04/09/2012 05:13 (GMT+7)
Nhóm lợi ích ở Việt Nam rất đa dạng, phức tạp và chưa được xác định rõ - Minh họa: Khều.
“Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu” là tên gọi bản báo cáo về kinh tế vĩ mô 2012,
được Nhóm Tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô thực hiện trong khuôn khổ dự
án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách
kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ
của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP).
Báo cáo gồm 7 chương, do TS. Tô Trung Thành và ThS. Nguyễn Trí Dũng chủ biên, được xây dựng hàng năm với cách viết “thân thiện” với Đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách, nhằm tổng kết và đánh giá diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới, phân tích chuyên sâu một số vấn đề và chính sách kinh tế vĩ mô nổi bật trong năm, đồng thời thảo luận những vấn đề mang tính trung và dài hạn đối với nền kinh tế, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách thiết thực (độc giả có thể tham khảo báo cáo đầy đủ trên trang web của Ủy ban Kinh tế Quốc hội tại địa chỉ www.ecna.gov.vn).
Dưới tiêu đề “Đổi mới tư duy và cải cách thể chế những yêu cầu từ thực tiễn”, TS. Lê Đăng Doanh, ngay trong phần mở đầu Chương 7 của báo cáo này, đã nhắc lại lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương lần thứ 3, rằng phải khắc phục “tư duy nhiệm kỳ” và “lợi ích nhóm” trong đầu tư công trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư.
Thời gian gần đây, hai khái niệm này cũng đã được nhắc đến ở không ít diễn đàn, như là một lực cản trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và sự phát triển của đất nước.
Trong bài viết gửi đến VnEconomy ngay trước phiên khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 vào đầu năm 2011, TS. Trần Du Lịch cũng đã nhận định, đổi mới thể chế kinh tế là việc làm tốn kém ít, hiệu quả cao. Nhưng ở một diễn đàn sau đó về tái cơ cấu nền kinh tế, ông đã phải nhấn mạnh rằng việc này cũng khó làm nhất, vì liên quan đến lợi ích của từng địa phương, từng ngành và từng nhóm lợi ích.
Còn mới đây, khi chất vấn Tổng thanh tra Chính phủ về yếu kém trong phòng chống tham nhũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cũng đặt vấn đề: “Năng lực không thiếu, tổ chức bộ máy không thiếu, quyết tâm không thiếu nhưng vẫn không phát hiện được tham nhũng, phải chăng có vấn đề về lợi ích nhóm, về bao che trong đội ngũ cán bộ?”.
Trở lại với bài viết của TS. Lê Đăng Doanh, đặt trong yêu cầu cần khắc phục lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ để cải cách thể chế, ông phân tích một điển hình của mô hình tăng trưởng theo chiều rộng hiện nay, đó là tất cả các tỉnh, thành đều chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng thật cao, càng cao chứng tỏ tinh thần cách mạng tiến công, sự sáng tạo, chủ động của lãnh đạo địa phương càng lớn.
Chính vì vậy, nên tỉnh nào cũng lập khu, cụm công nghiệp, bến cảng, sân bay với hiệu quả rất thấp về kinh tế - xã hội, nhưng lại rất có lợi cho lợi ích nhóm, ăn chênh lệch giá đất. Nếu không thay đổi tư duy này và các luật có liên quan như Luật Đất đai thì khó có thể tác động đến “tư duy nhiệm kỳ” và “lợi ích nhóm”.
Dành khá nhiều dung lượng để nói về khái niệm thứ hai, ông Doanh dẫn định nghĩa của Wikipedia tiếng Việt, “nhóm lợi ích” là một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức cùng chia sẻ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách tác động vào các chính sách của chính phủ. Là những nhóm vận động hành lang hay cửa hậu (lobby) để tạo ra hay thay đổi những luật lệ và cách thực thi có lợi cho phe nhóm mình, nhằm tạo dựng một vài đặc quyền, đặc lợi để thụ hưởng.
Ở các nước có luật về lobby, các nhóm lợi ích hình thành và hoạt động công khai như nhóm doanh nghiệp, tài chính - ngân hàng, công đoàn, hiệp hội, truyền thông,... nhằm tác động tới các chính sách của Quốc hội và Chính phủ một cách công khai và hợp pháp. Họ vận động qua nhiều kênh khác nhau, sử dụng các chuyên gia và công ty tư vấn.
Còn ở Việt Nam, theo quan sát của ông Doanh, vì những lý do về thể chế, pháp luật và truyền thống nhóm lợi ích ở Việt Nam chưa có kênh tác động chính thức đến quá trình soạn thảo, ban hành luật pháp của Quốc hội và chính sách của Chính phủ, quá trình vận động chưa được công khai và luật hóa, nên nhóm lợi ích ở Việt Nam rất đa dạng, phức tạp và chưa được xác định rõ.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đầu tiên đã công khai nêu đích danh “nhóm lợi ích” trong bài phát biểu kết thúc Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 10/10/2011, vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo nhìn nhận của ông Doanh thì, lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển… Những hoạt động này len lỏi cả vào các hoạt động rất trí thức và cao sang như nghiên cứu khoa học, cấp bằng, mua điểm, chấm luận án.
Ông Doanh cũng “khen” những nhóm lợi ích ở Việt Nam hoạt động rất linh hoạt, theo từng vụ, việc, vây quanh một số cá nhân nhất định. Lợi dụng tính thiếu công khai, minh bạch, các nhóm lợi ích thường tiếp xúc theo “quan hệ” cá nhân, với chất kết dính là lợi ích tiền bạc. Ông lấy một câu “thành ngữ” hiện đại nhằm thể hiện các nhóm lợi ích như sau: “Thứ nhất tiền tệ, thứ nhì hậu duệ, thứ ba quan hệ, thứ tư mới đến trí tuệ” để mô tả nhóm lợi ích trong bổ nhiệm cán bộ. Lợi ích càng lớn thì nhóm lợi ích hoạt động càng mạnh. Luật pháp càng lỏng lẻo hay quyền lực ít bị giám sát thì nhóm lợi ích hoạt động càng trắng trợn, liều lĩnh.
“Nhóm lợi ích ở Việt Nam hoạt động trong một không gian chủ yếu phi chính thức, bất hợp pháp, trong không ít trường hợp có quan hệ đến buôn lậu hay các hoạt động có tính chất phạm pháp ở mức độ khác nhau. Việc xác định bản chất, hình thức, phạm vi hoạt động của các loại nhóm lợi ích khác nhau cần được đầu tư, nghiên cứu thêm trong thời gian tới để làm rõ những lỗ hổng hay khe hở luật pháp để các nhóm lợi ích lợi dụng”, ông viết.
Đề nghị này của ông Doanh có lẽ cũng không còn sớm, cho dù đến tận thời điểm này, lợi ích nhóm vẫn còn là khái niệm được sử dụng khá e dè.
Mới đây, trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng nói ông không muốn dùng từ “lợi ích nhóm” mà báo chí nói nhiều bởi vì bản thân dân tộc ta hay dùng từ "lợi ích cục bộ", chúng ta đã quen dùng từ đó từ khi còn bao cấp đến giờ.
"Do vậy, có những lợi ích cục bộ điều đó cũng dễ hiểu giữa một nhóm cổ đông của ngân hàng, giữa các đối tượng khác nhau trong nhóm cổ đông đó, có thể vì quyền lợi của họ, đôi khi họ có những tranh chấp nhất định", ông Bình nói.
Theo dõi phiên chất vấn trong vai trò cử tri, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vietin, đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng Trương Phước Ánh đã bày tỏ ngạc nhiên khi Thống đốc không sử dụng từ "nhóm lợi ích". Theo ông Ánh, đó chính là một thực tế và cũng là một nguyên nhân quan trọng làm "động lực" cho những tiêu cực dẫn đến những khó khăn hiện nay của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.
Cũng theo vị doanh nhân này, khái niệm nhóm lợi ích hiện đang được đề cập phổ biến, được hiểu là sự chi phối tiêu cực của một nhóm người, nhóm doanh nghiệp, ngành có lợi ích tương đối thống nhất, gần gũi nhau, liên kết nhau và được thực hiện một cách bất minh thông qua những tác động chính sách mà công luận không thể giám sát được, pháp luật không điều chỉnh được. Một cách công bằng, khái niệm nhóm lợi ích phải được hiểu rộng hơn. Trong xã hội hiện đại, khi tồn tại nhiều giai tầng, nhiều ngành nghề, nhiều tuyến lợi ích đan xen, lúc thì thống nhất, lúc thì mâu thuẫn nhau về lợi ích trong việc chịu tác động của chính sách của nhà nước, thì việc tồn tại các nhóm lợi ích là một thực tế phải chấp nhận.
“Vấn đề là, cần phải nhìn nhận thực tế này để có thể có một kiến giải đúng đắn làm cơ sở cho việc xây dựng những cơ chế pháp luật theo hướng công khai, minh bạch, nhằm quản lý tác động của các nhóm lợi ích, phát huy mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực của tác động của các nhóm lợi ích lên việc hoạch định chính sách, đồng thời bảo vệ những nhóm lợi ích yếu thế trong xã hội”, ông nói.
Báo cáo gồm 7 chương, do TS. Tô Trung Thành và ThS. Nguyễn Trí Dũng chủ biên, được xây dựng hàng năm với cách viết “thân thiện” với Đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách, nhằm tổng kết và đánh giá diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới, phân tích chuyên sâu một số vấn đề và chính sách kinh tế vĩ mô nổi bật trong năm, đồng thời thảo luận những vấn đề mang tính trung và dài hạn đối với nền kinh tế, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách thiết thực (độc giả có thể tham khảo báo cáo đầy đủ trên trang web của Ủy ban Kinh tế Quốc hội tại địa chỉ www.ecna.gov.vn).
Dưới tiêu đề “Đổi mới tư duy và cải cách thể chế những yêu cầu từ thực tiễn”, TS. Lê Đăng Doanh, ngay trong phần mở đầu Chương 7 của báo cáo này, đã nhắc lại lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương lần thứ 3, rằng phải khắc phục “tư duy nhiệm kỳ” và “lợi ích nhóm” trong đầu tư công trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư.
Thời gian gần đây, hai khái niệm này cũng đã được nhắc đến ở không ít diễn đàn, như là một lực cản trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và sự phát triển của đất nước.
Trong bài viết gửi đến VnEconomy ngay trước phiên khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 vào đầu năm 2011, TS. Trần Du Lịch cũng đã nhận định, đổi mới thể chế kinh tế là việc làm tốn kém ít, hiệu quả cao. Nhưng ở một diễn đàn sau đó về tái cơ cấu nền kinh tế, ông đã phải nhấn mạnh rằng việc này cũng khó làm nhất, vì liên quan đến lợi ích của từng địa phương, từng ngành và từng nhóm lợi ích.
Còn mới đây, khi chất vấn Tổng thanh tra Chính phủ về yếu kém trong phòng chống tham nhũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cũng đặt vấn đề: “Năng lực không thiếu, tổ chức bộ máy không thiếu, quyết tâm không thiếu nhưng vẫn không phát hiện được tham nhũng, phải chăng có vấn đề về lợi ích nhóm, về bao che trong đội ngũ cán bộ?”.
Trở lại với bài viết của TS. Lê Đăng Doanh, đặt trong yêu cầu cần khắc phục lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ để cải cách thể chế, ông phân tích một điển hình của mô hình tăng trưởng theo chiều rộng hiện nay, đó là tất cả các tỉnh, thành đều chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng thật cao, càng cao chứng tỏ tinh thần cách mạng tiến công, sự sáng tạo, chủ động của lãnh đạo địa phương càng lớn.
Chính vì vậy, nên tỉnh nào cũng lập khu, cụm công nghiệp, bến cảng, sân bay với hiệu quả rất thấp về kinh tế - xã hội, nhưng lại rất có lợi cho lợi ích nhóm, ăn chênh lệch giá đất. Nếu không thay đổi tư duy này và các luật có liên quan như Luật Đất đai thì khó có thể tác động đến “tư duy nhiệm kỳ” và “lợi ích nhóm”.
Dành khá nhiều dung lượng để nói về khái niệm thứ hai, ông Doanh dẫn định nghĩa của Wikipedia tiếng Việt, “nhóm lợi ích” là một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức cùng chia sẻ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách tác động vào các chính sách của chính phủ. Là những nhóm vận động hành lang hay cửa hậu (lobby) để tạo ra hay thay đổi những luật lệ và cách thực thi có lợi cho phe nhóm mình, nhằm tạo dựng một vài đặc quyền, đặc lợi để thụ hưởng.
Ở các nước có luật về lobby, các nhóm lợi ích hình thành và hoạt động công khai như nhóm doanh nghiệp, tài chính - ngân hàng, công đoàn, hiệp hội, truyền thông,... nhằm tác động tới các chính sách của Quốc hội và Chính phủ một cách công khai và hợp pháp. Họ vận động qua nhiều kênh khác nhau, sử dụng các chuyên gia và công ty tư vấn.
Còn ở Việt Nam, theo quan sát của ông Doanh, vì những lý do về thể chế, pháp luật và truyền thống nhóm lợi ích ở Việt Nam chưa có kênh tác động chính thức đến quá trình soạn thảo, ban hành luật pháp của Quốc hội và chính sách của Chính phủ, quá trình vận động chưa được công khai và luật hóa, nên nhóm lợi ích ở Việt Nam rất đa dạng, phức tạp và chưa được xác định rõ.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đầu tiên đã công khai nêu đích danh “nhóm lợi ích” trong bài phát biểu kết thúc Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 10/10/2011, vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo nhìn nhận của ông Doanh thì, lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển… Những hoạt động này len lỏi cả vào các hoạt động rất trí thức và cao sang như nghiên cứu khoa học, cấp bằng, mua điểm, chấm luận án.
Ông Doanh cũng “khen” những nhóm lợi ích ở Việt Nam hoạt động rất linh hoạt, theo từng vụ, việc, vây quanh một số cá nhân nhất định. Lợi dụng tính thiếu công khai, minh bạch, các nhóm lợi ích thường tiếp xúc theo “quan hệ” cá nhân, với chất kết dính là lợi ích tiền bạc. Ông lấy một câu “thành ngữ” hiện đại nhằm thể hiện các nhóm lợi ích như sau: “Thứ nhất tiền tệ, thứ nhì hậu duệ, thứ ba quan hệ, thứ tư mới đến trí tuệ” để mô tả nhóm lợi ích trong bổ nhiệm cán bộ. Lợi ích càng lớn thì nhóm lợi ích hoạt động càng mạnh. Luật pháp càng lỏng lẻo hay quyền lực ít bị giám sát thì nhóm lợi ích hoạt động càng trắng trợn, liều lĩnh.
“Nhóm lợi ích ở Việt Nam hoạt động trong một không gian chủ yếu phi chính thức, bất hợp pháp, trong không ít trường hợp có quan hệ đến buôn lậu hay các hoạt động có tính chất phạm pháp ở mức độ khác nhau. Việc xác định bản chất, hình thức, phạm vi hoạt động của các loại nhóm lợi ích khác nhau cần được đầu tư, nghiên cứu thêm trong thời gian tới để làm rõ những lỗ hổng hay khe hở luật pháp để các nhóm lợi ích lợi dụng”, ông viết.
Đề nghị này của ông Doanh có lẽ cũng không còn sớm, cho dù đến tận thời điểm này, lợi ích nhóm vẫn còn là khái niệm được sử dụng khá e dè.
Mới đây, trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng nói ông không muốn dùng từ “lợi ích nhóm” mà báo chí nói nhiều bởi vì bản thân dân tộc ta hay dùng từ "lợi ích cục bộ", chúng ta đã quen dùng từ đó từ khi còn bao cấp đến giờ.
"Do vậy, có những lợi ích cục bộ điều đó cũng dễ hiểu giữa một nhóm cổ đông của ngân hàng, giữa các đối tượng khác nhau trong nhóm cổ đông đó, có thể vì quyền lợi của họ, đôi khi họ có những tranh chấp nhất định", ông Bình nói.
Theo dõi phiên chất vấn trong vai trò cử tri, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vietin, đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng Trương Phước Ánh đã bày tỏ ngạc nhiên khi Thống đốc không sử dụng từ "nhóm lợi ích". Theo ông Ánh, đó chính là một thực tế và cũng là một nguyên nhân quan trọng làm "động lực" cho những tiêu cực dẫn đến những khó khăn hiện nay của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.
Cũng theo vị doanh nhân này, khái niệm nhóm lợi ích hiện đang được đề cập phổ biến, được hiểu là sự chi phối tiêu cực của một nhóm người, nhóm doanh nghiệp, ngành có lợi ích tương đối thống nhất, gần gũi nhau, liên kết nhau và được thực hiện một cách bất minh thông qua những tác động chính sách mà công luận không thể giám sát được, pháp luật không điều chỉnh được. Một cách công bằng, khái niệm nhóm lợi ích phải được hiểu rộng hơn. Trong xã hội hiện đại, khi tồn tại nhiều giai tầng, nhiều ngành nghề, nhiều tuyến lợi ích đan xen, lúc thì thống nhất, lúc thì mâu thuẫn nhau về lợi ích trong việc chịu tác động của chính sách của nhà nước, thì việc tồn tại các nhóm lợi ích là một thực tế phải chấp nhận.
“Vấn đề là, cần phải nhìn nhận thực tế này để có thể có một kiến giải đúng đắn làm cơ sở cho việc xây dựng những cơ chế pháp luật theo hướng công khai, minh bạch, nhằm quản lý tác động của các nhóm lợi ích, phát huy mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực của tác động của các nhóm lợi ích lên việc hoạch định chính sách, đồng thời bảo vệ những nhóm lợi ích yếu thế trong xã hội”, ông nói.
http://vneconomy.vn/20120831112155300P0C9920/loi-ich-nhom-va-cai-cach-the-che.htm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét