành. Chuyến đi của Mccartney thất bại toàn diện và ông ngậm ngùi tay trắng trở về. Trong thư Hoàng đế Trung Hoa viết gì?
- Trung Quốc đại bại trong Chiến tranh Nha phiến, nhượng địa Hồng Kông cho Anh và sự chấm dứt Trật tự "Hoa vi trung"
Chỉ dụ của Hoàng đế Trung Hoa cho Mccartney bắt đầu bằng nhận xét về “sự nhún nhường cung kính” của Vua Anh khi gửi phái đoàn “triều cống” đến Trung Quốc (TQ), cho rằng Anh “bị thúc đẩy trước ham muốn nhún nhường muốn cùng chung hưởng những lợi ích từ nền văn minh (Trung Hoa)”, đồng thời bác bỏ các “đề xuất ngớ ngẩn” về việc cử sứ thần thường trú ở mỗi nước hay việc Anh muốn mở rộng phạm vi giao thương ngoài Quảng Châu. Chỉ dụ còn viết “Nếu tôi (Càn Long) có ra lệnh cho ngài phải tiến cống, thì hỡi Đức vua (vua Anh George III), ngài sẽ phải chấp nhận”! Mccartney thấy không có thể làm được gì hơn và quay về Anh qua Quảng Châu.
Triều đình TQ rõ ràng xa lạ với năng lực và tư duy của các nhà lãnh đạo phương Tây về khả năng sử dụng vũ lực nên họ đang đùa với lửa mà không biết. Mccartney để lại lời đánh giá:
“Một cặp tàu khu trục nhỏ của Anh sẽ đủ sức đương đầu với toàn bộ lực lượng hải quân của đế chế này... trong chưa đầy một mùa hè có thể phá huỷ toàn bộ lượng tàu bè qua lại trên các bờ biển”.
Tại châu Âu lúc này, sự trỗi dậy của nền Cộng hòa Pháp thời Napoleon I đe doạ sự cân bằng ở châu Âu và quyền lực của các thế lực phong kiến vương quyền. Anh và các nước lớn khu vực như Phổ, Áo, Nga bước vào cuộc chiến tranh 20 năm khốc liệt với Pháp. Sau khi quân Pháp đại bại tại trận chiến quyết định Waterloo năm 1815, Anh duy trì vị thế độc tôn ở châu Âu và tiếp tục quay lại cuộc phiêu lưu của mình ở châu Á.
ANH TRỞ LẠI TRUNG QUỐC
Năm 1816, phái đoàn khác của Anh do William Amherst dẫn đầu đến Bắc Kinh nhưng vấn đề mấu chốt lại là chuyện "khấu đầu" hay không khấu đầu. Amherst kiên quyết không nhượng bộ, không khấu đầu và do đó ông bị xua đuổi.
Năm 1834, Ngoại trưởng Anh Tử tước Palmeston cử phái đoàn nữa đến Bắc Kinh do sĩ quan hải quân Napier dẫn đầu, mục đích là đề nghị quan hệ ngoại giao lâu dài và xây dựng một đại sứ quán Anh thường trú tại Bắc Kinh, tiếp cận các cảng dọc bờ biển TQ. Tuy nhiên khi đến TQ Napier lại bất đồng với quan địa phương về việc nhận thư của nhau; ông Napier này sau đó bị sốt rét và không qua khỏi.
Đây là lần cuối cùng Anh chấp nhận sự từ chối. Sự phản đối của Anh với triều đình Mãn Thanh ngày càng mang tính đe doạ hơn. Sự tính toán của Anh nói riêng, các nước phương Tây nói chung, trên nền tảng đang chạy đua công nghiệp hoá và thuộc địa hoá toàn cầu, về một hệ thống quốc tế hiện đại dọc các bờ biển khắp thế giới đã đặt ra những sức ép xã hội, kinh tế, quốc phòng lên nhà nước Trung Hoa, vốn suốt mấy ngàn năm trước đó chỉ biết đến “Dĩ Hoa vi trung”, lấy Trung Quốc làm trung tâm của thế giới.
ĐỤNG ĐỘ GIỮA HAI TRẬT TỰ THẾ GIỚI
Thế giới quan ngoại giao Trung Hoa coi tất cả các nước đều là “phiên” và phải dâng “vật triều cống” là điều xa lạ hoàn toàn với các thế lực công nghiệp mới Âu châu. Các mục tiêu giao thương, tiếp xúc ngoại giao và đặt sứ quán thường trực của Anh là một tiêu chuẩn ngoại thông thường ở Âu châu được thiết lập theo Trật tự Viên 1815. Tuy nhiên, nó quá khác biệt với nhận thức của triều đình Trung Hoa không biết gì khác ngoài Trật tự thế giới kiểu Trung Hoa.
Nguy cơ xung đột với Anh mà Trung Quốc phải đối mặt ngày một tăng khi mâu thuẫn động đến các lợi ích cốt lõi của mỗi bên xung quanh vấn đề thuốc phiện. Vùng Đông Ấn Độ thuộc Anh (ngày nay là Bangladesh) là xứ trồng lượng thuốc phiện khổng lồ cho Công ty Đông Ấn Anh và rõ ràng Anh đang cần thị trường tiêu thụ lớn. Thị trường lý tưởng không gì khác là Trung Quốc. Các thương nhân Anh và những kẻ buôn lậu ở TQ tìm mọi cách nhập lậu thuốc phiện vào Trung Quốc. Ngược lại, thuốc phiện bị cấm theo luật pháp TQ. Thuốc phiện làm quốc khố hao mòn và người nghiện thì la liệt. Trọng trách xử lý vấn đề được giao cho viên quan Lâm Tắc Từ, một ông quan Nho học theo đường lối cứng rắn. Ông này đến Quảng Đông và yêu cầu tất cả phái đoàn thương mại nước ngoài phải giao nộp các thùng thuốc phiện lậu để tiêu huỷ. Ai trái lệnh sẽ bị hàng sẽ bị phong toả, người bị bắt giữ và chỉ được thả khi giao nộp thuốc phiện.
Cho rằng Trung Hoa mình là số 1, Lâm Tắc Từ còn viết thư gửi cho Nữ hoàng Anh Victoria yêu cầu huỷ bỏ việc sản xuất và trồng cây thuốc phiện suốt dọc biên giới Ấn Độ với TQ. Tuy nhiên, bức thư này dường như không bao giờ tới được tay Nữ Hoàng. Thay vào đó, cộng đồng Anh tại Quảng Châu coi đó là sự thách thức trực tiếp của Lâm Tắc Từ và kiến nghị lên Nghị viện tuyên chiến với Trung Hoa, đặc biệt sau khi Lâm Tắc Từ tịch thu và tiêu huỷ 20.000 thùng thuốc phiện của Anh (tương đương 1200 tấn) và xua đuổi thương nhân Anh khỏi Quảng Châu. Ngoại trưởng Anh Palmeston nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề và khoảng cách nhận thức đối kháng quá lớn không thể dung hoà giữa Anh và Trung Quốc. Chính quyền Anh ra lệnh hạm đội của mình bao vây các cảng chính của TQ và chặn tất cả các tàu TQ nào có thể gặp phải, bao vây cả một số điểm chiến lược của TQ. Chiến tranh Nha phiến bắt đầu.
CHIẾN TRANH NHA PHIẾN
TQ đánh giá viễn cảnh bị Anh tấn công là một đe doạ lớn, tuy nhiên TQ không đánh giá được đe doạ đó lớn đến mức nào. Tư duy quân sự kiểu cổ vẫn được TQ sử dụng, đó là đánh vào hậu cần và tiếp tế của Anh nhằm chặn đứt đường vận lương. TQ còn sử dụng biện pháp “hoả công” để đối chọi tàu Anh. Tuy nhiên, cách tiếp cận này đã trở nên vô nghĩa với lực lượng Anh gồm chiến thuyền vỏ sắt cơ động và bọc lót nhau mặt trận theo kiểu chiến tranh hiện đại.
Bị Anh phong toả sông Châu Giang, Lâm Tắc Từ vẫn viết thư gửi Nữ hoàng Anh nhưng vẫn với các ngôn từ ngạo mạn quen thuộc, coi Anh là “đám phiên xa xôi dám thách thức, sỉ nhục Đế chế TQ”, khuyên Anh nên “tự nạp mình với Thiên triều và dâng lên lòng trung thành”! Những cảm nhận sai lệch và tự phụ của Thiên triều này không có ý nghĩa gì với Anh. Những chiến thuyền cùng đại bác hiện đại và chiến thuật kiểu mới tiếp tục xuất trận với thiệt hại thảm khốc cho quân đội TQ. Lực lượng của TQ thất trận tại Chu San, Cửu Long, tiếp đó đại bại tại lưu vực sông Châu Giang, mất quyền kiểm soát Quảng Châu.
Một viên quan TQ là Kỳ Sơn, Tổng trấn Trực Lệ (vùng đệm Bắc Kinh) được điều đình với anh. Ông này đi thăm các tàu chiến TQ và nhận ra lực lượng TQ với các kiểu súng cổ, tầm bắn hạn chế (100m) còn dùng từ thời nhà Minh hoàn toàn không có cơ hội gì trước các chiến thuyền vỏ sắt cơ động di chuyển nhanh, dễ dàng đi ngược sóng và ngược gió (thuyền chiến TQ vẫn dùng buồm và di chuyển theo hướng gió và dòng nước), lại được trang bị đại pháo tiên tiến có khả năng xoay nòng về mọi hướng với độ sát thương lớn của Anh. Ông này đề ra giải pháp hoà hoãn và xoa dịu với Anh. Quân Anh đồng ý và rút bớt quân. Triều đình hướng dẫn Kỳ Anh đàm phán kéo dài nhằm giữ chân quân Anh trong khi Bắc Kinh sẽ tìm cách đối phó và tập hợp lại lực lượng. Tuy nhiên, ý đồ đấy nhanh chóng phá sản. Anh đòi thêm nhượng bộ về lãnh thổ và bồi thường. Kỳ Sơn buộc phải đồng ý với Charles Elliot, Đại tá hải quân Anh tại TQ một Hiệp ước Xuyên Tỵ với các điều khoản nhượng Hồng Kong, bồi thường chiến phí 6 triệu bạc và cho phép thương nhân Anh "làm ăn công bằng" ở Quảng Châu. Hiệp ước Xuyên Tỵ này tuy nhiên lại ko được cả hai triều đình phê chuẩn vì cho rằng bên mình đã nhượng bộ quá nhiều. Elliot và Kỳ Sơn cùng bị triệu về và bị xử phạt.
Ngoại trưởng Anh cử đại diện đàm phán mới cứng rắn hơn là Ngài Henry Pottinger, phía TQ là Hoàng tử Kỳ Anh. Pottinger phong toả thêm nhiều bến cảng, cắt đứt giao thông dọc Kênh Lớn và sông Dương Tử, đặt Nam Kinh trước nguy cơ bị tấn công.
TQ theo đuổi giải pháp hoà bình. Kỳ Anh theo đuổi giải pháp "đàm phán tình thân", lấy quan hệ cá nhân với Pottinger làm trọng, đối xử cực kỳ thân mật với Pottinger. Tuy nhiên, phong cách dùng quan hệ cá nhân kiểu này không phải thứ gần gũi với người Anh. Mặc dù giữ quan hệ cá nhân khá tốt với Kỳ Anh nhưng sức ép đàm phán Pottinger đưa ra là không đổi. Cách thức muốn quản lý tâm lý kiểu “xoa dịu phiên” của Kỳ Anh vẫn bị cụ thể hoá bằng hai Hiệp ước chính thức là Hiệp ước Nam Kinh và Hiệp ước Bogue. Ngoài 3 điều như Hiệp ước Xuyên Tỵ, TQ còn phải mở cửa thêm 4 cảng cho Anh thay vì mỗi Quảng Châu như trước, gồm thêm Ninh Ba, Thượng Hải, Hạ Môn và Phúc Châu. Anh còn được quyền duy trì phái đoàn lâu dài tại các thành phố cảng, đàm phán trực tiếp với quan lại địa phương, bỏ qua triều đình tại Bắc Kinh. Hoạt động buôn bán thuốc phiện ở TQ chỉ cần theo luật Anh ko cần theo luật TQ.
Một hiệp ước cực kỳ bất bình đẳng và thảm bại cho TQ. Tuy nhiên, theo nhà biên dịch ở TQ thế kỉ 19, Thomas Meadows, người TQ cao ngạo lại nhìn thất bại của Chiến tranh Nha phiến chỉ là nhượng bộ của Hoàng đế nhằm “xoa dịu phiên” và làm “suy yếu phiên”(!).
Trong chiến tranh Nha phiến I (9/1839-8/1842), lực lượng của Anh trong toàn cuộc chiến tranh Nha phiến chưa đến 20.000 quân và gần 40 chiến thuyền nhưng dễ dàng đánh bại lực lượng quân hơn 200.000 lính của TQ, phá huỷ hoàn toàn các chiến thuyền phương Nam của nhà Thanh đóng ở Quảng Châu. Tiếp đó quân Anh dễ dàng đánh chiếm Hạ Môn, tiếp tục tiến về phía Bắc bao vây Ninh Ba, Nam Kinh. Mối đe doạ thất thủ đã đến rất gần Bắc Kinh. Các tuyến phòng thủ và pháo đài ven sông của TQ tỏ ra lỗi thời trước sức mạnh của đạn pháo cỡ lớn và rocket từ hải quân và pháo binh Anh quốc, những hỏa lực có tầm bắn xa (200-300m), chính xác và độ sát thương lớn trong khi hỏa lực của TQ tầm bắn ngắn (100m) ko vươn tới được mục tiêu, độ sát thương thấp nên gần như không gây thiệt hại đáng kể cho Anh. Các chiến thuật của bộ binh kết hợp pháo binh cũng thể hiện sức mạnh vượt trội trước tư duy và đội hình chiến tranh kiểu cũ của TQ.
SỰ SỤP ĐỔ CỦA TRẬT TỰ THẾ GIỚI TRUNG HOA
Vấn đề lớn hơn sau Hiệp ước Nam Kinh là Mỹ, Pháp cũng theo chân Anh đòi TQ nhượng bộ và dành cho họ những ưu đãi như với Anh, nguyên tắc về sau này trở thành nguyên tắc Đãi ngộ Tối huệ quốc của quan hệ quốc tế hiện đại.
Mặc dù vẫn dùng từ “phiên” để chỉ Anh, Pháp nhưng các Hiệp ước bất bình đẳng liên tiếp phải kí trong sự bất lực cũng làm triều đình và giới tinh hoa TQ nhận ra rằng, cuộc tranh chấp ko còn chỉ là vấn đề nghi thức hay thuốc phiện mà rõ ràng là TQ đang yếu thế trước các thế lực phương Tây và Trật tự thế giới Hoa vi trung của người Trung Hoa sẽ sụp đổ, Thiên Mệnh có thể bị đánh mất.
Palmeston còn cứng rắn đến độ ép TQ phải kí thêm điều khoản bổ sung cho Hiệp ước Nam Kinh quy định rõ những từ ngữ nào được dùng để mô tả Anh và quan hệ với Anh. Từ đây, TQ mới chính thức thôi dùng các từ “phiên” hay “van xin”, “run rẩy vâng mệnh” trong các văn bản của mình khi nói về Anh.
Người Hoa lại mơ về khả năng dùng văn hóa để "Hán hoá” những kẻ xâm lược này. Nhưng người Âu khác hẳn người Á ở điểm này và toan tính của triều đình lại phá sản. Họ chỉ quan tâm khai thác lợi ích kinh tế chứ ko để ý gì đến hoà nhập phong cách sống hay văn hoá Hán, nó chỉ bị giới hạn bằng tài nguyên và lòng tham chứ không bằng quan hệ cá nhân hay sự khôn ngoan hình thức.
Tóm lại, từ 1840-1850, Vương triều Trung Hoa đã từ đỉnh cao đã trở thành đối tượng tranh giành chia chác của các thế lực thực dân phương Tây. Thảm bại trong Chiến tranh Nha phiến, nhượng Hồng Kong cho Anh, Hiệp ước bất bình đẳng Nam Kinh đã mở màn cho sự sụp đổ của Trật tự Hoa vi trung và đưa TQ vao giai đoạn "Một thế kỉ tủi nhục". Điều giá trị nhất mà giới tinh hoa TQ nhận ra sau cuộc đổ vỡ này là công nghệ và thương mại đất nước cần phải thay đổi, trên nền tảng hoà hợp các giá trị vĩ đại của TQ thì an ninh đất nước mới có thể giữ được. Điều nay 100 năm sau, tức từ năm 1950, TQ mới làm lại được với sự ra đời trước đó 1 năm của nước CHND Trung Hoa.
-----
Chung Nguyễn / ncls group
Tham khảo: “Bàn về Trung Quốc” (Henry Kissinger) & một số tài liệu khác