Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Bức tranh Kinh tế Việt Nam

http://xacbacxangbang.blogspot.com/2012/05/buc-tranh-kinh-te-viet-nam.html

Bức tranh Kinh tế Việt Nam năm 2012 đã được định hình.


Trước hết là ngành ngân hàng lãi to. Dư nợ tín dụng chỉ  riêng trong khu vực kinh tế tư nhân đã tương đương với 125% GDP. Lãi suất tối thiểu là 14% + 3% = 17%, lãi gộp của toàn ngành ngân hàng là 21.25% GDP tức gấp 3 lần tăng trưởng kinh tế quốc dân năm 2011.


Sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn là chủ lực xuất khẩu gạo cho đến khi bị định đoạt bởi thủy điện bên Lào. Nông dân hãi hùng với cụm từ Mua lúa tạm trữvới giá rẻ mạt.


Bù trừ cho sự tăng trưởng của ngành ngân hàng là suy thoái các ngành sản xuất khác và giảm thu nhập của người lao động. Hệ quả là:


- Hàng loạt doanh nghiệp hoặc đóng cửa hoặc giữ môn bài nhưng xin phép ngưng hoạt động, miễn đóng thuế.
- Số người thất nghiệp tăng trên thực tế


Bằng lợi thế độc quyền hay thỏa hiệp phi cạnh tranh, các doanh nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu như xăng, gaz, điện và nước sạch nâng giá liên tục nhằm giành lại phần lợi tức ít ỏi.


Dẫn đến sản xuất co rút chỉ đủ nuôi khấu hao và người tiêu thụ tiết giảm nhu cầu phòng tương lai bấp bênh phía trước.


Chi tiêu trong dân chúng giảm thể hiện bằng xăng dầu và hàng hóa vật tư máy móc nhập khẩu giảm,  góp phần khắc phục tình trạng nhập siêu.


Mặc dù sản lượng hàng hóa sản xuất ra giảm mạnh nhưng không tiêu thụ được dẫn đến tồn kho cao trong khi lãi vay là một gánh nặng chi phí
Trong lĩnh vực vốn, dưới ánh sáng của Nghị quyết 11, ngoại tệ và vàng bị kiểm soát chặt, việc tư nhân lưu hành trên thị trường chứa đựng nhiều nguy cơ bị niêm phong hoặc bị phạt nặng. Điều này không giúp đưa ngoại tệ vào kinh doanh mà hướng vào an toàn trong két sắt.


Mặc dù bội chi ngân sách trong quý I năm 2012  là 30 ngàn tỷ đồng cũng chỉ làm GDP tăng trưởng cả năm chỉ ở mức 4%.


Động lực tăng trưởng lúc này không còn cách nào khác là tăng đầu tư công. Chỉ tính riêng đầu tư trong ngành Giao thông vận tải, ngân sách xây dựng trụ sở của toàn ngành là 12 ngàn tỷ đồng, 43 ngàn tỷ đồng (trong tổng số 80 ngàn tỷ đồng)  đầu tư mua máy bay chở khách, 30 ngàn tỷ đồng (trong tổng số 100 ngàn tỷ đồng) mua tàu thủy và 20 ngàn tỷ đồng cho việc đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin.


Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đề nghị được đóng thuế bằng ... đất.


Để cứu vãn tình trạng đình đọng trong sản xuất kinh doanh, có dự án đề nghị giảm thuế cho doanh nghiệp. Ngân sách dự tính sẽ thất thu gấp bội so với mọi năm là bài toán cần giải quyết.


Bộ GTVT đề xuất thu phí hạn chế xe cá nhân và Quyết định thực hiện thu phí lưu hành đường bộ bắt đầu từ tháng 6 (*) với lý do tạo nguồn vốn bảo trì đường bộ. Thực chất đây là thuế đánh trên xe cộ, từ xe gắn máy hai bánh đến ô tô 4 bánh và xe tải nặng để bù cho thâm hụt nghiêm trọng về thu ngân sách.


Trên đây là bức tranh tổng thể kinh tế Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Trong các kỳ tới, các vấn đề ngân sách, ngân hàng, BDS, và kinh doanh độc quyền sẽ được phân tích cụ thể.


Bonus:
Biểu đồ lạm phát do thành viên Lucky tặng



Kỳ tới:
Tăng trưởng GDP bằng mọi giá
Ngân sách cao nhưng luôn bội chi
Lạm phát phi mã
Ngân hàng  lãi lớn
Hàng hóa và vật tư tồn kho


Nguồn tham khảo:


Dư nợ tín dụng khu vực tư nhân tương đương 125% GDP (vnexpress.net)
Dự chi của Bộ Giao thông  (vnexpress.net)
Sắp giảm 50% thuế VAT? (VEF.vn)
Lao động tự do: Ốm không dám đi viện (Dân Trí)
200 tiểu thương chợ Đà Nẵng nghỉ bán (Tuổi Trẻ)
Hàng tồn chất cao như núi! (Pháp luật TP)
Cấm dùng vàng làm phương tiện thanh toán (Thanh niên)
Sức mua giảm mạnh (Người lao động)
12 ngàn DN phá sản hoặc ngừng hoạt động chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm(VEF.vn)


(*) Khi bài viết lên khuôn có tin liên bộ Tài chính - Giao thông đề xuất hoãn thu phí lưu hành xe cộ cho đến đầu năm 2013

Kinh tế Việt Nam: Ý nghĩa của tăng trưởng GDP

Bài trước
Bức tranh Kinh tế Việt Nam


http://xacbacxangbang.blogspot.com/2012/05/y-nghia-cua-tang-truong-gdp.html 


Tiếp loạt bài về Thực trạng kinh tế Việt Nam nhưng không đề ra giải pháp giải quyết thực trạng đó, kỳ này chúng tôi tiếp tục giới thiệu yếu tố Tăng trưởng GDP trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Trong đó Tăng trưởng GDP vừa là mục đích vừa là phương tiện của Nhà nước chuyên chính XHCN.


Có hai mặt của vấn đề GDP lần lượt được trình bày:
1. Ý nghĩa của tăng trưởng GDP
2. Tăng trưởng GDP bằng mọi giá


Phát triển kinh tế của một đất nước được đo bằng nhiều chỉ tiêu, trong đó tăng trưởng GDP là một chỉ tiêu quan trọng. GDP được hiểu đơn giản là thể hiện sự thịnh vượng của một quốc gia nên chỉ số này hay được dùng để tuyên truyền*. Đối với quốc tế, chỉ tiêu tăng trưởng GDP của một nước là một trong những căn cứ để cho nước ấy vay tiền đầu tư.


Tăng trưởng GDP có thể là:
- Dân chúng năm nay sung túc hơn năm ngoái
- Chính phủ chi dịch vụ công hoặc mua sắm nhiều hơn
- Xây dựng công trình nhiều hơn, bỏ vốn vào kinh doanh nhiều hơn
- Tăng xuất siêu hoặc giảm nhập siêu


Hoặc cả 4 yếu tố đó.


Những câu hỏi hay được đặt ra là:


- Làm sao mà năm nào cũng tăng trưởng GDP, tiền lương tăng mà thu nhập thực tế ngày càng giảm
- Làm thế nào mà Chính phủ có thể dễ dàng đặt chỉ tiêu tăng trưởng từ đầu năm mà không phụ thuộc vào từng cá thể làm ra lượng GDP đó.


Chỉ tiêu GDP không đo đếm sản lượng vật chất làm ra và phẩm chất của chúng mà chỉ là giá trị tổng số sản lượng đó bằng tiền. Con số này không có ý nghĩa nhiều đối với công chúng, xin xem biểu đồ minh họa ở cuối trang.


Chỉ số liên quan đến GDP biểu hiện sự thịnh vượng và phát triển bền vững của một quốc gia lại là tương quan giữa:
- Tiền lương: thể hiện thu nhập thực tế của công chúng
- Tiền lãi: thu nhập của giới chủ
- Tiền thuế: tiền thuế công dân phải đóng
- và Cán cân thương mại: thặng dư hay thâm hụt


Ở Việt Nam không bao giờ có con số này, xin tham khảo số liệu của Mỹ. Theo thống kê của nước Mỹ, Tiền lương chiếm 2/3; Tiền lãi chiếm 1/10; Tiền thuế 15% còn lại là Thâm hụt hay Nhập siêu. Con số này là Định hướng của Quốc hội và có xê dịch theo từng năm trên thực tế. Cộng Hòa và Dân Chủ cãi nhau quanh năm cũng chỉ vì những con số này. Nước Mỹ không lấy gì làm tốt đẹp, nhưng lấy Mỹ làm thí dụ bởi vì đó là nền kinh tế thị trường điển hình và tất nhiên, minh bạch.


Chính phủ Việt Nam đã khéo léo sử dụng Công thức chính tắc để tính GDP:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) = Tiêu dùng của dân chúng + Chi tiêu công + Tổng đầu tư + Xuất khẩu – Nhập khẩu.


Trong đó:
- Chi tiêu công không thay đổi nhiều khi tình hình chính trị xã hội không có nhiều thay đổi
- Tiêu dùng của dân chúng phụ thuộc vào thu nhập thực tế, thu nhập tăng thì chi tiêu rộng rãi hơn và ngược lại
- Xuất khẩu, nhập khẩu có thể kiểm soát được bằng chính sách thuế
- Và cuối cùng, Chìa khóa của sự tăng trưởng GDP và chiếm tỷ trọng cao trong cấu thành GDP chính là Tổng lượng đầu tư. Điều này lý giải tại sao có thể dễ dàng xác định tăng trưởng GDP ngay từ đầu kỳ, bất chấp sự suy giảm thu nhập của dân chúng. Và trên thực tế tạo ra tăng trưởng GDP còn dễ hơn là hạ nó xuống, điều này sẽ được chứng minh ở phần sau.

Tổng sản phẩm GDP của VN (do thành viên Lucky cung cấp)


Tỷ lệ Nợ của Chính phủ so với GDP (do thành viên Lucky cung cấp)


* Ở những xứ không có tự do báo chí thì truyền thông chỉ có ý nghĩa tuyên truyền chứ không có đối thoại.


Kỳ tớiKinh tế Việt Nam: Tăng trưởng GDP bằng mọi giá

Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng GDP bằng mọi giá

Nền kinh tế dù có mang màu sắc thị trường nhưng đậm đà phẩm chất XHCN, đó là tập trung mọi nguồn lực cho doanh nghiệp quốc doanh với mục đích làm cho các doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn về vốn, hòng biến hệ thống doanh nghiệp quốc doanh thành chủ đạo của nền kinh tế. Và DNNN là một cỗ máy được ưu tiên cấp vốn để tạo ra tăng trưởng GDP.

http://xacbacxangbang.blogspot.com/2012/05/tang-truong-gdp-bang-moi-gia.html

Kỳ trước:
Bức tranh Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam: Ý nghĩa của tăng trưởng GDP


Khu vực DNNN được ưu đãi so với khu vực tư nhân nhằm tích lũy tư bản


Tất cả những cơ sở vật chất của chế độ cũ bị quốc hữu hóa, bị tịch thu theo chính sách, được tư nhân “hiến” đều trở thành tài sản của DNNN. Trong số này người ta đã nhầm tưởng Tòa Đại sứ Mỹ là chiến lợi phẩm nên giao cho Tổng cục Dầu khí làm nhà tập thể.


DNNN được nắm ngành độc quyền như xăng dầu, xuất khẩu nông phẩm. Bán xăng giá đắt và thu mua nông phẩm giá rẻ đúng theo nghĩa vừa thu vừa mua.


DNNN được ưu tiên vay vốn với giá ưu đãi, được bổ sung vốn từ NSNN và được Chính phủ bảo lãnh vay như trường hợp Vinashin.


Để cung cấp nguồn lực cho các Quả đấm thép, Nhà nước phải khai thác nhân công với giá rẻ, đó là hình ảnh người công nhân lam lũ tương phản với nhà chọc trời hiện đại. Và nguồn vốn để tài trợ cho các DNNN là:


hoặc là nâng giá đất đai góp vốn trong liên doanh và phía đối tác liên doanh cũng nâng giá vật tư thiết bị nhập vào tương ứng, giá thành bị đội giá ngay từ đầu,


hoặc là vay tiền nước ngoài


hoặc đánh thuế cao rồi dùng ngân sách để tài trợ vốn. Tiền thu ngân sách tức thuế chiếm khoảng 30% GDP quá cao so với 15% ở Mỹ, 17% ở TQ


hoặc dùng nguồn lợi tài nguyên để tài trợ. Nguồn lợi thu được từ dầu hỏa không bao giờ được dùng để hỗ trợ cho người tiêu thụ xăng dầu


hoặc cấp đất cho DNNN


Ý chí là như vậy, còn thực tiễn thì sao


Đầu tư công của nhà nước để tạo doanh thu cho chính những DNNN, đó là những công trình chỉ định thầu, không chọn được nhà thầu có kỹ thuật tốt nhất với giá hợp lý.


Có tạo ra tăng trưởng GDP về lượng nhưng


Một là, giá thành cao, thúc đẩy lạm phát, thí dụ giá xây dựng đường cao tốc đắt gấp 1.5 đến 2 lần so với khu vực


Hai là, không có cạnh tranh nên không cần phải cải tiến. Công nghệ đóng tàu của Vinashin sử dụng cưa gỗ thủ công, một công cụ mà các nhà thầu xây dựng kiểu gia đình đã bỏ không sử dụng từ lâu.


Ba là, gây thất thoát trong xây dựng cơ bản, tỷ lệ được thừa nhận trên diễn đàn Quốc hôi từ 20% đến 50%


Kỹ thuật tiên tiến như nhà máy lọc dầu Dung Quất công suất 6 triệu tấn/năm vốn đầu tư 3 tỷ đô bán xăng giá căn cứ nhập khẩu vẫn lỗ. Nay tính nâng công suất lên 10 triệu tấn/năm tốn 2.1 đến 3 tỷ đô.


Giá xây dựng công trình công cộng cao dẫn đến:
hoặc thu hồi vốn lâu
hoặc tăng chi phí sử dụng tiện ích công cộng cho người tiêu dùng, giảm chi tiêu cho nhu cầu cá nhân.


 Hậu quả


 Nhà nước cung cấp vốn cho DNNN quá khả năng tiêu thụ của họ dẫn đến bội thực vốn, đầu tư ngoài ngành, hoặc đơn giản là gửi tiết kiệm


Vốn nhiều mà không có phương án đầu tư thích hợp, Các DNNN đã thổi lên bong bóng đầu cơ khi đầu tư vào Chứng khoán và địa ốc. 27 tổng công ty tập đoàn Nhà nước được kiểm toán đều đầu tư vào chứng khoán và ít hay nhiều đều lỗ (gafin).


Nạn thừa vốn dẫn đến nạn mua tài sản hư cũ hưởng hoa hồng, mua sắt vụn


Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là trên 1 triệu tỷ đồng, bình quân bằng 1,67 lần vốn chủ sở hữu. Hiệu quả đầu tư từ nhóm DN này quá thấp, chỉ đóng góp vào GDP khoảng 38%. Bộ Tài chính đang xem xét phải dành hơn 50.000 tỷ đồng nhằm tái cấu trúc nợ, cấp thêm vốn điều lệ… cho các DNNN được tái cơ cấu. (trích dẫn từ vietstock.vn)


Theo báo Tiền phong, vào năm 2000, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng chỉ là 150.000 tỷ đồng (tương đương 20% GDP) thì đến nay đã lên xấp xỉ 3.000.000 tỷ đồng (tương đương 130% GDP)


Hậu quả "Vinalines nguy cơ không thu hồi được số nợ trên 23.000 tỷ đồng"


Kỳ tới:
Kinh tế Việt Nam: nhà nhà "đầu tư" thổi lên bong bóng chứng khoán và địa ốc


Nguồn tham khảo:


29 nghìn tỷ giải cứu doanh nghiệp
Bơm 300 ngàn tỷ
Hỗ trợ lãi suất 400 ngàn tỷ
"Ông Vũ Viết Ngoạn: Đề nghị bơm tiền cứu thanh khoản, hạ lãi suất"

Bơm tiền cứu ai


Sau một năm thực hiện, Nghị quyết 11 về siết đầu tư BĐS và siết chặt tín dụng đã phát huy tác dụng. Lãi suất cao làm hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa, cầu tín dụng giảm, ngân hàng thừa tiền. DN đóng cửa, người lao động mất việc làm, tổng thu nhập xã hội giảm, hàng hóa tồn kho nhiều tới mức không dám tăng giá, chỉ số CPI chựng lại. Siết BĐS gây ứ đọng vật tư đồng nghĩa với không có khả năng tăng giá, lạm phát giảm.


Trái với nền kinh tế hàng hóa thông thường, cung vượt cầu gây ra giảm phát, ở Việt Nam cung giảm mà cầu cũng giảm trong đó cầu giảm nhiều hơn cung, tạo ra "dư cung" do giảm sức mua. Hiện tượng đó gọi là đình đốn, rất dễ chuyển thành lạm phát khi mức cung giảm hơn mức cầu tối thiểu.


Trước viễn cảnh đình đốn, gói hỗ trợ trị giá 29 ngàn tỷ được bộ Tài chính đề xuất. Để tiện so sánh, tổng mức đầu tư tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trị giá 22 ngàn tỷ đồng. Lập tức phản ứng của "các chuyên gia" là gói 29 ngàn tỷ chưa đủ mức hoặc chưa đủ tầm hoặc quá yếu ớt.


Nắm bắt cơ hội, chính phủ quyết định "bơm thêm" mỗi tháng 25 ngàn tỷ trong suốt 8 tháng còn lại của năm từ nay đến cuối năm. Nguồn chi được thuyết minh là từ khoản chiết giảm đầu tư công 240 ngàn tỷ.


Nếu chỉ để hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách miễn giảm thuế thì không cần phải "bơm" mà chỉ cần cắt giảm đầu tư công để cân bằng ngân sách. Bên cạnh hỗ trợ thuế, chính phủ chủ trương hạ lãi suất và đặc biệt là, xin trích "bơm thêm 25.000 tỷ đồng từ nay đến cuối năm, giải quyết tình trạng ngân hàng thừa tiền", hết trích.


Mấu chốt là ở chỗ, trong khi ngân hàng thừa tiền mà nhà nước lại bơm thêm có ý nghĩa gì?
Một là, "hỗ trợ" lợi nhuận cho ngân hàng,
Hai là, giải quyết vấn đề thanh khoản cho ngân hàng.


Những khoản đầu tư có ích như xây dựng giao thông lại bị cắt giảm hoặc bị tống tiền bằng phí lưu hành và phí bảo trì đường bộ trong khi tiếp tục "bơm tiền" cho ngân hàng mà thực chất là cứu nợ xấu.


Cứu lạm phát bằng cách "bơm tiền", nay cứu giảm phát cũng bằng cách "bơm tiền". Điều gì đang chờ đợi chúng ta ở phía trước?


Nguồn tham khảo:
"Phát hiện thất thoát" ở Vinalines
- Lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trực thuộc bộ chính trị dưới sự chỉ đạo của TBT thay thế cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng làm trưởng ban
- Gói hỗ trợ 29 ngàn tỷ đồng
- Gói giải pháp 29.000 tỷ chưa đủ tầm!
- Nhận định kinh tế - xã hội của Chính phủ bị xem là “hồng”
- Mỗi tháng bơm thêm 25.000 tỷ đồng hỗ trợ nền kinh tế
- Ẩn số nợ xấu - thực sự là bao nhiêu?
- Bơm tiền chống... lạm phát
- Cấp bù lãi suất 4% để kích cầu thứ nhất cho các DN vừa và nhỏ năm 2009
- Cấp bù lãi suất 4% thứ 2 cho vốn trung và dài hạn từ tháng 4 năm 2009 đến hết năm 2011


Phụ lục:
So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình Lúa - Màu vs  mô hình Lúa - Lúa - Lúa (lúa ba vụ) do thành viên Lucky cung cấp từ nguồn Tạp chí Khoa học 2011:18a 220-227Trường Đại học Cần Thơ.

Hình 1: Năng suất lúa của hai mô hình canh tác

Hình 2: Lợi nhuận và chi phí của hai mô hình

Hình 3: Lợi nhuận và chi phí 3 vụ sản xuất mô hình lúa 3 vụ

Hình 4: Lợi nhuận và chi phí 3 vụ sản xuất mô hình lúa – màu – lúa

Khách của Ngân hàng và nền kinh tế xe máy



Dân ta vốn yêu chuộng tự do, nhất là tự do đi lại bằng xe gắn máy. Tình cảm này được hun đúc từ thời mà chiếc xe đạp Phượng Hòang là một gia tài. Ngày nay nó càng được củng cố bởi các công ty cung cấp xăng dầu.


Ở những thành phố đông dân, có hai phương tiện đi lại là công cộng và cá nhân.Tuy số lượng doanh nghiệp kinh doanh vận tải tiện công cộng không nhiều hơn số lượng nhà cung cấp xăng dầu nhưng họ lại có khả năng đấu tranh đòi hỏi mức giá nhiên liệu công bằng. Trái lại, chủ phương tiện cá nhân có số lượng hàng triệu lại không đòi hỏi về giá mà chỉ có mong muốn tột cùng là có đủ xăng để đi lại. Loại khách hàng thứ hai sẽ bảo đảm lợi nhuận cho các công ty cung cấp xăng dầu nên sẽ được ưu tiên trong chính sách về quy hoạch giao thông.


***


Cuộc họp khẩn cuối tháng 5 của Chính phủ với nội dung vực dậy nền kinh tế đang có nguy cơ đình đốn. Mấu chốt là chủ trương hạn chế đầu tư vào BĐS đã trở thành quá đà, cần phải quay ngược 180 độ.


Tình trạng hiện nay là "ế vốn" được các chuyên gia đem ra mổ xẻ. Ngân hàng không muốn cho các DN BĐS vay vốn để hoàn thiện công trình mà định hướng cho cá nhân vay tiền dài hạn rồi dùng tiền đó đóng cho doanh nghiệp BĐS (hay còn được gọi là chủ đầu tư).


Kinh nghiệm xương máu của giới chủ ngân hàng, khi món nợ trở thành xấu thì việc buộc phải xiết nợ là vấn đề của ngân hàng chứ không phải của các doanh nghiệp BĐS. Nhưng đối với cá nhân người mua nhà thì khác, bị xiết nhà là cơn ác mộng. Ở đây ngân hàng đã khéo léo chuyển vấn đề của ngân hàng thành vấn đề của người mua nhà trong viễn cảnh tình hình kinh tế bấp bênh như hiện nay.

CPI âm nhưng lạm phát chưa được loại trừ



Chỉ số giá hàng tiêu dùng CPI được dùng để đo lường lạm phát. Chỉ số Lạm phát thường so sánh với lãi suất tiền gửi ngân hàng để cân nhắc có nên ký thác tiền mặt vào ngân hàng hay mua vàng cất trữ để bảo toàn vốn. Do đó cũng như lãi suất tiền gửi, chỉ số Lạm phát cũng được tính theo năm.


Theo đó, từ đầu năm đến nay mức độ tăng của chỉ số CPI theo năm giảm dần lần lượt là 17.23% trong  tháng Giêng, 15.96% tháng Hai, 13.68% tháng Ba, 10.08% tháng Tư, 7.89% tháng Năm và còn 6.45% trong tháng Sáu.





Để giảm nhẹ tỷ lệ lạm phát, cục thống kê thường công bố chỉ số CPI là giá của kỳ hiện tại so với giá tháng trước. Theo đó, CPI từ tháng Giêng đến tháng Năm lần lượt là +0.97%, +0.98%, +0.16%, +0.05% và +0.18%. Riêng tháng Sáu giá bình quân giảm 0.26% so với giá bình quân tháng 5. Điều này đang được bộ máy tuyên truyền ngợi ca như là một kỳ tích về thành quả của công cuộc chống lạm phát và cảnh báo nguy cơ giảm phát.


Tiết lộ về chi tiết tính toán chỉ số CPI cho thấy:
- Mặt hàng ăn uống (trọng số 40%) giảm 0.23% bao gồm lương thực giảm 0.78%, thực phẩm giảm 0.31% nhưng giá nhà hàng tăng 0.6%.
- Giá nhà ở giảm 1.21%
- Vật liệu xây dựng giảm 1.64%
- Viễn thông giảm 0.02%
- Văn hóa giải trí giảm 0.27%
- Giày dép, quần áo tăng 0.64%

Lạm phát có giảm nhưng chưa phải âm


Ta cùng phân tích những yếu tố tạo ra giá giảm trong bối cảnh từ đầu năm số doanh nghiệp đóng cửa lên đến vài chục ngàn, chỉ riêng tháng 5 đã có 4100 doanh nghiệp đóng cửa kéo theo đội quân mất việc làm, mất thu nhập làm giảm đáng kể lượng Cầu.


Tuy lạm phát nhưng giá lúa mấy năm gần đây hầu như không tăng. Hiện VFA chưa cho xuất khẩu để ghìm giá nên giá lúa tươi tại ruộng không quá 4000 đ/kg và những người trữ lúa khô còn không bán được.


Lương thực thực phẩm giảm giá do không tiêu thụ được chứ không phải do giá thành hạ. Thực tế nếu nhà nông phải mướn ruộng để canh tác thì giá thành sẽ cao hơn giá bán.


Số lượng khách giảm làm tăng giá thành của nhà hàng nên tuy giá nguyên liệu giảm nhưng giá dịch vụ ăn uống không giảm mà còn tăng.


BĐS đóng băng do tác dụng của Nghị quyết 11 làm giá BĐS giảm làm giảm nhu cầu tăng tồn kho VLXD kéo theo giá VLXD giảm là điều tất nhiên. Tuy nhiên, BĐS là tài sản chứ không phải hàng tiêu dùng, nên đưa giá BĐS vào rổ hàng hóa để tính CPI là không hợp lý.


Quần áo giày dép là hàng tiêu dùng công nghiệp, giá lại tăng chứng tỏ năng suất lao động không được cải thiện, hàng sản xuất có giá thành còn cao. Đồng thời, lãi suất cao trong thời gian vừa qua phối hợp với sức Cầu giảm làm sản xuất càng bị thu hẹp.


Vậy giá hàng hóa giảm do kiệt quệ sức mua chứ không phải do dư Cung, nên nguy cơ lạm phát sẽ bùng nổ khi hàng hóa cạn nguồn hàng tồn kho.


Nguồn tham khảo:
49 ngàn doanh nghiệp giải thể trong 9 tháng (DV)
4100 DN giải thể trong tháng 5 (cafef)
CPI giảm lần đầu tiên sau 2 năm (vnex)
CPI lần đầu tiên ở mức âm sau 38 tháng (vnex)
Doanh nghiệp tắc thở vì hàng tồn kho (TN)
Kinh Tế VN Giảm So Với 2011: Xuất Khẩu Bằng 1/4 Năm Cũ; Sản xuất công nghiệp bằng 1/2 cùng kỳ năm trước, tồn kho 34,9% (vietbao)

Nợ xấu đe dọa ai

http://xacbacxangbang.blogspot.com/2012/07/no-xau-e-doa-ai.html

Nợ xấu đang được báo chí nâng tầm quan trọng lên như một cao trào. Số liệu về nợ xấu ngày hôm nay khác với số liệu ngày hôm qua và cũng số liệu đó sẽ trở nên lạc hậu vào ngày mai.
Theo báo cáo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng nợ xấu là một con số đẹp, bình quân 8.6% mỗi tháng và nợ xấu hiện nay chiếm 8.6% tổng dư nợ.


Nợ xấu là cái gì mà đem lại mối bận tâm cho toàn bộ hệ thống chính trị?
Với một người nội trợ, nợ xấu có ảnh hưởng bằng lạm phát hay không?





Nợ là nghĩa vụ phải trả gắn liền với một khoản vay. Một giáo sư Kinh tế học của Việt Nam đã từng nói đại ý Một doanh nghiệp không có nợ thì không phải là một doanh nghiệp. Quy trình vay là Vay - Kinh doanh - Trả nợ vay. Quy trình này không thực hiện được đến cuối cùng thì được gọi là nợ xấu.


Muốn vay ngân hàng một khoản tiền, doanh nghiệp phải thế chấp cho ngân hàng một tài sản có giá trị lớn hơn món tiền vay đó. Thông thường ngân hàng cho vay số tiền tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp, giá trị tài sản thế chấp này do ngân hàng định giá với sự đồng ý của người đi vay, thông thường bằng 70% giá trị thực tế giao dịch trên thị trường.


Theo khế ước vay, khi đáo hạn mà không trả cả vốn lẫn lãi thì người vay phải chịu bị phạt quá hạn, quá thời hạn ghi trong khế ước mà người vay không trả thì ngân hàng có quyền tịch biên tài sản thế chấp, phát mãi để thu hồi vốn, quyết toán công nợ với người vay. Rõ ràng là ngân hàng hoàn toàn nắm đằng chuôi, nợ xấu không phải là vấn đề của ngân hàng mà là vấn đề của người đi vay.


Đối với người gửi tiền, ký thác cho ngân hàng một số tiền để hưởng một khoản tiền lãi định kỳ mà vẫn giữ được giá trị món tiền gốc. Vậy kỳ vọngcủa người gửi tiền là tiền lãi chứ không phải tiền gốc. Và lợi ích của người gửi tiền gắn liền với lợi ích của ngân hàng. Ngân hàng bảo toàn được vốn đồng nghĩa với tiền của người gửi được bảo toàn. Thực tiễn, những người gửi tiền bình chân như vại, ung dung hưởng lãi tiền gửi mà không e sợ nguy cơ nhận tiền bồi thường của bảo hiểm tiền gửi. Cho đến nay chưa thấy có dấu hiệu người gửi rút tiền hàng loạt.


Một chủ thể khác là Nhà nước, Nhà nước xem Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) không phải là doanh nghiệp quốc doanh mà là DN Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV). Theo đó, nợ của DNNN do DN đó chịu trách nhiệm, không phải là nợ công. Việc nợ xấu cao hay thấp không ảnh hưởng gì đến sự điều hành của chính phủ hay nói cách khác Chính phủ không có can dự trong việc nợ nần của DNNN.


Về phần doanh nghiệp, các doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt không phải vì nợ xấu mà vì chịu tác động đồng thời hai yếu tố vừa chi phí cao vừa sức mua giảm. Lạm phát làm sức mua của dân chúng giảm sút và lãi suất của ngân hàng cao dẫn đến tăng chi phí sản xuất.


Phải chăng, nợ xấu là yếu tố nhập khẩu từ bên ngoài làm cho giới truyền thông hốt hoảng.


Kỳ tới: Nợ xấu (nếu có) thì giải quyết thế nào

Loại tài sản thế chấp phổ biến nhất




0 nhận xét:

Đăng nhận xét