Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Immiserizing growth: Tăng trưởng bần cùng hóa


3-9-2012 (VF) – Immiserizing growth (tiếng Việt: tăng trưởng bần cùng hóa) là một học thuyết lần đầu được đưa bởi Jagdish Bhagwati vào năm 1958. Nó phát biểu rằng sự tăng trưởng của một quốc gia có thể chạm tới một ngưỡng mà tại đó đất nước trở nên xấu đi so với trước ngưỡng này. Nếu tăng trưởng của một quốc gia quá phụ thuộc xuất khẩu, sẽ dẫn tới tình trạng giảm tỷ giá thương mại (terms of trades – TOT) của nước xuất khẩu. Trong một số trường hợp, sự sụt giảm này sẽ lớn hơn phần tăng trưởng thu được.
Johnson (1955) trong một nghiên cứu độc lập với Bhagwati (1958) đã chứng minh rằng: tăng trưởng bần cùng hóa có thể xảy ra khi có các điều kiện như : tăng trưởng mạnh mẽ nhờ xuất khẩu phải được kết hợp với những đường cong cung cầu tương đối dốc đứng, dẫn tới sự thay đổi trong tỷ giá thương mại đủ lớn để làm giảm tác động trực tiếp của sự tăng lên trong năng lực sản xuất của một quốc gia. Và sự bóp méo thị trường bằng hàng rào thuế quan có thể dẫn tới những thiệt hại từ tăng trưởng.

GS. Jagdish Bhagwati – ĐH Columbia (Mỹ)

Hầu hết các nhà kinh tế học đều mong rằng khái niệm bần cùng hóa mang nhiều tính học thuyết hơn là vấn đề thực mà thế giới phải đối đầu.
Thực tế, câu chuyện của Trung Quốc có thể là một minh họa cho học thuyết này. Tăng trưởng nóng ở TQ đã làm tăng cầu thế giới đối với các nguyên vật liệu thô như than đá, quặng sắt, dầu và đồng. Kết quả là giá cân bằng của thế giới tăng lên. Những quốc gia xuất khẩu các mặt hàng này như Canada, Brazil và Australia sẽ gặp thuận lợi nhưng đó lại là tin xấu với những quốc gia đang nhập khẩu chúng như TQ hay Ấn Độ. Và khi giá cả đầu vào ở các quốc gia này tăng, giá thành sản phẩm tăng sẽ khiến cho giá cả của hầu hết các hàng hóa xuất khẩu cũng tăng lên tương ứng. Tình trạng này sẽ làm giảm tỷ giá thương mại (TOT) ở các nước đang phát triển và làm giảm xuất khẩu – động lực chính của tăng trưởng ở các quốc gia này. Cuối cùng, sự tăng lên về chi phí đầu vào có thể khiến cho tăng trưởng kinh tế chững lại, và đó chính là tăng trưởng bần cùng hóa.
Từ đó có thể rút ra kết luận: không cứ tăng trưởng nhờ gia tăng các hoạt động xuất khẩu là tốt, nếu cứ tăng xuất khẩu mà không quan tâm tới các vấn đề kinh tế xã hội xung quanh nó thì đến một ngày chính sự tăng cường xuất khẩu đó sẽ quay lại làm tồi tệ hơn nền kinh tế.
Một học thuyết từ những năm 60 của thế kỷ trước nhưng rất đáng để các quốc gia ở thế kỷ XXI soi lại mình.
 http://www.vietfin.net/immiserizing-growth-tang-truong-ban-cung-hoa/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét