Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

(bài của GS Paul Krugman đăng trên New York Times ngày 23/3/2009)

SỰ TUYỆT VỌNG TRONG CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÁNH
http://www.nytimes.com/2009/03/23/op...23krugman.html

Cuối tuần vừa qua New York Times và nhiều tờ báo khác đăng các chi tiết được tiết lộ về kế hoạch cứu vớt ngân hàng của chính quyền Obama, sẽ được công bố chính thức tuần này. Nếu các tin tức đó đúng thì Tim Geithner, Bộ trưởng Ngân khố, đã thuyết phục Tổng thống Obama sử dụng lại chính sách của chính quyền Bush - cụ thể, kế hoạch "tiền cho rác" được đề nghị, rồi bỏ đi, sáu tháng trước đây bởi Bộ trưởng Ngân khố khi đó là Henry Paulson.

Điều này còn hơn là thất vọng. Thật ra, đang làm tôi cảm thấy tràn đầy tuyệt vọng.

Xét cho cùng, chúng ta vừa trải qua bão lửa với việc tiền thưởng của tập đoàn AIG, trong đó quan chức chính phủ cho rằng họ không biết gì cả, không thể làm gì, và dù sao đi nữa đó là lỗi lầm của người khác. Trong khi đó, chính quyền đã thất bại trong việc dập tắt các sự nghi vấn của công chúng về việc các ngân hàng đang làm gì với tiền do dân đóng thuế.

Và bây giờ ông Obama rõ ràng đã định vị trên một kế hoạch tài chánh, về thực chất, cho rằng các ngân hàng về căn bản là mạnh mẻ và các nhà tài phiệt ngân hàng hiểu rõ họ đang làm gì.

Dường như Tổng thống đã xác nhận sự nhận thức ngày càng lan rộng rằng ông ta và nhóm cố vấn kinh tế không thực tế, rằng tầm nhìn kinh tế của họ bị che phủ bởi các mối liên hệ quá gần gủi với Wall Street. Và trước khi ông Obama nhận ra một thực tế rằng ông cần thay đổi đường hướng, số vốn liếng chính trị của ông ta có thể đã không còn gì.

Chúng ta hãy bàn luận một chút về các khía cạnh kinh tế của tình hình hiện tại.

Ngay bây giờ, nền kinh tế chúng ta bị kéo sụp bởi hệ thống tài chánh bất khả dụng, bị què quặt bởi các món lỗ khổng lồ trong các chứng khoán dựa vào thế chấp bất động sản và các tài sản khác.

Các sử gia kinh tế sẽ nói với các bạn, đây là một câu chuyện cũ rích, không mấy gì khác so với hàng chục cuộc khủng hoảng tương tự trong các thế kỷ qua. Và có một quy trình đã được chứng thực qua thời gian để giải quyết hậu quả của sự thất bại tài chánh lan rộng. Việc này xảy ra như sau: chính phủ đem lại tự tin trong hệ thống bằng việc bảo đảm nhiều (mặc dù không cần phải tất cả) mọi loại nợ ngân hàng. Cùng thời gian đó, chính phủ tạm thời kiểm soát các ngân hàng thực sự mất khả năng chi trả, ngõ hầu để làm "sạch" sổ sách các ngân hàng này.

Đó là điều Thụy điển đã thực hiện hồi đầu thập niên 1990. Đó cũng là điều chính chúng ta thực hiện sau cuộc thất bại của hệ thống "tiết kiệm và cho vay" trong các năm thời Tổng thống Reagan. Và không có lý do gì hiện nay chúng ta không thể làm tương tự.

Nhưng chính quyền Obama, cũng như chính quyền Bush, rõ ràng chỉ muốn một lối thoát dễ dàng. Các kế hoạch của hai ông Paulson và Geithner giống nhau ở chỗ đều khăng khăng cho rằng các tài sản khó tiêu thụ trong sổ sách của các ngân hàng đều thật ra có giá trị cao hơn nhiều so với giá bất cứ ai muốn trả hiện nay. Thật ra, giá trị thật sự còn cao đến mức nếu các tài sản này được định giá đúng mức thì các ngân hàng đã không bị lâm vào cảnh khốn cùng.

Và như vậy, kế hoạch là dùng các quỹ tiền dân đóng thuế đẩy đưa giá cả các tài sản khó tiêu thụ lên mức "công bằng". Ông Paulson đề nghị rằng chính phủ trực tiếp mua các tài sản đó. Ông Geithner, thay vào đó, đề nghị một đồ hoạch phức tạp trong đó chinh phủ cho các nhà đầu tư tư nhân vay mượn tiền, để họ dùng tiền đó mua các tài sản khó tiêu thụ. Ý định là, theo vị cố vấn kinh tế cao cấp nhất của Tổng thống Obama, dùng "sự chuyên nghiệp của thị trường" xác lập giá trị các tài sản khó tiêu thụ.

Nhưng đồ hoạch Geithner sẽ cung cấp việc cá cược một chiều: nếu giá trị tài sản tăng, các nhà đầu tư sẽ có lợi, nhưng nếu bị xuống, các nhà đầu tư có thể rời bỏ số nợ. Do đó đây không phải thật sự để cho thị trường tự hoạt động. Đây chỉ là một phương cách trá hình gián tiếp để trợ cấp cho việc mua lại các tài sản khó tiêu thụ.

Bỏ qua các phí tổn khả dĩ tổn hại cho người nộp thuế, có gì đó lạ lùng trong các việc này. Tôi đếm đây là lần thứ ba quan chức trong chính quyền Obama thả nổi một đồ hoạch theo thực chất là tái lập kế hoạch của ông Paulson, mỗi lần thêm một bộ cánh bên ngoài màu mè mới lạ và rồi hô hoán lên rằng họ thực hiện điều gì đó hoàn toàn khác. Điều này đang bắt đầu vượt quá hạn định thông thường.

Nhưng vấn đề thật sự của kế hoạch này là tính cách bất khả dụng. Đúng vậy, các tài sản khó tiêu thụ có thể bị định giá thấp theo mức nào đó. Nhưng sự thật là các nhân viên tài chánh chóp bu đã thật sự đánh cá cả các ngân hàng của họ trên sự tin tưởng rằng bong bóng bất động sản không bị bơm cứng, và trên sự tin tưởng liên hệ rằng các mức độ nợ bất động sản cao chưa từng thấy của các hộ gia đình đều không phải là điều khó giải quyết. Họ đã thua cuộc đánh cá đó. Và không có một lượng phù phép tài chánh nào - mà kế hoạch Geithner chung quy là như vậy - sẽ thay đổi sự thật này.

Bạn có thể nói, tại sao không thử qua kế hoạch này để xem điều gì xảy ra? Một câu trả lời là thời gian đang bị lãng phí: mỗi tháng chúng ta thất bại trọng việc kiểm soát cuộc khủng hoảng kinh tế là thêm 600 ngàn việc làm bị mất trắng.

Quan trọng hơn nữa, dù vậy, là phương cách ông Obama đang hoang phí sự tín nhiệm của dân chúng dành cho ông ta. Nếu kế hoạch này thất bại - và hầu như chắc chắn như vậy - sẽ rất khó để ông ta có thể thuyết phục Quốc hội đưa ra thêm ngân quỹ để thực hiện điều ông ta lẽ ra đã nên thực hiện từ lúc ban đầu.

Tất cả đều chưa bị mất hẳn: công chúng muốn ông Obama thành công, có nghĩa là ông ta vẫn còn có thể cứu vãn kế hoạch cứu vãn ngân hàng của ông ta. Nhưng thời gian đang cạn dần.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét