This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Tam quyền phân lập tại Việt Nam

Bài này sẽ khảo sát tổng quát về ba nền văn minh, chính trị hiện đại này và đưa ra đề nghị về việc tổ chức chính trị, xã hội, cùng đem lại văn hóa, văn minh theo lối nào thích hợp và tối ưu hóa nhất cho dân tộc ta trong tân thiên niên kỷ.
Việt Nam là một nước nhỏ, hiện nay diện tích chỉ bằng 1/30 Trung quốc, với số dân chỉ bằng 1/15.  Trong khoảng 3847 năm đầu tiên từ khi vua Hùng vương thứ Nhất lập Triều đại Hồng bàng, từ năm 2879 trước Công nguyên đến năm 938 sau Công nguyên, dân tộc ta bị lệ thuộc hoàn toàn vào văn hóa, văn minh Trung quốc, do phần lớn thời gian này nước ta bị người Trung hoa đô hộ, thời kỳ gần nhất kéo dài 1117 năm, từ năm 179 trước Công nguyên đến năm 938 sau Công nguyên.  

Mãi cho đến khi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán năm 938, dân ta mới được độc lập về chính trị khỏi Trung quốc, tuy về văn hóa, văn minh vẫn còn lệ thuộc nhiều.

Do đó, cách hành xử, tổ chức chính quyền, xã hội ta kể từ khi dựng nước đến nay gần như luôn luôn theo khuôn mẫu Trung quốc.

Mãi cho đến ngày nay, khi gần ba triệu dân Việt Nam ra nước ngoài định cư, học tập chuyên sâu, và làm việc trong các ngành tổ chức chính phủ tại nhiều quốc gia hiện đại nhất thế giới, một số người trong nhóm này mới có dịp khảo sát, nhìn lại quá trình dựng và giữ nước của dân tộc ta, đồng thời có tính độc lập suy xét, suy nghĩ và so sánh các phương cách tổ chức chính quyền, xã hội, cùng văn hóa và văn minh giữa ba nền văn minh hiện đại: Trung quốc, Âu châu, và Bắc Mỹ.

Bài này sẽ khảo sát tổng quát về ba nền văn minh, chính trị hiện đại này và đưa ra đề nghị về việc tổ chức chính trị, xã hội, cùng đem lại văn hóa, văn minh theo lối nào thích hợp và tối ưu hóa nhất cho dân tộc ta trong tân thiên niên kỷ.


VỀ VĂN HÓA, VĂN MINH, VÀ CHÍNH TRỊ TRUNG QUỐC

Nói về văn hóa, văn minh, và chính trị Trung quốc thì không thể không nói đến Bảy Triết gia Trung quốc, các người đã dựng nền tảng lý luận cho phong kiến Trung quốc trong suốt hơn 2500 năm qua.  Đó là Khổng tử, Lão tử, Mạnh tử, Mạc tử, Tuân tử, Hàn phi tử, và Trang tử.  Trong đó, nổi bật nhất là Khổng tử.

Khổng tử, cũng như Đức Phật Thích ca Mâu ni, cảm nhận nổi đau khổ của nhân dân và xã hội xung quanh, nhưng thay vì sáng tạo ra bất cứ hình thức giải thoát siêu việt nào về triết học, ông chỉ thúc giục mọi người tham gia vào một hình thái xã hội phong kiến do ông giúp kiến tạo.

Triết lý do Khổng tử đưa ra phần lớn tập trung vào một lối hành xử đạo đức và được chấp nhận bởi xã hội khép kín, và đó, theo ông, mới đem lại một cộng đồng, quốc gia hài hòa, hòa thuận, hòa bình.  Khổng từ thường dùng chữ "hài hòa" trong âm nhạc để so sánh với một loại hình hạnh phúc cho cá nhân và xã hội.  Một vị vua anh minh sẽ điều khiển xã hội.  Nhưng sự hòa hợp trong xã hội tùy thuộc vào đạo đức các cá nhân.  Triết học Khổng tử, theo đó, phần lớn chỉ là đề cao các loại định nghĩa đạo đức.

Nhưng các loại "định nghĩa đạo đức" do Khổng tử khởi xướng và quảng bá chỉ dùng để vĩnh viễn hóa một trật tự xã hội nhiều giai cấp, và các thành phần trong từng giai cấp bị buộc phải vĩnh viễn hóa trật tự đó cùng các điều luật lệ dùng vào việc này.  Ai làm khác đi sẽ bị chính các người trong cùng giai cấp đó khinh chê ruồng bỏ, do đó một xã hội theo Khổng tử là một xã hội bất biến, bất di bất dịch.  Điều này giải thích vì sao các xã hội, chế độ, triều đại trong đó Khổng tử có ảnh hưởng lớn thường rất bền vững và kéo dài rất lâu, qua nhiều trăm năm hoặc ngàn năm không thay đổi.

Theo Khổng tử, khả năng lãnh đạo là đức hạnh quan trọng nhất trong mọi xã hội.  Khả năng lãnh đạo đòi hỏi một sự phát triển cá nhân của người đứng đầu, từ đó sẽ đem lại khuôn mẫu tuân theo cho các người kế thừa sau này.

Khổng tử không ĐỀ NGHỊ các lề lối hành xử, mà chỉ ĐỀ LUẬT, các cá nhân và ngay cả phong trào, hội đoàn, đều không thể ra ngoài các quy luật cứng nhắc này.  Không có chỗ cho bất cứ một sự thảo luận nào, và lại càng không ai có thể phản luận, phản kháng.

Về vấn đề hành xử của các "lãnh đạo" do Khổng tử đặt ra, thì đó không phải là một hình thức nâng cao giá trị cá nhân qua việc học hỏi, rèn luyện, để đi đến chỗ hoàn thiện cá nhân.  Mà đó là, các "lãnh đạo" phải tuân theo nề nếp xã hội, phục vụ cho xã hội, và luôn bị nhấn mạnh, thúc ép, vào việc tạo ra các quan hệ xã hội theo khuôn mẫu định sẵn trong gia đình, liên hệ với chính quyền, và giữa các cấp chính quyền. 

Xã hội và Quốc gia, theo Khổng tử, chẳng qua chỉ là một gia đình rộng lớn trong đó mọi thành phần đều có chỗ đứng, địa vị được xếp đặt, ai ra ngoài địa vị này đều vi phạm rất nhiều khế ước xã hội, quốc gia và do đó phải bị trừng phạt nặng.

Các "lãnh đạo", theo Khổng tử, có rất nhiều.  Họ là lãnh đạo gia đình thuộc lối gia trưởng, là lãnh đạo khu xóm, thôn, làng, quận, huyện, hội đoàn, chùa chiền, nhóm các chùa chiền, trường học và nhóm các trường học, quan huyện, tri phủ, v.v... Hầu như mọi người ai ai cũng là "lãnh đạo" theo một lối nào đó, ai thấp bé nhất vẫn là lãnh đạo gia đình họ - với điều kiện tất cả lãnh đạo đều là Nam giới.

Vì vậy, "đạo đức" và "hoàn thiện cá nhân" theo lối Khổng tử phải luôn luôn được hiểu trên phương diện giá trị của một xã hội hài hòa, chứ không trên căn bản giá trị thành tựu cá nhân.  Nói khác đi, theo Khổng tử, trong một xã hội hài hòa, một quốc gia yên vui tốt đẹp, các cá nhân không được quyền có cá tánh, có thành tựu cá nhân, mà tất cả mọi thành viên, mọi công dân, đều phải làm việc cho một tập thể nào đó mà người đó được sắp đặt vào ngay từ khi sinh ra.  Các thành viên được thưởng hay bị phạt đa số vì hành động của tập thể mà người đó làm "lãnh đạo" hoặc phụ thuộc vào, chứ không vì hành động cá nhân của chính họ.

Để so sánh, theo Do thái giáo, Thiên Chúa giáo, và Hồi giáo, trong khi rất quan tâm đến việc thi hành lề luật Thượng đế, thường hay nhấn mạnh chủ nghĩa cá nhân và sự thành đạt của từng linh hồn cá nhân (mọi người chỉ chịu trách nhiệm cho hành động cá nhân mình trước Thượng đế). 

Nói tóm lại, theo Khổng tử, các công dân trong một quốc gia đều không có tâm hồn, nguyện vọng cá nhân như bên Tây phương, bởi vì các cá nhân đều không thể được tách rời ra khỏi vai trò và quan hệ xã hội của họ. 


VỀ VĂN HÓA, VĂN MINH, VÀ CHÍNH TRỊ ÂU CHÂU VÀ HOA KỲ

Văn hóa, văn minh, và chính trị tại châu Âu và Bắc Mỹ đa dạng hơn tại Đông Á (bài này không xét về văn minh Trung Đông) rất nhiều, và do nhiều ngàn triết gia, xã hội gia, chính trị gia, kinh tế gia, khoa học gia, v.v... qua nhiều thời đại đóng góp chứ không đơn điệu như tại Đông Á chỉ do một số nhỏ người đứng đầu, sau đó tất cả nhóm còn lại chỉ làm việc phục vụ cho các tư tưởng đứng đầu, đa số do Bảy Triết gia Trung quốc lập nên từ hơn 2000 năm trước.

Về chính trị, phát xuất từ Plato đã có tinh thần Cộng hòa, một hình thức Dân chủ sơ khai được viết ra vào khoảng năm 380 trước Công nguyên.  Trong quyển " Nền Cộng hòa" (the Republic), tựa đề ban đầu là "Politeia" tức "sự quản trị của Thành phố và Tiểu bang" ("city-state governance"), Plato viết về các lời đối thoại tranh luận về ý nghĩa của Công lý và đào sâu suy nghĩ về việc một người chính trực có hạnh phúc hơn một người bất chính hay không, trong một xã hội được quản trị bởi một nhà vua và cũng là nhà triết học.

Trải qua một ngàn năm, và nhiều nền chính trị tại Hy lạp và La mã, kết thúc bằng việc Đế chế La mã bị diệt vong năm 476, hệ thống chính trị do một số đại diện nhân dân quyết định chính sách dần dần được hình thành.  Từ "Senate" (Thượng viện) là do chữ "senex" mà ra, có nghĩa "old man" (người đàn ông lớn tuổi).  Trong thể chế này, một số người đàn ông có uy tín trong xã hội được cho vào tham gia việc hoạch định chính sách, tuy quyết định cuối cùng vẫn do vị vua quyết định.

Tuy nhiên, sau khi Đế chế La mã bị diệt vong, Âu châu không còn hình thức Thượng viện, mãi cho đến năm 1748, Montesquieu mới xuất bản quyển Tinh thần Luật pháp (L'esprit des lois) trong đó ông đưa ra hình thức Tam quyền Phân lập, thể chế Thượng viện mới lại được làm cho sống lại.

Bước tiến vĩ đại mà Charles de Secondat, Baron de Montesquieu đem lại cho chính trị Tây phương - từ đó đem lại văn hóa, văn minh Tây phương - trong hơn 250 năm qua đó là việc loại bỏ thành phần cai trị độc quyền, độc tôn, và thay vào đó là một lối quản trị đầy Tinh thần Luật pháp. 

Để viết quyển sách này, Montesquieu bỏ ra gần 20 năm nghiên cứu chính trị học, luật pháp học, xã hội học, nhân chủng học, với trên 3000 đoạn trích dẫn.  Montesquieu đề cao một xã hội trong tương lai nơi Hiến pháp làm điều luật cao nhất, có Tam quyền Phân lập, bãi bỏ chế độ nô lệ, phát triển và gìn giữ tự do dân sự và luật pháp, cùng ý tưởng rằng các định chế chính trị và luật pháp đều phải phản ảnh đặc tính xã hội và địa lý của từng vùng nơi dân chúng tại đó bị ảnh hưởng bởi các điều trên đây.

Tam quyền Phân lập chỉ là một phần của công trình Tinh thần Luật pháp.  Theo thể chế này, chính phủ phải được chia ra làm ba ngành Hành pháp, Lập pháp, và Tư pháp.  Cả ba ngành phải riêng biệt và phụ thuộc vào nhau như một cổ máy có ba bộ phận riêng biệt nhưng cả ba phải cùng hoạt động thì bộ máy mới hoạt động được.  Không một bộ phận nào quan trọng hơn bộ phận nào, hoặc có thể mạnh hơn một hoặc cả hai bộ phận kia cộng lại, ngược lại bất cứ hai bộ phận nào cộng lại cũng không thể mạnh hơn và từ đó triệt tiêu bộ phận thứ ba.

Đây là một tư tưởng rất mới vào thời đó, có tính trừu tượng rất cao.  Tuy được rất nhiều người và quốc gia đón nhận với lòng nhiệt thành, nhưng cũng phải mất đến 41 năm sau, năm 1789, lần đầu tiên trên thế giới một chính phủ Tam quyền Phân lập mới ra đời tại Hiệp chủng Quốc Hoa kỳ, với việc phê chuẩn Hiến pháp đầu tiên và duy nhất của quốc gia này vào năm 1788, và cuộc bầu Tổng thống đầu tiên kéo dài từ ngày 15 tháng 12 năm 1788 đến ngày 10 tháng 1 năm 1789. 

Tinh thần Luật pháp đã vượt Đại Tây dương, qua Lục địa mới, Tổng thống George Washington là người cầm ngọn cờ Hành pháp đầu tiên trong lịch sử nhân loại trong tinh thần Tam quyền Phân lập.

Theo Tinh thần Luật pháp, trong một nền Cộng hòa Dân chủ, nhân dân nắm quyền cao nhất.  Nhân dân quản trị quốc gia bằng việc bầu ra các Bộ trưởng và Thượng nghị sĩ.  Nguyên tắc cốt yếu của nền Cộng hòa Dân chủ là đạo đức chính trị, điều này có nghĩa mọi người phải "yêu luật pháp và yêu quốc gia họ", bao gồm Hiến pháp do chính họ lập ra.  Hình thái chính phủ trong nền Cộng hòa Dân chủ, do đó, phải bao gồm việc ứng cử và bầu cử tự do, và phải lấy đó làm căn bản để tạo lập và gìn giữ Dân chủ.  Dân chủ và Bầu cử đi song song, hổ trợ cho nhau.

Điều cần phải làm để bảo vệ nguyên tắc cốt yếu trên đây vượt quá nhiều hạn định thông thường, và đòi hỏi các điều rất cao xa, cao cả.  Theo quan điểm của Montesquieu, đạo đức chính trị bị đòi hỏi bởi một nền Cộng hòa Dân chủ đích thực không đến một cách tự nhiên, mà cần phải có một sự ưu tiên cho lợi ích quần chúng trên lợi ích cá nhân.  Đạo đức này hạn chế sự tham vọng thành đạt cá nhân, hạnh phúc cá nhân, để phục vụ cách tốt nhất cho quốc gia và quần chúng nhân dân.

Để thực hiện điều hạn chế - chứ không hoàn toàn chối bỏ - các tham vọng cá nhân, việc giáo dục nhân văn cho toàn dân là điều cần thiết.  Nền Cộng hòa Dân chủ phải giáo dục công dân rằng họ phải đặt lợi ích họ cùng chung với lợi ích quốc gia, chỉ khi đó người dân mới hoạt động trước hết vì lợi ích quốc gia, qua đó cùng đem lại lợi ích cho riêng cá nhân họ. 

Nền Giáo dục này cũng cần dạy dỗ cho công dân phải nên ngăn chận việc tăng cường lợi ích cá nhân họ khi các lợi ích này làm thiệt hại lợi ích công cộng.

Một tinh thần thượng tôn luật pháp bao trùm các quốc gia có nền Cộng hòa Dân chủ được thiết lập theo hình thái Tam quyền Phân lập.  Một khi điều gì đã thành LUẬT, nhân dân phải triệt để tuân theo, vì lẽ nhân dân đã góp phần tích cực, trực tiếp và gián tiếp, vào quá trình làm luật qua việc bầu ra Lập pháp.

Hành pháp chẳng qua chỉ thực thi pháp luật, cho dù theo hình thức của Montesquieu nơi nhân dân bầu chọn các vị Bộ trưởng, hay theo hình thức bên Nhật bản nơi nhân dân bầu Thủ tướng và Thủ tướng chọn Bộ trưởng, hoặc theo cách bên Hoa kỳ nơi nhân dân chọn Tổng thống và Tổng thống chọn Bộ trưởng. 

Tư pháp, đứng đầu bởi Tối cao Pháp viện, độc lập nhưng cùng hợp tác và giám sát Lập pháp và Hành pháp, để cả Tam Quyền cùng hoạt động nhịp nhàng trong bộ máy chính phủ. 

TAM QUYỀN PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM DÂN QUỐC

Do hoàn cảnh lịch sử và địa lý nằm kế cạnh Trung quốc, nhân dân ta trong suốt 4888 năm qua chưa có dịp ngồi lại để suy nghĩ về một hình thức chính phủ quốc gia ngoài tầm nhìn hạn chế chỉ trong nội địa Trung quốc.  Lá cờ quốc gia Việt Nam hiện nay là một phần nhỏ cờ Trung quốc.  Ba Tôn chỉ "độc lập, tự do, hạnh phúc" là hoàn toàn từ câu "Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc" thuộc chính sách Tam Dân của Bác sĩ Tôn Dật Tiên bên Trung quốc.  Chế độ Cộng sản tại Việt Nam hiện nay rập khuôn theo chế độ Cộng sản Trung quốc.

Dân tộc Lạc Hồng chúng ta còn bám đuôi người Trung hoa cho đến bao giờ?

Thực tế đã cho thấy, quốc gia nào theo tư tưởng Khổng tử và sáu Đại Triết gia khác của Trung quốc đều là các quốc gia kém văn minh, kém nhân quyền, thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng chót nhất thế giới.  Lý do chính là vì như trên đã liệt kê, tư tưởng Khổng tử hạn chế tự do cá nhân một cách triệt để, không cho phép nhân dân quyền vượt quá giai cấp họ sinh ra, từ đó hạn chế sáng kiến cá nhân, hạn chế các đột phá kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học. 

Nếu không có văn minh Tây phương, ngày nay người dân Trung quốc và Việt Nam còn đi xe ngựa, thắp đèn dầu, mang giày rơm, uống nước giếng.  Tuổi thọ trung bình chỉ 40 tuổi như hồi đầu thế kỷ 20, khi chưa có vắc xin chống dịch bệnh, và mọi loại bệnh đều được chữa bằng thuốc Nam, thuốc Bắc hoàn toàn không có căn cứ và chứng minh khoa học.

Trong khi đó, nền văn minh châu Âu và Bắc Mỹ, đặt nền tảng triệt để trên tự do cá nhân trong khung cảnh thượng tôn luật pháp, nơi nhân dân tham gia vào việc làm luật, hành xử luật, và kiểm tra các việc hành xử này, người ta sống trước hết là hạnh phúc hơn, có nhân quyền cao hơn, và thu nhập cao hơn hẳn các quốc gia còn nặng tư tưởng Khổng tử. 

Hiến pháp 7, sau khi đã xem xét và nghiên cứu kỷ lưỡng nhiều nền văn hóa, văn minh, chính trị thế giới, nay đề nghị nhân dân Việt Nam suy nghĩ và bầu chọn một đường lối chính trị và quản trị quốc gia mới cho Tổ quốc ta trong tân thiên niên kỷ. 

Trong khi chúng ta chưa thể tự lập một hình thái chính trị cho riêng mình, nay bước đầu chúng ta phải học hỏi từ nước ngoài, với sự suy xét và thảo luận chứ không mù quáng và rập khuôn, rồi từ từ trong vài chục, vài trăm năm sắp tới sẽ "Việt Nam hóa" hệ thống chính trị cho phù hợp hơn với tâm linh và hoàn cảnh kinh tế, xã hội nước ta.

Hiến pháp 7 học hỏi và áp dụng các tư tưởng triết học chính trị, triết học xã hội siêu việt nhất trong gần 2500 năm nay kể từ khi Socrates bên Hy lạp bắt đầu suy nghĩ về đạo đức (ethics), đức tính (virtue), hạnh phúc, và nói chung là về ý nghĩa cuộc sống con người trong xã hội.  Sau đó học về Nền Cộng hòa theo Plato, tư tưởng "lợi ích quần chúng là điều luật cao nhất của quốc gia" (Salus populi suprema lex esto) của Cicero, các tư tưởng thuộc Thời đại Khai sáng của Descartes, Mostesquieu, Franklin, Goethe, Haydn, Hobbes, Hooke, Hume, Jefferson, Kant, Madison, Rousseau, Smith (Adam), Voltaire, và sau này là John Stuart Mill. 

Thư Quốc gia số 41 này đặc biệt nhấn mạnh các khái niệm về Tam Quyền Phân lập của Montesquieu, trong đó nhiều vấn đề cần bàn thảo liên quan đến thiết lập một chính phủ theo thể chế này sẽ là đề tài cho các Thư Quốc gia số 33-48. 

Chúng ta sẽ "đốt giai đoạn" rất nhiều, một bước từ Phong kiến Đảng chủ lên Cộng hòa Dân chủ, trong khi các quốc gia tiên phong đã phải tốn rất nhiều thời gian, ngay tại Hoa kỳ chỉ một câu "mỗi người một lá phiếu" là đã bao gồm biết bao công khó, tranh đấu, hơn 175 năm kể từ cuộc bầu cử đầu tiên năm 1788 đến Martin Luther King Jr. hậu bán thế kỷ 20 mới xong. 

Trong bước đường học hỏi, HP7 cũng có một vài sáng kiến nho nhỏ, sẽ được giải thích sau, trong các bài Thư Quốc gia kế tiếp.

Một trong các sáng kiến đó là các vị Thượng Thẩm phán trong Tối cao Pháp viện cũng do dân bầu ra tại Việt Nam Dân quốc.  Điều này Dân chủ hơn tại Hoa kỳ và nhiều quốc gia khác nơi các Thượng Thẩm phán do một hội đồng nào đó chỉ định, hoặc Tổng thống đề cử và Quốc hội bỏ phiếu. 

Do đó, Việt Nam Dân quốc dưới Hiến pháp 7 sẽ hoàn toàn có Tam Quyền Phân lập, nơi Ba Ngành trong chính phủ hoàn toàn độc lập lẫn nhau, trong khi cùng giữ chung các nguyên tắc khác trong việc hợp tác và giám sát lẫn nhau để cùng hoạt động nhịp nhàng trong bộ máy chính phủ quốc gia và địa phương sau này.

- Nhân dân Việt Nam -