Bài viết liên quan:
+ Tổng kết tâm lý đám đông
+ Vì sao có những chế độ độc tài?
+ Gốc rễ của suy đồi văn hóa giáo dục
+ Đánh tráo khái niệm và hậu quả
+ Tư duy giáo dục bậc phổ thông
+ Tư duy giáo dục bậc đại học
+ Tư duy giáo dục chân đất
+ Tư duy giáo dục miền sơn cước
+ Tư duy và cuộc sống
+ Bạo lực học đường gắn liền với tâm lý lứa tuổi
Trong ngôn ngữ tiếng Việt, quán tính là từ miêu tả về tính ỳ hay sức ỳ của một trạng thái chuyển động của sự vật. Nó cũng có khái niệm là những phản ứng đã trở thành tự nhiên, phản xạ theo thói quen của cơ thể. Theo tôi, từ này cần được bổ sung thêm ở nghĩa tinh thần, hay nói đúng hơn cần dùng nó trong cái nghĩa của tư duy.
+ Tổng kết tâm lý đám đông
+ Vì sao có những chế độ độc tài?
+ Gốc rễ của suy đồi văn hóa giáo dục
+ Đánh tráo khái niệm và hậu quả
+ Tư duy giáo dục bậc phổ thông
+ Tư duy giáo dục bậc đại học
+ Tư duy giáo dục chân đất
+ Tư duy giáo dục miền sơn cước
+ Tư duy và cuộc sống
+ Bạo lực học đường gắn liền với tâm lý lứa tuổi
Trong ngôn ngữ tiếng Việt, quán tính là từ miêu tả về tính ỳ hay sức ỳ của một trạng thái chuyển động của sự vật. Nó cũng có khái niệm là những phản ứng đã trở thành tự nhiên, phản xạ theo thói quen của cơ thể. Theo tôi, từ này cần được bổ sung thêm ở nghĩa tinh thần, hay nói đúng hơn cần dùng nó trong cái nghĩa của tư duy.
Tư duy cũng có cái sức ỳ, tình trạng phản ứng tự nhiên thành thói quen của nó. Trong phân tâm học nhìn vấn đề quán tính tư duy tùy theo cái tư duy đó tỉnh hay động. Nếu tư duy tỉnh thì sức ỳ lớn - hay còn gọi là đám đông vô thức hay tư duy trong một chiếc hộp. Nếu tư duy động thì sức ỳ nhỏ hoặc không có - có thể xem là tư duy hữu thức, hay tư duy bên ngoài chiếc hộp.
Thế thì, cái gì làm nên tư duy tỉnh và tư duy động? Câu trả lời rất đơn giản là văn hóa và giáo dục làm nên quán tính tư duy cho các thế hệ cộng đồng dân chúng trong một thể chế nhà nước cụ thể. Ví dụ tư duy động thích đổi mới của cộng đồng dân của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; tư duy tỉnh của các cộng đồng dân bị chính khách lấy một tôn giáo hay giáo điều nào đó định hướng.
Bốn thành tố trong văn hóa và giáo dục của xã hội gồm: bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, mà tôi vẫn thường nhắc đi nhắc lại là 4 thành tố quyết định cho mọi cá thể trong sự hình thành nhân cách, tri thức và trí thức trong cuộc sống. Nó cũng là 4 thành tố quyết định quán tính tư duy cho mọi cá thể. Trong 4 thành tố này, thành tố bên ngoài - tư duy khách thể - thuộc số đông: gia đình, nhà trường và xã hội thường hay lấn át thành tố bên trong - là tư duy chủ thể - bản thân cá thể.
Mỗi cá thể là một con người trong xã hội chịu sự tác động 3 thành tố kia từ lúc chào đời. Mọi cá thể luôn trải qua 3 nấc tư duy: tư duy một bước, hai bước và nhiều bước trong quá trình phát triển thể chất và tinh thần.
Từ nhân tri sơ tính bản thiện - con người cái gốc ban đầu là thiện - một đưa trẻ sinh ra đời tiếp xúc với 3 thành tố bên ngoài, giúp cho tư duy chủ thể trở thành tư duy một bước, còn gọi là tư duy chân thật: ghi nhận sự vật, hiện tượng chân thật ở tuổi dưới phổ thông cấp một.
Khi đến tuổi phổ thông cấp hai, tư duy chủ thể chuyển sang hai bước, hay còn gọi là tư duy phân tích: ghi nhận sự vật hiện tượng và phân tích đúng sai.
Đến tuổi học phổ thông trung học và sau đó, tư duy chủ thể nhiều bước, hay còn gọi là tư duy tới hạn: ghi nhận, phân tích đúng sai và đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề.
Chính vì thế mà bậc học phổ thông chia làm 3 cấp theo các nấc tư duy của sự phát triển tư duy của trẻ. Nhưng toàn thể thế giới, bậc học cấp 3 phổ thông trung học luôn bắt đầu từ lớp 10. Duy chỉ hệ thống bậc phổ thông của Hoa Kỳ, cấp 3 bắt đầu sớm hơn từ lớp 9. Vì văn hóa sống và giáo dục xã hội Hoa Kỳ là cái nền tảng cho trẻ tư duy tới hạn sớm hơn thế giới còn lại.
Khi đến tuổi phổ thông cấp hai, tư duy chủ thể chuyển sang hai bước, hay còn gọi là tư duy phân tích: ghi nhận sự vật hiện tượng và phân tích đúng sai.
Đến tuổi học phổ thông trung học và sau đó, tư duy chủ thể nhiều bước, hay còn gọi là tư duy tới hạn: ghi nhận, phân tích đúng sai và đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề.
Chính vì thế mà bậc học phổ thông chia làm 3 cấp theo các nấc tư duy của sự phát triển tư duy của trẻ. Nhưng toàn thể thế giới, bậc học cấp 3 phổ thông trung học luôn bắt đầu từ lớp 10. Duy chỉ hệ thống bậc phổ thông của Hoa Kỳ, cấp 3 bắt đầu sớm hơn từ lớp 9. Vì văn hóa sống và giáo dục xã hội Hoa Kỳ là cái nền tảng cho trẻ tư duy tới hạn sớm hơn thế giới còn lại.
Ở tuổi bắt đầu tư duy chủ thể chuyển sang nhiều bước - mà tiếng Anh gọi là tuổi teenager - cái tuổi mà ông bà ta thường vẫn nói: học ăn, học nói, học gói, học mở là rất khó khăn trong vấn đề giáo dục và văn hóa. Nếu 3 thành tố khách thể tác động đến tư duy của trẻ không đúng ở tuổi này, có thể dẫn đến những bi kịch cho bản thân, gia đình và xã hội.
Từ đó, ta thấy sẽ có 3 loại tư duy cho những thế hệ trong một xã hội hình thành những quán tính tư duy khác nhau.
Loại quán tính tư duy chủ thể thứ nhất là loại được nghĩ dùm và hành động dùm. Nếu 3 thành tố khách thể trong tư duy tác động theo kiểu áp chế, đùm bọc theo kiểu phản xạ Pavlov - phản xạ có điều kiện lập đi, lập lại để chứng minh là những tư duy khách thể là đúng theo kiểu gia trưởng, phong kiến. Loại này chỉ biết hưởng thụ và cần chỗ dựa có thể tha hóa bất kỳ lúc nào có điều kiện, mặc dù rất hiền và nhu nhược.
Loại quán tính tư duy chủ thể thứ hai là loại nổi loạn - loại không chấp nhận cả 3 thành tố tư duy khách thể dù đúng hay sai khi sự tác động ấy không đúng cách - muốn đứng riêng một mình kiểu tư duy nổi loạn. Đây là hậu quả dồn nén tâm lý xung đột những mâu thuẩn về tư duy chủ thể của trẻ và tư duy khách thể của 3 thành tố còn lại. Bi kịch đưa đến sẽ là những xáo trộn trong một tế bào của xã hội, đơn vị gia đình là nhẹ nhất, đến nặng hơn là ảnh hưởng đến cộng đồng. Mọi hệ lụy về những tệ nạn xã hội đến từ loại tư duy này.
Loại thứ ba, những cá thể có tư duy chủ thể biết dung hòa giữa tác động của 3 thành tố khách thể để làm ra một quán tính tư duy độc lập, động và hữu thức trước một hay nhiều vấn đề của xã hội đặt ra trước mắt. Loại này là kết quả của sự đồng cảm của 2 tư duy chủ thể và khách thể trong một môi trường giáo dục và văn hóa tốt. Loại này ra đời luôn thành đạt và là những con người có ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
Tuy rằng, các nhà phân tâm học vẫn đánh giá cao cả hai phía tư duy chủ thể và khách thể, mặc dù trên phương diện tác động và số lượng thì, nhóm khách thể mạnh hơn. Ví dụ, trong cùng một hoàn cảnh giáo dục và văn hóa, kèm theo kinh tế khốn cùng giống nhau, nằm trong một hình thái chính trị xã hội, vẫn có những chủ thể tư duy ngã theo loại 2 để làm ra tệ nạn xã hội, nhưng cũng có những chủ thể tư duy đi theo tư duy loại 3, tạo ra con đường tốt để thành đạt. Đây cũng chỉ là những trường hợp cá biệt. Nó chỉ diễn ra đối với loại người có type thần kinh thép. Tôi sẽ bàn ở một bài viết khác.
Một xã hội tốt và năng động để phát triển đến hùng cường là, xã hội có nhiều cộng đồng dân chúng có loại tư duy thứ ba. Để có một xã hội như vậy trường tồn thì, 3 thành tố tư duy khách thể phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội về việc đưa ra một triết lý văn hóa sống và giáo dục về mặt tư duy cho các thế hệ kế tiếp.
Từ đó, ta thấy sẽ có 3 loại tư duy cho những thế hệ trong một xã hội hình thành những quán tính tư duy khác nhau.
Loại quán tính tư duy chủ thể thứ nhất là loại được nghĩ dùm và hành động dùm. Nếu 3 thành tố khách thể trong tư duy tác động theo kiểu áp chế, đùm bọc theo kiểu phản xạ Pavlov - phản xạ có điều kiện lập đi, lập lại để chứng minh là những tư duy khách thể là đúng theo kiểu gia trưởng, phong kiến. Loại này chỉ biết hưởng thụ và cần chỗ dựa có thể tha hóa bất kỳ lúc nào có điều kiện, mặc dù rất hiền và nhu nhược.
Loại quán tính tư duy chủ thể thứ hai là loại nổi loạn - loại không chấp nhận cả 3 thành tố tư duy khách thể dù đúng hay sai khi sự tác động ấy không đúng cách - muốn đứng riêng một mình kiểu tư duy nổi loạn. Đây là hậu quả dồn nén tâm lý xung đột những mâu thuẩn về tư duy chủ thể của trẻ và tư duy khách thể của 3 thành tố còn lại. Bi kịch đưa đến sẽ là những xáo trộn trong một tế bào của xã hội, đơn vị gia đình là nhẹ nhất, đến nặng hơn là ảnh hưởng đến cộng đồng. Mọi hệ lụy về những tệ nạn xã hội đến từ loại tư duy này.
Loại thứ ba, những cá thể có tư duy chủ thể biết dung hòa giữa tác động của 3 thành tố khách thể để làm ra một quán tính tư duy độc lập, động và hữu thức trước một hay nhiều vấn đề của xã hội đặt ra trước mắt. Loại này là kết quả của sự đồng cảm của 2 tư duy chủ thể và khách thể trong một môi trường giáo dục và văn hóa tốt. Loại này ra đời luôn thành đạt và là những con người có ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
Tuy rằng, các nhà phân tâm học vẫn đánh giá cao cả hai phía tư duy chủ thể và khách thể, mặc dù trên phương diện tác động và số lượng thì, nhóm khách thể mạnh hơn. Ví dụ, trong cùng một hoàn cảnh giáo dục và văn hóa, kèm theo kinh tế khốn cùng giống nhau, nằm trong một hình thái chính trị xã hội, vẫn có những chủ thể tư duy ngã theo loại 2 để làm ra tệ nạn xã hội, nhưng cũng có những chủ thể tư duy đi theo tư duy loại 3, tạo ra con đường tốt để thành đạt. Đây cũng chỉ là những trường hợp cá biệt. Nó chỉ diễn ra đối với loại người có type thần kinh thép. Tôi sẽ bàn ở một bài viết khác.
Một xã hội tốt và năng động để phát triển đến hùng cường là, xã hội có nhiều cộng đồng dân chúng có loại tư duy thứ ba. Để có một xã hội như vậy trường tồn thì, 3 thành tố tư duy khách thể phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội về việc đưa ra một triết lý văn hóa sống và giáo dục về mặt tư duy cho các thế hệ kế tiếp.
Ai cũng có của riêng mình một tư duy, nhưng không phải ai cũng có một quán tính tư duy độc lập, có tính động, hữu thức cho chủ thể khi đứng trước một vấn đề, vì đâu? Vì tư duy hai bước và nhiều bước không được sử dụng thường xuyên. Do đâu? do bị ảnh hưởng của 3 thành tố tư duy khách thể tác động, nghĩ dùm, hành động dùm, nó làm cho tư duy chủ thể thành thói quen phản xạ một cách tự nhiên, mất tính năng động và hữu thức cho chủ thể.
Chính vì thế, không trách vì sao có những chân lý vô cùng phi lý, như Joseph Goebbels đã từng tuyên bố: "Chân lý là hàng ngàn lần nói láo". Và nó đã được các thế hệ chính khách hậu bối làm theo, để xây dựng những nhà nước độc tài, bằng cách sử dụng trong giáo dục, thông tin truyền thông, và 3 quyền lực pháp chế để định hướng, o ép vào quán tính tư duy một hay nhiều cộng đồng trên toàn cầu, trong gần một thế kỷ qua.
Để có giải pháp làm nên một quán tính tư duy động, hữu thức mà không bị kẻ khác xỏ mũi lôi đi, không cách nào hơn mỗi bậc làm cha/mẹ phải ý thức và có trách nhiệm giáo dục cho thế hệ sau của mình một triết lý sống với văn hóa lành mạnh, và một tư duy chủ thể không bị lôi vào sức ỳ của phản xạ tự nhiên. Vì trong 4 thành tố khách thể và chủ thể trong giáo dục, thành tố quan trọng nhất vẫn là gia đình, trước khi trẻ bị tác động bỡi nhà trường và xã hội.
Tư Gia, 0h01' ngày thứ Năm, 01/3/2012
Tư Gia, 0h01' ngày thứ Năm, 01/3/2012
0 nhận xét:
Đăng nhận xét