MÔ TẢ
LỖI LẬP LUẬN (FALLACY)
Để hiểu thế nào
là một lỗi lập luận/ lỗi do suy luận sai (fallacy), người ta phải hiểu lập luận
(argument) nghĩa là gì. Nói rất ngắn gọn, một lập luận bao gồm ít nhất một tiền
đề (premise) – và một kết luận (conclusion). Tiền đề là một phát biểu/ thông
báo – một câu hoặc đúng hoặc sai (statement, từ đây gọi là “phát biểu”) – được
cung cấp để bổ trợ cho tuyên bố (claim) được đưa ra – tức là kết luận (cũng là
một câu hoặc sai hoặc đúng).
Có hai loại lập
luận chính: diễn dịch và quy nạp. Lập luận diễn dịch là lập luận mà trong đó
tiền đề cung cấp (hoặc tỏ ra cung cấp) sự bổ trợ đầy đủ cho kết luận. Lập luận
quy nạp là lập luận mà trong đó tiền đề cung cấp (hoặc tỏ ra cung cấp) một mức
độ bổ trợ nào đó (nhưng không đầy đủ) cho kết luận. Nếu các tiền đề thật sự bổ
trợ được ở mức độ cần thiết cho kết luận, thì khi đó tiền đề đó tốt. Một lập
luận diễn dịch tốt được xem như một lập luận có giá trị hiệu lực và là lập luận
mà trong đó nếu tất cả các tiền đề của nó đều đúng, thì kết luận của nó sẽ
đúng. Nếu toàn bộ lập luận đều có giá trị hiệu lực và quả thật có những tiền đề
hoàn toàn đúng, thì nó được gọi là lập luận vững chắc. Nếu nó không có giá trị
hiệu lực hoặc nó có ít nhất một tiền đề sai, thì nó không vững chắc nữa. Một
lập luận quy nạp được gọi là lập luận quy nạp mạnh (hoặc “vững chắc”). Nó sẽ là
như thế nếu tất cả các tiền đề đều đúng, và kết luận chắc chắn là đúng.
Lỗi lập luận,
nói rất khái quát, là một lỗi so suy luận sai. Lỗi này đa dạng, từ một cái sai
so với thực tế (factual error), nghĩa là chỉ đơn giản là sai về dữ kiện. Cụ thể
hơn, lỗi lập luận là “lập luận” mà trong đó tiền đề đưa ra cho kết luận không
đủ bổ trợ cho kết luận. Lỗi diễn dịch là lập luận diễn dịch không có giá trị
hiệu lực (có thể là nó có tất cả các tiền đều đúng mà vẫn bị kết luận sai). Lỗi
quy nạp ít tính hình thức hơn lỗi diễn dịch. Nó chỉ đơn giản là “lập luận” mà
có vẻ giống lập luận quy nạp, nhưng các giả thiết không đủ bổ trợ cho kết luận.
Trong trường hợp ấy, ngay cả nếu tiền đề có đúng, kết luận cũng không chắc đã
đúng.
Ví dụ về
lỗi lập luận
1. Lập luận quy
nạp
Tiền đề 1: Hầu
hết mèo Mỹ là mèo nuôi trong nhà.
Tiền đề 2: Bill
là một con mèo Mỹ
Kết luận: Bill
là mèo nuôi trong nhà.
2. Sai so với
thực tế
Columbus là thủ đô của Mỹ.
3. Lỗi diễn dịch
Tiền đề 1: Nếu
Portland là thủ phủ của Maine thì nó nằm ở Maine.
Tiền đề 2: Portland nằm ở Maine.
Kết luận: Portland là thủ phủ của Maine.
(Portland nằm ở Maine,
nhưng Augusta
mới là thủ phủ. Tuy nhiên, Portland là thành phố
lớn nhất ở Maine.)
4. Lỗi quy nạp
Tiền đề 1: Vừa
tới Ohio, tôi
đã thấy một con sóc trắng.
Kết luận: Tất cả
sóc Ohio đều
màu trắng.
(Trong khi có
rất nhiều, rất nhiều sóc ở Ohio,
sóc màu trắng cực hiếm.)
THỐNG
NHẤT THUẬT NGỮ
- Fallacy dịch là lỗi lập luận, hoặc lỗi
do suy luận; đây là một khái niệm không thông dụng lắm, và trong tiếng
Anh cũng được dùng với nhiều nghĩa. Nghĩa chủ yếu của nó là: lỗi do suy
luận sai, sai logic.
- Fallacious dịch là lập luận sai, lỗi
lập luận, sai logic, phi logic.
- Sophisticate dịch là ngụy biện (động từ:
sophisticate; danh từ: sophistication).
- Fallacy là cái sai do
suy luận sai mà ra chứ không phải bản thân việc cố tình suy luận sai, cố tình
sophisticate.
- Argument dịch là luận cứ
- Argumentation dịch là lập luận.
- Premise là tiền đề (trong triết học và ngôn
ngữ học đều thống nhất như vậy).
- Supposition dịch là giả thuyết (danh
từ). Suppose dịch là giả thiết (động từ). Chẳng
hạn, “tôi giả thiết rằng…” và “đây là một giả thuyết”.
- Statement trong logic học thường được dịch là phát biểu
ghi nhận, hoặc nói gọn là phát biểu.
- Claim dịch là ý kiến, hoặc luận cứ,
hoặc phát biểu.
- Support dịch là bổ trợ, hỗ trợ.
- Good nhiều khi dịch là khả quan nghe xuôi hơn
là tốt một chút.
- Valid trong các tài liệu triết học và logic học thường được
dịch là có giá trị hiệu lực, còn invalid là không
có giá trị hiệu lực.
- Formal trong logic học có nghĩa là tính hình thức,
ví dụ: “An inductive fallacy is less formal than a deductive fallacy” thì nên
dịch là Một lỗi suy luận quy nạp ít mang tính hình thức hơn một lỗi suy
luận diễn dịch, vì trong logic học, phép quy nạp lại mang tính hình
thức hơn là phép diễn dịch.
- Ngụy
biện: cố ý dùng
lý lẽ bề ngoài có vẻ đúng nhưng thật ra là sai, để rút ra những kết luận không
đúng sự thật
- Bao biện: chống chế nhằm thanh minh, giải thích
việc ko đúng. Bao biện là cấp độ thấp hơn của ngụy biện. Người ta nói: “nghệ
thuật ngụy biện”, “phương pháp bao biện”.
- Tư biện: nhấn mạnh đến sự giả trá của người
nói
0 nhận xét:
Đăng nhận xét