Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Hướng tới tái cấu trúc hiệu quả



Lê Đăng Doanh

Tái cấu trúc nền kinh tế có thể ví như chuyển nền kinh tế từ trạng thái A trong hiện tại sang một trạng thái B tốt hơn, theo một đường chuyển động tối ưu, an toàn được thiết kế cho các bên liên quan cùng hợp sức tham gia. Việc xác định rõ ràng trạng thái A và B là rất cần thiết để có thể thiết kế được quỹ đạo vận động thích hợp và vận dụng những phương pháp đúng đắn cần thiết.
Nếu không làm rõ được thực trạng thì không thể có bài thuốc đúng và nếu không xác định cụ thể, rõ ràng những tiêu chí của trạng thái B cần đạt được thì rất có thể sẽ có nhiều phát biểu về “tái cơ cấu” chung chung mà nội dung không rõ, không xác định cụ thể được mục đích, yêu cầu. Khi ấy rất có thể chúng ta sẽ rơi vào một mê hồn trận tốn kém, trong khi hai yêu cầu khắc phục “tư duy nhiệm kỳ” và “lợi ích nhóm” chưa chắc đã đạt được.
Khác bit vi thông l và đánh giá quc tế
Nếu như trong khoa học tự nhiên, việc xác định một trạng thái có tiêu chí rõ ràng là một hoạt động thuần túy khoa học chỉ cần đến một phương pháp luận thích hợp, thì trong kinh tế học việc xác định chính xác trạng thái A và thiết kế được trạng thái B luôn đụng chạm đến lợi ích của những bên tham gia và hoàn toàn không là một vấn đề thuần túy học thuật.
 Trong điều kiện thông tin không công khai minh bạch, tiêu chuẩn áp dụng khác so với chuẩn mực quốc tế, việc phân tích chính xác thực trạng A trở thành một vấn đề nan giải, “ông nói gà, bà nói vịt”. Hãy thử xét hai ví dụ sau đây để thấy một phần của vấn đề.
So sánh con số bội chi ngân sách mà Việt Nam công bố so với con số ngân hàng Phát triển châu Áước lượng, ta thấy sai số có lúc lên đến 30%. 
Theo cách giải thích của Bộ Tài chính thì có khác biệt là do cách định nghĩa bội chi ngân sách khác nhau, nhưng điều này thật khó hiểu, khi mà trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và chúng ta luôn hô hào cải cách hành chính để đạt đến chuẩn mực quốc tế, thì riêng lĩnh vực thu chi ngân sách – có thể nói là lĩnh vực quản lý vừa quan trọng nhất sát sườn nhất, vừa vô cùng nhạy cảm – thì cách tính toán của chúng ta lại không giống ai.
Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại được ngân hàng Nhà nước công bố ngày 6.12.2011 là 3%, với kịch bản xấu nhất cũng dưới <5% cho cuối năm 2011, trong khi tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch từ tháng 6.2011 đã công bố tỷ lệ nợ xấu là 13% mà phía Việt Nam không có bình luận gì.
Trong khi Việt Nam vẫn khẳng định “kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo”, thì quan điểm của đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam Sanjay Kalra lại phản ánh: “Doanh nghiệp Nhà nước đã trởthành gánh nặng cho nền kinh tế. Họ sử dụng phần lớn tín dụng cho nền kinh tế mà giờ đã khan hiếm, đầu tư trong nhiều trường hợp không hiệu quả và nợ của doanh nghiệp Nhà nước đã phủ bóng đen lên hệ thống tài chính và niềm tin thị trường”. Nếu như vậy thì tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước sẽ đi đến đâu? Và như vậy liệu giải pháp nào khắc phục được các yếu kém trong quản lý doanh nghiệp Nhà nước mà ví dụ điển hình là Vinashin?
Điều cũng cần làm rõ là vì sao mà nền kinh tế lại rơi vào trạng thái A, ai đã đưa nền kinh tế đến trạng thái đó và cần làm gì để tránh lặp lại điều này một lần nữa sau khi đã tái cấu trúc.
Những ví dụ như vậy có thể còn được tiếp tục dẫn ra cho nhiều lĩnh vực khác cũng đang cần được đánh giá, xem xét lại.
Cn xem xét tham kho các ý kiến đc lp trước khi tiến hành
Rất khó mong đợi những người đang hưởng lợi từ trạng thái A sẽ tự phanh phui tất cả những yếu kém của chính mình để phải sửa đổi, vì không ai dễ gì tự vác đá ghè chân mình.
Vì vậy, để thực hiện điều Tổng Bí thư đòi hỏi tại bế mạc Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trungương Đảng là “nhìn thẳng vào sự thật, xem xét vấn đề một cách khách quan, khoa học”, yêu cầu đầu tiên là phải lập ra một nhóm đánh giá độc lập, đưa kết quả đánh giá, phân tích ra công khai, xin ý kiến công luận rộng rãi để trình Trung ương và Quốc hội xem xét.
Nếu không làm được như vậy thì ngay việc đánh giá đúng thực trạng sẽ khó có thể chính xác, việc tìm nguyên nhân và quy trách nhiệm lại càng xa vời hơn.
Trong bối cảnh tranh tối tranh sáng do thiếu những quan điểm nhìn nhận, đánh giá đa chiều, chúng ta đã vội vàng lao vào triển khai tái cấu trúc thì khó lòng đem lại hiệu quả như mong muốn. Đơn cửnhư gần đây, báo chí đang sôi nổi đưa tin về tái cấu trúc ngân hàng và ba ngân hàng đầu tiên đã được tái cấu trúc với sự tham gia của ngân hàng Đầu tư và Phát triển của Nhà nước là BIDV trong khi chưa hề xác định được những tiêu chí trạng thái B cần đạt được sẽ như thế nào, mô hình quản lý, giám sát sẽ ra sao.
Vn phi tiếp tc xác đnh li vai trò ca Nhà nước
Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến tình hình hiện nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu bế mạc của mình đã chỉ ra khá tường minh: “Nguyên nhân khách quan là do tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu; nguyên nhân chủ quan là do những yếu kém của nội tại nền kinh tế với mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả, tích tụ kéo dài từ lâu chậm được khắc phục và do những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp, các ngành, đặc biệt là trong điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa; quản lý quy hoạch, đầu tư đất đai, tài nguyên, bất động sản…”  
Rõ ràng rằng muốn tái cấu trúc ba lĩnh vực ưu tiên, trọng yếu trên, không thể không” tái cấu trúc” toàn bộ bộ máy của Chính phủ, quản lý, chính sách từ Trung ương đến địa phương như Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng đã nêu lên trên đây. Và nhiệm vụ tái cấu trúc này còn khó khăn, nan giải hơn rất nhiều so với ba lĩnh vực trên, trước hết vì nó chưa hề được quyết định một cách tường minh trong các quyết định chính thức.
Để quản lý một nền kinh tế đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Nhà nước cần phải điều chỉnh chức năng của mình, không thể vừa đá bóng lại vừa thổi còi, vừa kinh doanh lại vừa quản lý, vừa ôm đồm những việc sự vụ, vất vả mà vẫn rất quan liêu, xa dân và xa thực tế. Nhà nước phải làm tốt chức năng tổ chức hoạt động nền kinh tế, lái thuyền chứ không thể vừa chèo, vừa lái, có khi ham chèo, bỏ lỏng lái thuyền. Quyền lực Nhà nước phải được giám sát, Chính phủ phải có trách nhiệm giải trình trước dân thì công cuộc tái cơ cấu kinh tế mới đạt được tiến bộ mong muốn. 

Trong khi người dân đang phải vật lộn với lạm phát cao 18% - một loại thuế vô hình đánh trên đầu mỗi người dùng tiền Việt Nam -, lãi suất ngân hàng lên đến mức nghẹt thở26%/năm, hàng hóa tồn kho lên đến mức kỷ lục, tiêu dùng dân cư xuống đến mức thấp nhất trong nhiều năm qua, 48.000 doanh nghiệp đã lâm vào phá sản và hàng chục ngàn doanh nghiệp khác phải tạm thời dừng hoạt động v.v. thì phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 10.10.2011 đã lóe lên một tia hy vọng về lối thoát ra khỏi tình trạng này.
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, xem xét vấn đề một cách khách quan, khoa học, Tổng Bí thư đã xác định yêu cầu: “đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh”. Đặc biệt, Tổng Bí thư đã chỉ ra ba lĩnh vực ưu tiên cần tái cơ cấu là: “tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công”, “cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại, các tổchức tài chính” và “ tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước”. Tổng Bí thư cũng chỉ rõ phải khắc phục “tư duy nhiệm kỳ” và “lợi ích nhóm” trong đầu tư công trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư. Đó là những định hướng và tư tưởng chính sách quan trọng, đúng đắn rất cần được nghiên cứu cụ thể hóa thành những phương án, kế hoạch hành động để tổ chức thực hiện.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét