Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

(của GS Paul Krugman, đăng trên New York Times ngày 22 tháng 2, 2009)


HỆ THỐNG NGÂN HÀNG BÊN BỜ VỰC THẲM

http://www.nytimes.com/2009/02/23/op...23krugman.html

Đồng chí Greenspan muốn chính phủ nắm giữ thượng tầng quản trị nền kinh tế.

Thật ra không chính xác như vậy. Ông Alan Greenspan, cựu Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang - và là một nhà bảo vệ trung thành các thị trường tự do - thật ra đã nói, "Có thể tạm thời cần thiết phải quốc hữu hóa vài ngân hàng để tạo điều kiện tốt đẹp, mau chóng, và trật tự để tái cấu trúc". Tôi đồng ý.

Việc quốc hữu hóa hệ thống ngân hàng căn cứ vào ba điều quan sát được.

Thứ Nhất, vài ngân hàng lớn hiện đang quá gần bờ vực thẳm - thật ra, các ngân hàng này lẽ ra đã sụp đổ rồi nếu các nhà đầu tư không trông đợi chính phủ cứu vớt khi cần thiết.

Thứ Hai, các ngân hàng phải được cứu vãn. Sự sụp đổ của Lehman Brothers gần như đã tiêu diệt nền tài chánh quốc tế, và chúng ta không thể chấp nhận nguy cơ của việc để yên cho các thể chế lớn hơn như Citigroup hay Bank of America sụp đổ từ bên trong.

Thứ Ba, trong khi các ngân hàng phải được cứu giúp, chính phủ Hoa kỳ không đủ khả năng cung cấp, cả về tài chánh và chinh trị, các món quà khổng lồ cho các cổ đông ngân hàng.

Hãy tính toán các con số rõ ràng tại đây. Có một cơ hội khá lớn - tuy không chắc chắn - rằng Citi và BofA tổng cộng sẽ lỗ hàng trăm tỉ đô la trong vòng vài năm tới. Và vốn liếng của họ, số thặng dư của tài sản trừ đi số nợ, không đủ đâu vào đâu để trả các số lỗ lã tiềm ẩn.

Có thể cho rằng, lý do duy nhất hai ngân hàng này đến nay chưa sụp đổ chỉ là vì chính phủ đang chống lưng cho họ, ngầm bảo đảm các nghĩa vụ trả nợ của họ. Nhưng đây là các ngân hàng ma cà rồng, không thể cung cấp tín dụng nền kinh tế cần thiết.

Để chấm dứt tình trạng chết-chưa-chôn của chính họ, các ngân hàng cần thêm vốn. Nhưng họ không thể đào đâu ra thêm vốn từ các nhà đầu tư cá nhân. Do đó chính phủ phải cung cấp các số tiền cần thiết.

Nhưng đây là vấn đề: các số tiền cần thiết để đem các ngân hàng này sống trở lại sẽ cao hơn rất nhiều giá trị hiện nay của họ. Citi và BofA cộng chung lại có giá trị trên thị trường không tới 30 tỉ đô la, và ngay cả như vậy giá trị này phần lớn nếu không là tất cả đều phụ thuộc vào hy vọng rằng các cổ đông sẽ nhận được một phần từ tiền tài trợ do chính phủ cung cấp. Và nếu căn bản là cung cấp tất cả các thứ tiền như vậy, chính phủ nên nhận quyền sở hữu bù lại.

Cho dù vậy, không phải quốc hữu hóa chống lại các giá trị căn bản của Hoa kỳ hay sao? Không, quốc hữu hóa cũng "Hoa kỳ" không kém bánh táo bỏ đường.

Gần đây, Cơ quan Bảo hiểm Tiết kiệm Liên bang (FDIC) đã và đang thu tóm các ngân hàng bị cho là mất khả năng chi trả theo tỉ lệ vào khoảng hai ngân hàng một tuần. Khi FDIC thu tóm một ngân hàng, họ thu nhận các tài sản xấu, trả một phần các món nợ, và bán lại ngân hàng đã được làm "sạch" này cho các nhà đầu tư cá nhân. Và đó chính xác là điều các người đề xướng việc quốc hữu hóa tạm thời muốn thấy được thực hiện, không chỉ các ngân hàng nhỏ mà FDIC đã và đang thu tóm, nhưng các ngân hàng khổng lồ đang bị mất khả năng chi trả tương tự như vậy.

Câu hỏi thực sự là, tại sao chính quyền Obama cứ tiếp tục đưa ra các lời đề nghị khác, thay cho việc quốc hữu hóa, nhưng thật ra chỉ là cung cấp các số tiền khổng lồ cho các cổ đông ngân hàng.

Thí dụ, chính phủ ban đầu đưa ra ý kiến rằng nên bảo đảm cho các ngân hàng khỏi bị lỗ trong các tài sản có vấn đề. Điều này chỉ đem lại một áp-phe quá tốt cho các cổ đông ngân hàng, nhưng không cho số người còn lại trong dân chúng: mặt ngửa đồng tiền thì các cổ đông thắng mặt sấp các người trả thuế bị thua.

Giờ đây chính phủ đang nói về một "đối tác công - tư" nhằm thu mua các tài sản có vấn đề từ các ngân hàng, theo đó chính phủ sẽ cho các nhà đầu tư cá nhân mượn tiền cho việc này. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư cá nhân cuộc đánh cá một chiều: nếu giá trị các tài sản tăng cao, các nhà đầu tư thắng; nếu giá trị xuống thấp đáng kể, các nhà đầu tư sẽ rút đi và chính phủ lãnh đủ. Lại một lần nữa, mặt ngửa đồng tiền thì các cổ đông thắng mặt sấp các người trả thuế bị thua.

Tại sao lại không tiến tới việc quốc hữu hóa các ngân hàng? Nên nhớ là, chúng ta càng sống lâu với các ngân hàng chết-chưa-chôn, càng khó để chúng ta chấm dứt cuộc khủng hoảng kinh tế.

Quốc hữu hóa ngân hàng cách thế nào đây? Tất cả điều chính phủ phải làm chỉ là tự thực hiện nghiêm túc các bài "kiểm tra sức mạnh" dự định đưa ra cho các ngân hàng lớn, và không che dấu kết quả khi một ngân hàng rớt cuộc kiểm tra, để tạo điều kiện cho một cuộc thu mua cần thiết. Đúng vậy, mọi việc sẽ như một đoạn phim do Claude Rains đóng, khi một chính phủ từng cứu vớt nhiều ngân hàng trong nhiều tháng nay tự tuyên bố bị sốc, sốc vì tình trạng thê thảm của các bản báo cáo tài sản các ngân hàng. Nhưng như vậy không sao hết.

Và một lần nữa, quyền công hữu trường kỳ không phải là mục đích: cũng như các ngân hàng nhỏ bị FDIC thu tóm hàng tuần, các ngân hàng lớn sẽ được đưa trở lại cho tư nhân kiểm soát càng sớm càng tốt. Blog tài chánh có tên "Calculated Risk" đề nghị thay vì gọi đây là một quá trình quốc hữu hóa, chúng ta nên gọi là "tiền tư hữu hóa".

Chính phủ Obama, theo lời Phát Ngôn viên Nhà trắng Robert Gibbs, tin rằng "một hệ thống ngân hàng do tư nhân sở hữu là một đường lối đúng đắn để thực hiện". Tất cả chúng ta cũng tin như vậy. Nhưng điều chúng ta có hiện nay không còn là hệ thốnh kinh doanh tư nhân. Đó là một loại chủ nghĩa xã hội chanh chua: ngân hàng chiếm thượng phong trong khi người dân đóng thuế gánh nặng các nguy cơ. Và điều này vĩnh viễn hóa các ngân hàng chết-chưa-chôn, ngăn chặn sự hồi phục kinh tế.

Điều chúng ta muốn là một hệ thống trong đó ngân hàng sở hữu cả hạ lẫn thượng phong. Và con đường đi đến hệ thống đó phải đi xuyên qua việc tạm thời quốc hữu hóa - còn gọi là "tiền tái tư hữu hóa" - các ngân hàng.

----------------------------------------------
* tài tử người Anh chuyên đóng vai chính trong loại phim rùng rợn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét