Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

(bài của GS Krugman đăng trên New York Times ngày 20/4/2009)


ERIN BỊ PHÁ SẢN

http://www.nytimes.com/2009/04/20/op...gman.html?_r=1

"Viễn cảnh tồi tệ nhất", một người đối thoại hỏi tôi [trên NPR - đài phát thanh công cộng toàn quốc], "của nền kinh tế toàn thế giới là như thế nào"? Cho đến ngày hôm sau tôi mới có thể có câu trả lời đúng: Hoa kỳ có thể trở thành Ái Nhĩ Lan.

Điều đó có gì là tệ hại đâu? Để xem, chính phủ Ái Nhĩ Lan nay dự đoán rằng Tổng Sản lượng Quốc gia năm nay sẽ sụt hơn 10% so với thời điểm cao nhất, qua khỏi mức độ đôi khi được dùng để phân biệt suy giảm [recession] kinh tế và suy thoái [depression].

Nhưng còn tệ hại hơn nữa: để thoả mãn các chủ nợ đang lo ngại, Ái Nhĩ Lan đang bị cưỡng ép phải tăng thuế và cắt giảm mạnh mẻ các chi tiêu chính phủ để đối mặt với một nền kinh tế tiêu điều - các chính sách lại càng làm lún sâu nền kinh tế vốn đã suy sụp.

Và chính sự khép kín các chọn lựa trong chính sách như vậy mà tôi lo sợ có thể xảy ra cho phần còn lại của thế giới. Câu khẩu hiệu "Erin go bragh" [một câu nói dân gian của Ái Nhĩ Lan] thông thường có nghĩa "Ái Nhĩ Lan muôn năm", theo truyền thống được dùng để nói lên quốc thể Ái Nhĩ Lan. Nhưng câu này cũng có thể, tôi lo ngại, được nói lên để dự đoán nền kinh tế thế giới.

Làm thế nào mà Ái Nhĩ Lan bị rơi vào tình trạng bị trói chặt hiện nay? Bởi vì họ đã [điều hành nền kinh tế] giống chúng ta, chỉ là hơn như vậy. Gần giống như tục danh của họ, Ái Nhĩ Lan nhảy cẫng bằng cả hai chân vào thế giới mới, mạnh bạo, của các thị trường [tài chánh] thế giới không được quản lý. Năm ngoái, quỹ Heritage Foundation tuyên bố rằng Ái Nhĩ Lan là nền kinh tế vào hàng thứ ba tự do nhất trên thế giới, chỉ sau Hồng kông và Singapore.

Chỉ một phần tự do nhất của nền kinh tế Ái Nhĩ Lan thuộc ngành ngân hàng, và ngành này dùng sự phóng khoáng [không được chính phủ quản lý chặt chẽ] họ có được để tài trợ cho một bong bóng bất động sản khổng lồ. Ái Nhĩ Lan, kết quả, đã trở nên một hình thái tương tự như vùng biển Florida nhưng có khí hậu lạnh giá và không có rắn [Florida của Hoa kỳ có rắn và khí hậu nóng].

Và rồi bong bóng bị bể tan. Sự sụp đổ trong ngành xây dựng làm nền kinh tế đi vào vòng xoáy không thể bứt phá ra được, trong khi giá nhà đất sụp đổ làm nhiều người nợ [bất động sản] nhiều hơn giá trị các bất động sản họ có trong tay. Kết quả, cũng như tại Hoa kỳ, là một làn sóng dâng trào các việc quỵt nợ, lỗ lã nặng nề cho các ngân hàng.

Và như vậy, các vấn đề khó giải quyết của các ngân hàng phải chịu phần lớn trách nhiệm trong việc đặt chính phủ Ái Nhĩ Lan vào các chính sách khó xoay sở hiện nay.

Vừa ngay trước cuộc khủng hoảng, Ái Nhĩ Lan dường như có hình trạng rất tốt, về tài chánh mà nói, với, một ngân sách cân bằng và một mức độ nợ thấp trong công chúng. Nhưng thu nhập chính phủ - từng tùy thuộc mạnh mẻ vào giá trị bất động sản bị thổi phồng - đã sụp đổ theo bong bóng.

Quan trọng hơn nữa, chính phủ Ái Nhĩ Lan nhận ra họ còn buộc phải chịu trách nhiệm cho các sai lầm của các nhà tài phiệt ngân hàng. Tháng 9 vừa qua, Ái Nhĩ Lan làm gia tăng lòng tin cậy vào các ngân hàng của họ bằng cách bảo đảm cho các món nợ ngân hàng họ đang vay mượn - từ đó đặt người nộp thuế vào lưỡi câu cho sự lỗ lã tiềm tàng hơn gấp đôi Tổng Sản lượng Quốc gia, tương đương 30 ngàn tỉ USD tại Hoa kỳ.

Tổng hợp các thâm hụt ngân sách và rủi ro tổn thất cho các món nợ ngân hàng làm người ta nghi ngờ khả năng chi trả của Ái Nhĩ Lan, được phản ảnh qua việc gia tăng chỉ số rủi ro trên các món nợ, và gia tăng các lời cảnh báo có thể bị đánh sụt điểm tín dụng từ các cơ quan cho điểm tín dụng.

Từ đó mà ra các chính sách khắc nghiệt. Đầu tháng này, chính phủ Ái Nhĩ Lan đồng lúc công bố một kế hoạch mua lại các tài sản xấu từ các ngân hàng - đặt các người nộp thuế càng sâu hơn vào lưỡi câu cá - trong khi tăng thuế và giảm chi tiêu, để xoa dịu các chủ nợ.

Có phải chính phủ Ái Nhĩ Lan đang đi đúng hướng? Trong khi tôi đọc cuộc tranh luận của các chuyên gia Ái Nhĩ Lan, có một sự chỉ trích lan rộng về kế hoạch [giải cứu] ngân hàng, với nhiều kinh tế gia hàng đầu của quốc gia này kêu gọi thay vào đó nên là việc quốc hữu hóa tạm thời. (Ái Nhĩ Lan đã quốc hữu hóa một ngân hàng lớn). Các cuộc tranh luận của các kinh tế gia Ái Nhĩ Lan rất giống như của một số kinh tế gia Hoa kỳ, trong đó có tôi, về việc phải làm cách nào để đối phó với các đống rác ngân hàng của chính chúng ta.

Nhưng không có nhiều ý kiến bất đồng về việc cần phải có chính sách khắc nghiệt. Để chống lại tình trạng suy giảm, Ái Nhĩ Lan dường như thật ra không có sự chọn lựa, ngoài việc hy vọng hồi phục qua tăng trưởng xuất khẩu nếu và khi [nền kinh tế] phần còn lại của thế giới tăng trưởng trở lại.

Như vậy, các việc này nói lên điều gì với số chúng ta không phải người Ái Nhĩ Lan?

Vào lúc này, Hoa kỳ không bị trói buộc bởi các chính sách khó xoay sở như Ái Nhĩ Lan đang gặp phải, các thị trường tài chánh vẫn cho rằng nợ của chính phủ Hoa kỳ an toàn hơn bất cứ điều gì khác.

Nhưng chúng ta không thể cho rằng điều này sẽ luôn luôn đúng. Kém may mắn thay, chúng ta không để dành cho một ngày khó khăn có thể xảy ra: vì giảm thuế và chiến tranh Iraq, Hoa kỳ ra khỏi thời đại "tăng trưởng kiểu Bush" với tỉ lệ nợ quốc gia trên Tổng Sản lượng Quốc gia cao hơn là khi bắt đầu thời đại này. Và nếu chúng ta đẩy tỉ lệ này lên cao thêm 30-40% - không phải là không có thể nếu chính sách kinh tế bị đưa ra sai lầm trong vài năm tới - chúng ta có thể bắt đầu phải đối mặt với các vấn đề khó giải quyết trong thị trường công khố phiếu.

Không phải vạch lá tìm sâu, nhưng đây là lý do vi sao tôi lại rất quan ngại về kế hoạch [cứu trợ] ngân hàng của chính quyền Obama. Nếu, như một số chúng ta lo sợ, quỹ thuế được dùng để cung cấp lợi nhuận nhất thời cho các nhà quản lý tài chánh thay vì dùng để chỉnh sửa các điều nên được chỉnh sửa, chúng ta có thể không có tiền để quay trở lại và làm điều đúng hơn.

Và bài học từ Ái Nhĩ Lan là bạn thật sự, thật sự không muốn phải đặt chính bạn vào một tình trạng nơi đó bạn buộc phải trừng phạt nền kinh tế ngõ hầu để cứu trợ các ngân hàng.

GS Paul Krugman.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét