Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

Tàu khựa

Tư duy của triều đình Trung Hoa coi Anh quốc chỉ là “phiên thuộc” cuối thế kỉ 18, đầu TK 19 và hệ quả
Cuối thế kỉ 18, Anh là cường quốc hải quân số 1 ở châu. Tuy nhiên khi phái đoàn ngoại giao Anh lần đầu tiên tới Bắc Kinh để thiết lập quan hệ với nhà Thanh, họ đã thất bại. Lý do, triều đình Trung Hoa không biết Anh quốc là nước nào, nằm xa đến đâu và quan trọng nhất, trong tư duy của quan lại và Hoàng đế Trung Hoa, Anh quốc cũng là “phiên thuộc” xa xôi đang muốn đến “xin làm chư hầu” và “mong cầu ân huệ” từ Hoàng đế Trung Hoa.
Năm 1793-1794, một phái đoàn Anh do George McCartney dẫn đầu đến Bắc Kinh nhằm mang thông điệp của vua Anh (Vua George III) tới Hoàng đế Trung Hoa (vua Càn Long) rằng London muốn “hai nước đặt sứ thần thường trú lẫn nhau và Anh muốn được tiếp cận thương mại các cảng dọc bờ biển Trung Quốc (TQ)”.
Anh lúc này đang là thế lực hải quân và thương mại hạng nhất ở châu Âu, các nước ở châu Âu lúc đó được Anh coi là “cửa dưới” còn các tiểu lục địa mênh mông như Bắc Mỹ, Ấn Độ, Úc đang là thuộc địa của Anh. Việc cử phái đoàn đến TQ với thái độ nhún nhường thể hiện sự tôn trọng rất cao của Anh dành cho TQ, nước được Anh mô tả là “dân tộc văn minh cổ xưa nhất, quy mô kinh tế lớn nhất và dân số đông nhất thế giới”.
Mccartney mang theo một nhóm chuyên gia y tế, máy móc, cơ khí, đồng hồ và các thứ như bộ phận pháo binh, đồng hồ đeo tay, khinh khí cầu nhằm gây ấn tượng với Hoàng đế TQ về lợi ích giao thương với Anh và trình độ khoa học, công nghiệp hoá của Anh lúc đó.
Phái đoàn Anh kỳ vọng chủ nhà TQ hiểu rằng họ đã tụt hậu quá xa đến vô vọng về tiến bộ văn minh công nghệ và muốn quan hệ giao thương với Anh nhằm khắc phục tụt hậu đó. Tuy nhiên, Mccartney nhầm to. Thứ nhất, Hoàng đế và quan lại TQ hoàn toàn không quan tâm vị thế của Anh là gì, công nghiệp hoá thì quá xa vời với nhận thức và hiểu biết ở TQ lúc đó và càng không hiểu những khái niệm như “thế lực hải quân” hay “thương mại công bằng” mà Anh muốn nó là cái gì. Thứ hai, TQ chỉ xem Anh như một “bộ tộc phiên” ở xa (so với phiên gần như VN, Triều Tiên) nhưng kiêu căng, ngạo mạn và dốt nát đang muốn xin xỏ ân huệ đặc biệt của Thiên tử Trung Hoa.
Mccartney được đón tiếp bằng cao lương mỹ vị và các khẩu hiệu kiểu “Đại sứ Anh mang đồ đến TIẾN CỐNG Hoàng đế Trung Hoa”. Vấn đề lớn nhất đặt ra là Mccartney được yêu cầu phải “Khấu đầu phủ phục” trước Hoàng đế “để tỏ lòng thành kính chư hầu”. Đến Vua Anh, Mccartney cũng ko phải khấu đầu phủ phục (ở Anh, khi ở trước vua là kiểu cúi đầu chào và quỳ 1 chân). Bài toán của các quan TQ đặt ra là nếu ko khấu đầu thì ko có cuộc yết kiến nào hết với Hoàng đế, không có bàn chuyện giao thương hay gì cả. Sau vài tuần bàn lên bàn xuống chuyện khấu đầu hay ko khấu đầu phủ phục, phía TQ nhượng bộ cho Mccartney thực hiện kiểu nghi lễ như ở châu Âu là cúi đầu chào quỳ một chân.
Các màn minh hoạ của Mccartney về đại bác, thấu kính, khinh khí cầu mà Mccartney tưởng sẽ “tạo ra điều kì diệu” với quan lại TQ thì ngược lại, quan lại TQ phẩy tay, đánh giá kiểu ko biết cái này tác dụng gì và “ở TQ chả xa lạ gì” (trong khi ko hề có), một thái độ trịnh thượng, hợm hĩnh, "ếch ngồi đáy giềng" mà Mccartney cố mấy cũng ko hiểu được!
Nửa tháng tiếp theo, thay vì được diện kiến Hoàng đế, ông tiếp tục được đón tiếp bằng những bữa tiệc, trò giải trí và các phiên thảo luận về nghi thức diện kiến nào là thích hợp.
Cuối cùng, sáng sớm ngày đông, Mccartney được đánh thức dậy để chuẩn bị vào diện kiến. Sau một loạt nghi lễ cầu kì, ông cũng gặp được Hoàng đế, đích thân rót rượu mời và mời ông uống cạn ly. Sau đó thay vì trao đổi về sứ thần thường trú và thương mại, Hoàng đế trao cho ông một cái hộp trong đó có một lá thư gửi Vua Anh. Buổi gặp kết thúc và Mccartney không kịp nói gì. Các quan lại nghĩ rằng mùa đông sắp đến và Mccartney cần về lại London. Họ chuẩn bị đồ đạc và tiễn ông ở Tử Cấm thành. Chuyến đi của Mccartney thất bại toàn diện và ông ngậm ngùi tay trắng trở về. Trong thư Hoàng đế Trung Hoa viết gì?
- Trung Quốc đại bại trong Chiến tranh Nha phiến, nhượng địa Hồng Kông cho Anh và sự chấm dứt Trật tự "Hoa vi trung"
Chỉ dụ của Hoàng đế Trung Hoa cho Mccartney bắt đầu bằng nhận xét về “sự nhún nhường cung kính” của Vua Anh khi gửi phái đoàn “triều cống” đến Trung Quốc (TQ), cho rằng Anh “bị thúc đẩy trước ham muốn nhún nhường muốn cùng chung hưởng những lợi ích từ nền văn minh (Trung Hoa)”, đồng thời bác bỏ các “đề xuất ngớ ngẩn” về việc cử sứ thần thường trú ở mỗi nước hay việc Anh muốn mở rộng phạm vi giao thương ngoài Quảng Châu. Chỉ dụ còn viết “Nếu tôi (Càn Long) có ra lệnh cho ngài phải tiến cống, thì hỡi Đức vua (vua Anh George III), ngài sẽ phải chấp nhận”! Mccartney thấy không có thể làm được gì hơn và quay về Anh qua Quảng Châu.
Triều đình TQ rõ ràng xa lạ với năng lực và tư duy của các nhà lãnh đạo phương Tây về khả năng sử dụng vũ lực nên họ đang đùa với lửa mà không biết. Mccartney để lại lời đánh giá:
“Một cặp tàu khu trục nhỏ của Anh sẽ đủ sức đương đầu với toàn bộ lực lượng hải quân của đế chế này... trong chưa đầy một mùa hè có thể phá huỷ toàn bộ lượng tàu bè qua lại trên các bờ biển”.
Tại châu Âu lúc này, sự trỗi dậy của nền Cộng hòa Pháp thời Napoleon I đe doạ sự cân bằng ở châu Âu và quyền lực của các thế lực phong kiến vương quyền. Anh và các nước lớn khu vực như Phổ, Áo, Nga bước vào cuộc chiến tranh 20 năm khốc liệt với Pháp. Sau khi quân Pháp đại bại tại trận chiến quyết định Waterloo năm 1815, Anh duy trì vị thế độc tôn ở châu Âu và tiếp tục quay lại cuộc phiêu lưu của mình ở châu Á.
ANH TRỞ LẠI TRUNG QUỐC
Năm 1816, phái đoàn khác của Anh do William Amherst dẫn đầu đến Bắc Kinh nhưng vấn đề mấu chốt lại là chuyện "khấu đầu" hay không khấu đầu. Amherst kiên quyết không nhượng bộ, không khấu đầu và do đó ông bị xua đuổi.
Năm 1834, Ngoại trưởng Anh Tử tước Palmeston cử phái đoàn nữa đến Bắc Kinh do sĩ quan hải quân Napier dẫn đầu, mục đích là đề nghị quan hệ ngoại giao lâu dài và xây dựng một đại sứ quán Anh thường trú tại Bắc Kinh, tiếp cận các cảng dọc bờ biển TQ. Tuy nhiên khi đến TQ Napier lại bất đồng với quan địa phương về việc nhận thư của nhau; ông Napier này sau đó bị sốt rét và không qua khỏi.
Đây là lần cuối cùng Anh chấp nhận sự từ chối. Sự phản đối của Anh với triều đình Mãn Thanh ngày càng mang tính đe doạ hơn. Sự tính toán của Anh nói riêng, các nước phương Tây nói chung, trên nền tảng đang chạy đua công nghiệp hoá và thuộc địa hoá toàn cầu, về một hệ thống quốc tế hiện đại dọc các bờ biển khắp thế giới đã đặt ra những sức ép xã hội, kinh tế, quốc phòng lên nhà nước Trung Hoa, vốn suốt mấy ngàn năm trước đó chỉ biết đến “Dĩ Hoa vi trung”, lấy Trung Quốc làm trung tâm của thế giới.
ĐỤNG ĐỘ GIỮA HAI TRẬT TỰ THẾ GIỚI
Thế giới quan ngoại giao Trung Hoa coi tất cả các nước đều là “phiên” và phải dâng “vật triều cống” là điều xa lạ hoàn toàn với các thế lực công nghiệp mới Âu châu. Các mục tiêu giao thương, tiếp xúc ngoại giao và đặt sứ quán thường trực của Anh là một tiêu chuẩn ngoại thông thường ở Âu châu được thiết lập theo Trật tự Viên 1815. Tuy nhiên, nó quá khác biệt với nhận thức của triều đình Trung Hoa không biết gì khác ngoài Trật tự thế giới kiểu Trung Hoa.
Nguy cơ xung đột với Anh mà Trung Quốc phải đối mặt ngày một tăng khi mâu thuẫn động đến các lợi ích cốt lõi của mỗi bên xung quanh vấn đề thuốc phiện. Vùng Đông Ấn Độ thuộc Anh (ngày nay là Bangladesh) là xứ trồng lượng thuốc phiện khổng lồ cho Công ty Đông Ấn Anh và rõ ràng Anh đang cần thị trường tiêu thụ lớn. Thị trường lý tưởng không gì khác là Trung Quốc. Các thương nhân Anh và những kẻ buôn lậu ở TQ tìm mọi cách nhập lậu thuốc phiện vào Trung Quốc. Ngược lại, thuốc phiện bị cấm theo luật pháp TQ. Thuốc phiện làm quốc khố hao mòn và người nghiện thì la liệt. Trọng trách xử lý vấn đề được giao cho viên quan Lâm Tắc Từ, một ông quan Nho học theo đường lối cứng rắn. Ông này đến Quảng Đông và yêu cầu tất cả phái đoàn thương mại nước ngoài phải giao nộp các thùng thuốc phiện lậu để tiêu huỷ. Ai trái lệnh sẽ bị hàng sẽ bị phong toả, người bị bắt giữ và chỉ được thả khi giao nộp thuốc phiện.
Cho rằng Trung Hoa mình là số 1, Lâm Tắc Từ còn viết thư gửi cho Nữ hoàng Anh Victoria yêu cầu huỷ bỏ việc sản xuất và trồng cây thuốc phiện suốt dọc biên giới Ấn Độ với TQ. Tuy nhiên, bức thư này dường như không bao giờ tới được tay Nữ Hoàng. Thay vào đó, cộng đồng Anh tại Quảng Châu coi đó là sự thách thức trực tiếp của Lâm Tắc Từ và kiến nghị lên Nghị viện tuyên chiến với Trung Hoa, đặc biệt sau khi Lâm Tắc Từ tịch thu và tiêu huỷ 20.000 thùng thuốc phiện của Anh (tương đương 1200 tấn) và xua đuổi thương nhân Anh khỏi Quảng Châu. Ngoại trưởng Anh Palmeston nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề và khoảng cách nhận thức đối kháng quá lớn không thể dung hoà giữa Anh và Trung Quốc. Chính quyền Anh ra lệnh hạm đội của mình bao vây các cảng chính của TQ và chặn tất cả các tàu TQ nào có thể gặp phải, bao vây cả một số điểm chiến lược của TQ. Chiến tranh Nha phiến bắt đầu.
CHIẾN TRANH NHA PHIẾN
TQ đánh giá viễn cảnh bị Anh tấn công là một đe doạ lớn, tuy nhiên TQ không đánh giá được đe doạ đó lớn đến mức nào. Tư duy quân sự kiểu cổ vẫn được TQ sử dụng, đó là đánh vào hậu cần và tiếp tế của Anh nhằm chặn đứt đường vận lương. TQ còn sử dụng biện pháp “hoả công” để đối chọi tàu Anh. Tuy nhiên, cách tiếp cận này đã trở nên vô nghĩa với lực lượng Anh gồm chiến thuyền vỏ sắt cơ động và bọc lót nhau mặt trận theo kiểu chiến tranh hiện đại.
Bị Anh phong toả sông Châu Giang, Lâm Tắc Từ vẫn viết thư gửi Nữ hoàng Anh nhưng vẫn với các ngôn từ ngạo mạn quen thuộc, coi Anh là “đám phiên xa xôi dám thách thức, sỉ nhục Đế chế TQ”, khuyên Anh nên “tự nạp mình với Thiên triều và dâng lên lòng trung thành”! Những cảm nhận sai lệch và tự phụ của Thiên triều này không có ý nghĩa gì với Anh. Những chiến thuyền cùng đại bác hiện đại và chiến thuật kiểu mới tiếp tục xuất trận với thiệt hại thảm khốc cho quân đội TQ. Lực lượng của TQ thất trận tại Chu San, Cửu Long, tiếp đó đại bại tại lưu vực sông Châu Giang, mất quyền kiểm soát Quảng Châu.
Một viên quan TQ là Kỳ Sơn, Tổng trấn Trực Lệ (vùng đệm Bắc Kinh) được điều đình với anh. Ông này đi thăm các tàu chiến TQ và nhận ra lực lượng TQ với các kiểu súng cổ, tầm bắn hạn chế (100m) còn dùng từ thời nhà Minh hoàn toàn không có cơ hội gì trước các chiến thuyền vỏ sắt cơ động di chuyển nhanh, dễ dàng đi ngược sóng và ngược gió (thuyền chiến TQ vẫn dùng buồm và di chuyển theo hướng gió và dòng nước), lại được trang bị đại pháo tiên tiến có khả năng xoay nòng về mọi hướng với độ sát thương lớn của Anh. Ông này đề ra giải pháp hoà hoãn và xoa dịu với Anh. Quân Anh đồng ý và rút bớt quân. Triều đình hướng dẫn Kỳ Anh đàm phán kéo dài nhằm giữ chân quân Anh trong khi Bắc Kinh sẽ tìm cách đối phó và tập hợp lại lực lượng. Tuy nhiên, ý đồ đấy nhanh chóng phá sản. Anh đòi thêm nhượng bộ về lãnh thổ và bồi thường. Kỳ Sơn buộc phải đồng ý với Charles Elliot, Đại tá hải quân Anh tại TQ một Hiệp ước Xuyên Tỵ với các điều khoản nhượng Hồng Kong, bồi thường chiến phí 6 triệu bạc và cho phép thương nhân Anh "làm ăn công bằng" ở Quảng Châu. Hiệp ước Xuyên Tỵ này tuy nhiên lại ko được cả hai triều đình phê chuẩn vì cho rằng bên mình đã nhượng bộ quá nhiều. Elliot và Kỳ Sơn cùng bị triệu về và bị xử phạt.
Ngoại trưởng Anh cử đại diện đàm phán mới cứng rắn hơn là Ngài Henry Pottinger, phía TQ là Hoàng tử Kỳ Anh. Pottinger phong toả thêm nhiều bến cảng, cắt đứt giao thông dọc Kênh Lớn và sông Dương Tử, đặt Nam Kinh trước nguy cơ bị tấn công.
TQ theo đuổi giải pháp hoà bình. Kỳ Anh theo đuổi giải pháp "đàm phán tình thân", lấy quan hệ cá nhân với Pottinger làm trọng, đối xử cực kỳ thân mật với Pottinger. Tuy nhiên, phong cách dùng quan hệ cá nhân kiểu này không phải thứ gần gũi với người Anh. Mặc dù giữ quan hệ cá nhân khá tốt với Kỳ Anh nhưng sức ép đàm phán Pottinger đưa ra là không đổi. Cách thức muốn quản lý tâm lý kiểu “xoa dịu phiên” của Kỳ Anh vẫn bị cụ thể hoá bằng hai Hiệp ước chính thức là Hiệp ước Nam Kinh và Hiệp ước Bogue. Ngoài 3 điều như Hiệp ước Xuyên Tỵ, TQ còn phải mở cửa thêm 4 cảng cho Anh thay vì mỗi Quảng Châu như trước, gồm thêm Ninh Ba, Thượng Hải, Hạ Môn và Phúc Châu. Anh còn được quyền duy trì phái đoàn lâu dài tại các thành phố cảng, đàm phán trực tiếp với quan lại địa phương, bỏ qua triều đình tại Bắc Kinh. Hoạt động buôn bán thuốc phiện ở TQ chỉ cần theo luật Anh ko cần theo luật TQ.
Một hiệp ước cực kỳ bất bình đẳng và thảm bại cho TQ. Tuy nhiên, theo nhà biên dịch ở TQ thế kỉ 19, Thomas Meadows, người TQ cao ngạo lại nhìn thất bại của Chiến tranh Nha phiến chỉ là nhượng bộ của Hoàng đế nhằm “xoa dịu phiên” và làm “suy yếu phiên”(!).
Trong chiến tranh Nha phiến I (9/1839-8/1842), lực lượng của Anh trong toàn cuộc chiến tranh Nha phiến chưa đến 20.000 quân và gần 40 chiến thuyền nhưng dễ dàng đánh bại lực lượng quân hơn 200.000 lính của TQ, phá huỷ hoàn toàn các chiến thuyền phương Nam của nhà Thanh đóng ở Quảng Châu. Tiếp đó quân Anh dễ dàng đánh chiếm Hạ Môn, tiếp tục tiến về phía Bắc bao vây Ninh Ba, Nam Kinh. Mối đe doạ thất thủ đã đến rất gần Bắc Kinh. Các tuyến phòng thủ và pháo đài ven sông của TQ tỏ ra lỗi thời trước sức mạnh của đạn pháo cỡ lớn và rocket từ hải quân và pháo binh Anh quốc, những hỏa lực có tầm bắn xa (200-300m), chính xác và độ sát thương lớn trong khi hỏa lực của TQ tầm bắn ngắn (100m) ko vươn tới được mục tiêu, độ sát thương thấp nên gần như không gây thiệt hại đáng kể cho Anh. Các chiến thuật của bộ binh kết hợp pháo binh cũng thể hiện sức mạnh vượt trội trước tư duy và đội hình chiến tranh kiểu cũ của TQ.
SỰ SỤP ĐỔ CỦA TRẬT TỰ THẾ GIỚI TRUNG HOA
Vấn đề lớn hơn sau Hiệp ước Nam Kinh là Mỹ, Pháp cũng theo chân Anh đòi TQ nhượng bộ và dành cho họ những ưu đãi như với Anh, nguyên tắc về sau này trở thành nguyên tắc Đãi ngộ Tối huệ quốc của quan hệ quốc tế hiện đại.
Mặc dù vẫn dùng từ “phiên” để chỉ Anh, Pháp nhưng các Hiệp ước bất bình đẳng liên tiếp phải kí trong sự bất lực cũng làm triều đình và giới tinh hoa TQ nhận ra rằng, cuộc tranh chấp ko còn chỉ là vấn đề nghi thức hay thuốc phiện mà rõ ràng là TQ đang yếu thế trước các thế lực phương Tây và Trật tự thế giới Hoa vi trung của người Trung Hoa sẽ sụp đổ, Thiên Mệnh có thể bị đánh mất.
Palmeston còn cứng rắn đến độ ép TQ phải kí thêm điều khoản bổ sung cho Hiệp ước Nam Kinh quy định rõ những từ ngữ nào được dùng để mô tả Anh và quan hệ với Anh. Từ đây, TQ mới chính thức thôi dùng các từ “phiên” hay “van xin”, “run rẩy vâng mệnh” trong các văn bản của mình khi nói về Anh.
Người Hoa lại mơ về khả năng dùng văn hóa để "Hán hoá” những kẻ xâm lược này. Nhưng người Âu khác hẳn người Á ở điểm này và toan tính của triều đình lại phá sản. Họ chỉ quan tâm khai thác lợi ích kinh tế chứ ko để ý gì đến hoà nhập phong cách sống hay văn hoá Hán, nó chỉ bị giới hạn bằng tài nguyên và lòng tham chứ không bằng quan hệ cá nhân hay sự khôn ngoan hình thức.
Tóm lại, từ 1840-1850, Vương triều Trung Hoa đã từ đỉnh cao đã trở thành đối tượng tranh giành chia chác của các thế lực thực dân phương Tây. Thảm bại trong Chiến tranh Nha phiến, nhượng Hồng Kong cho Anh, Hiệp ước bất bình đẳng Nam Kinh đã mở màn cho sự sụp đổ của Trật tự Hoa vi trung và đưa TQ vao giai đoạn "Một thế kỉ tủi nhục". Điều giá trị nhất mà giới tinh hoa TQ nhận ra sau cuộc đổ vỡ này là công nghệ và thương mại đất nước cần phải thay đổi, trên nền tảng hoà hợp các giá trị vĩ đại của TQ thì an ninh đất nước mới có thể giữ được. Điều nay 100 năm sau, tức từ năm 1950, TQ mới làm lại được với sự ra đời trước đó 1 năm của nước CHND Trung Hoa.
-----
Chung Nguyễn / ncls group
Tham khảo: “Bàn về Trung Quốc” (Henry Kissinger) & một số tài liệu khác

0 nhận xét:

Đăng nhận xét