MỘT VÀI SỐ
LIỆU, SUY NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN AI CỦA MỸ VÀ CHINA
LỜI GIỚI
THIỆU
Chào các bạn thân mến. Phát triển Trí tuệ nhân tạo AI
(Artificial Intelligence), là yếu tố cốt lõi trong
cuộc chạy đua CMCN 4.0. Đầu năm 2016, lần đầu tiên chương trình AlphaGo, do
Google DeepMind phát triển đã giành chiến thắng trong trận đấu với nhà vô địch
cờ vây (Go) châu Âu Fan Hui (Phiền Huy). Ít lâu sau AlphaGo đã đánh bại cả Lee
Sedol người Hàn Quốc, một trong những kỳ thủ cờ vây hay nhất thế giới.
Cuộc đấu này
đã được truyền hình trực tuyến, và làm giới tinh hoa kỹ thuật công nghệ, kinh
tế và chính trị cả thế giới xúc động mạnh. Theo truyền thông China, đó chính là
“cú huých” bắt các nhà lãnh đạo China phải suy nghĩ nghiêm túc về việc phát
triển AI, và sau đó đưa việc phát triển AI vào nhóm những nhiệm vụ chiến lược
quốc gia ưu tiên hàng đầu. Từ đó, hàng loạt chương trình, dự án nghiên cứu phát
triển và triển khai AI của China được khởi động. Cuộc chạy đua phát triển AI
giữa Mỹ và China chính thức bắt đầu.
Vào cuối mùa
hè năm 2018, khi chỉnh sửa lần cuối bản thảo cuốn sách “AI siêu quyền lực:
China, Thung lũng Silicon và Trật tự thế giới mới (AI Super Powers: China,
Silicon Valley, and the New World Order)”, hiện đã trở thành cuốn sách được
trích dẫn nhiều nhất về cuộc đua AI toàn thế giới, tác giả Lý Khai Phục (Kai
Fu-Lee) người Đài Loan, một nhà đầu tư AI nổi tiếng toàn cầu, đã đưa ra một
nhận định gây “địa chấn”:
“China sẽ
sớm bắt kịp và vượt Mỹ trong việc phát triển và triển khai AI (China will soon
match or even overtake the United States in developing and deploying artificial
intelligence)”.
Khi quyển
sách ra đời mùa thu năm 2018, phần lớn các chuyên gia hàng đầu thế giới đều
thừa nhận, là trong cuộc chơi phát triển AI, sẽ chỉ còn lại 2 ông lớn là Mỹ và
China. Nhưng rất ít người tin rằng, Mỹ cho phép China qua mặt mình. Tuy nhiên,
tình hình hiện nay đã có nhiều thay đổi. Tôi xin phép giới thiệu một vài tổng
kết, nhận định của các chuyên gia Nga, China và Mỹ về tình trạng hiện thời của
cuộc chạy đua AI giữa Mỹ và China.
Trước hết là
một vài số liệu mới nhất về phát triển AI (Artificial Intelligence), thể hiện
qua những thành tựu trong một số lĩnh vực chính bao gồm:
Thứ nhất,
trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản tạo dựng cơ sở lý thuyết cho sự tiến bộ trong
lĩnh vực AI. Một điều chúng ta có thể tham chiếu qua số lượng và chất lượng các
báo cáo khoa học, trình bầy tại những hội thảo khoa học uy tín nhất trong lĩnh
vực này.
Thứ hai,
trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, tạo cơ sở cho việc phát triển các sản phẩm,
dịch vụ và xây dựng những nền tảng mới của AI. Điều này có thể đánh giá qua số
sáng chế công nghệ được đăng ký trong lĩnh vực AI.
Thứ ba, là
số chuyên gia trong lĩnh vực AI (AI talants), và thứ tư là số công ty làm việc
trong lĩnh vực này.
TƯƠNG QUAN
HIỆN NAY
Cuối
01/2019, trong Hội thảo hàng năm lần thứ 33 của Hiệp hội vì Sự tiến bộ của AI
(Association for the Advancement of Artificial Intelligence –AAAI), một trong
những hội thảo khoa học uy tín nhất trong lĩnh vực AI, tổng cộng 7745 báo cáo
được trình bầy (so với 3800 và 2590 tương ứng của các khóa 2 năm 2018, 2017
trước đó).
Số báo cáo
tiêu biểu được tuyển chọn là 1500 (so với 933 và 638 tương ứng của các khóa 2
năm 2018, 2017 trước đó). Trong số 1500 báo cáo tuyển chọn, các nhà khoa học
China và Mỹ có 382 và 264 báo cáo tương ứng. Số lượng báo cáo tuyển chọn đối với
các nước tham gia khác không vượt quá con số vài chục.
Như vậy,
trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản về AI, China có thể đã bắt đầu vượt
Mỹ. Tuy rằng, chất lượng nghiên cứu có thể Mỹ vẫn dẫn đầu. Trong cuộc hội thảo
lần thứ 33 về AI vừa qua, số báo cáo của China được tiếp nhận là 16%, so với
con số này của Mỹ là 21%. Đồng thời có thể nới rằng, trong lĩnh vực nghiên cứu
khoa học cơ bản về AI, Mỹ và China là hai thủ lĩnh bỏ xa các tay chơi khác
BÁO CÁO WIPO
VỀ XU HƯỜNG CÔNG NGHỆ 2019: AI
Vào ngày 31/01/2019,
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organization –
WIPO) đã công bố một báo cáo đặc biệt 156 trang “Về tình trạng các xu hướng
2019: lĩnh vực AI”. Đây là báo cáo đầu tiên, phân tích không phải ý kiến và
đánh giá chủ quan của các chuyên gia, cũng không phải là một bảng tổng kết các
chỉ số tài chính, được coi là đặc trưng cho thị trường AI, do các nhà phân tích
tổng hợp từ hàng chục thị trường dọc và ngang.
Lần đầu
tiên, hành trình của 340 nghìn sáng chế đã cấp bằng trong lĩnh vực AI, và 1.6
triệu ấn phẩm công bố gắn kết với chúng được phân tích. Đồng thời, việc phân
tích được thực hiện không phải chung cho tất cả mọi thứ về AI, mà được tách
thành ba phần (Hình 1):
- Phương
pháp và công nghệ AI (AI techniques)
- Những chức năng liên quan của AI (AI functional applications)
- Các lĩnh vực ứng dụng AI (AI application fields)
- Những chức năng liên quan của AI (AI functional applications)
- Các lĩnh vực ứng dụng AI (AI application fields)
Một trong
những phát hiện chính của báo cáo này, là trong khu vực các sáng chế liên quan
đến AI, các trường đại học đóng góp đáng kể và các trường Trung Quốc đang dẫn
đầu (Hình 2).
Trong đó các
viện, trường Trung Quốc chiếm 7 trong số 20 viện, trường hàng đầu thế giới về
sáng chế AI, cũng như 10 trong số 20 cơ quan nghiên cứu hàn lâm hàng đầu về
công bố khoa học trong lĩnh vực AI.
Các trung
tâm nghiên cứu hàn lâm của Trung Quốc đặc biệt mạnh về học sâu (deep learning)
của AI. Theo báo cáo này, Viện Hàn lâm Khoa học China dẫn đầu với hơn 2.500
bằng sáng chế và hơn 20.000 công bố khoa học về tất cả các chủ đề liên quan đến
AI. Trong đó riêng lĩnh vực học sâu có 235 sáng chế đã được cấp bằng. Trong 5
năm qua, số bằng sáng chế của China tăng 20% năm, tốc độ tăng trưởng vượt tất
cả các quốc gia khác, kể cả Mỹ.
Tóm lại,
theo báo cáo “Về tình trạng các xu hướng 2019: lĩnh vực AI”, China hiện đứng
đầu thế giới về số sáng chế trong lĩnh vực Al do các viện trường thực hiện.
Nhưng Mỹ vẫn giữ được đôi chút ưu thế so với China về số sáng chế trong lĩnh
vực AI, thực hiện ở các cơ sở nghiên cứu tư nhân (chủ yếu nhờ IBM, Microsoft và
Google). Kết luận này phù hợp với “Báo cáo về Phát triển AI của China 2018”
(China AI Development Report 2018) do Đại học Thanh Hoa thực hiện.
Nghĩa là
trong lĩnh vực AI, China hiện đang dẫn đầu thế giới về số lượng công bố khoa
học uy tín và bằng sáng chế. Chẳng hạn trong Hình 3, là biểu đồ về phân bố theo
quốc gia những công bố khoa học được trích dẫn nhiều nhất trong lĩnh vực AI.
Phải nói thêm một điều, rằng năm 2018, China, Mỹ và Nhật Bản đang nắm giữ tổng
cộng 74% số sáng chế trong lĩnh vực AI.
Về mặt số
lượng chuyên gia AI (Tài năng AI) và số lượng công ty hoạt động trong lĩnh vực
AI, China hiện vẫn thua Mỹ (Hình 4,5). Về chuyên gia AI, Mỹ hiện có 28.536, còn
China hiện có 18.232. Về số công ty AI, Mỹ hiện có 2038, so với China hiện có
1011. Ngoài ra, phải kể thêm 4 lĩnh vực khác liên quan đến AI, mà China hiện
vẫn thua Mỹ đáng kể.
1) Số lượng
chuyên gia AI hàng đầu,
2) Các tiêu chuẩn kỹ thuật
3) Nền tảng phần mềm
4) Cơ sở nền tảng dụng cụ bán dẫn, vi mạch.
2) Các tiêu chuẩn kỹ thuật
3) Nền tảng phần mềm
4) Cơ sở nền tảng dụng cụ bán dẫn, vi mạch.
Theo một số
chuyên gia, sự lạc hậu trong 4 lĩnh vực này có ý nghĩa sống còn đối với China. Trong
khi nhiều người khác lại cho rằng, đối với China, những yếu tố này không quá
quan trọng. Chẳng hạn, đó là kết luận được đưa ra trong một phân tích gần đây
của Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) "Tìm hiểu về chiến lược AI của China.
Đầu mối về tư duy chiến lược China về trí tuệ nhân tạo và an ninh quốc gia
(Understanding China’s AI Strategy. Clues to Chinese Strategic Thinking on
Artificial Intelligence and National Security)".
NHẬN ĐỊNH
CỦA CÁC CHUYÊN GIA
Tôi xin phép
giới thiệu ý kiến của ông Sergey Karelov, Giám đốc Công nghệ công ty Witology,
Chủ tịch Liên đoàn các chuyên gia IT độc lập Nga. Người từng làm việc khá nhiều
năm ở Mỹ, với tư cách top-manager ở IBM, Silicon Graphics (SGI). Sergey Karelov
cho biết, là mặc dù ông chia sẻ phần lớn suy nghĩ của Lý Khai Phục (một đồng
nghiệp cũ), thể hiện trong tác phẩm “AI Siêu quyền lực: China, Thung lũng
Silicon và Trật tự thế giới mới”, nhưng không đồng ý với nhận định của ông này,
về sự dẫn đầu tất yếu của China trong lĩnh vực AI.
Theo ông
Karelov, chẳng có sự dẫn đầu nào của China trong phát triển AI trên thế giới là
“tiền định” cả. Ông cho rằng, ông Lý Khai Phục đã không tính đến một yếu tố
chính. Đó là tiềm năng của Mỹ, người dẫn dắt sự phát triển AI trên thế giới
trong nhiều thập niên gần đây. Hiện nay theo ông, nước Mỹ vẫn bảo tồn được mọi
cơ sở cần thiết, để có thể khôi phục lại cho mình nguyên trạng (status quo).
Để thay đổi
tiến trình cuộc đua AI trên thế giới hiện nay, nước Mỹ cần phải làm một số điều
tương tự, như họ đã làm trong quá khứ, khi nhận thức được sự lạc hậu của mình
về công nghệ trong những lĩnh vực chiến lược, liên quan đến an ninh quốc gia.
Cuộc đua AI
hiện nay với China, chính là trường hợp tương tự việc triển khai Dự án
Manhattan những năm 1942-1946. Khi đó, nước Mỹ đã quyết định bằng mọi giá phải
chiến thắng cuộc đua chế tạo bom nguyên tử. Mặc dù thực tế người Đức bắt đầu
triển khai dự án bom nguyên tử của mình từ trước đó 3 năm, và đã đi trước được
một quãng đường đáng kể.
Cũng tương
tự, là lịch sử chương trình không gian vũ trụ Apollo (1960-1973), một chương
trình nhằm phát triển những phi thuyền có người lái đưa người lên Mặt Trăng đầu
tiên trên thế giới. Khi đó, mục tiêu chính của Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trụ,
là bắt kịp và vượt qua Liên Xô, người đã đi trước Mỹ trong chương trình không
gian vũ trụ của mình.
Tầm vóc
nhiệm vụ khôi phục vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực AI, mà nước Mỹ hiện nay đang
phải đối mặt, hoàn toàn có thể so sánh với hai nhiệm vụ đề cập ở trên. Và vì
vậy, cực kỳ quan trọng là phải thấu hiểu được những điều kiện, mà nếu thực hiện
thành công chúng, sẽ góp phần tạo một bước đột phá công nghệ mới ở quy mô quốc
gia Mỹ.
Hình 1 - Số
lượng các sáng chế AI trong từng lĩnh vực và giao điểm của chúng.
Hình 2 – Phân bố số lượng sáng chế theo lĩnh vực AI của các viện, trường hàng đầu thế giới.
Hình 3 – 10 quốc gia có công bố khoa học trong lĩnh vực AI được trích dẫn nhiều nhất.
Hình 4 - Phân bố theo quốc gia của 204.575 chuyên gia AI toàn cầu (trong đó Mỹ là 28.536, China là 18.232, …). Màu sắc đặc trưng cho sự phân bổ các chuyên gia AI tại 5 thành phố lớn nhất của mỗi quốc gia.
Hình 5 - Số lượng công ty làm việc trong lĩnh vực AI của các quốc gia.
Hình 2 – Phân bố số lượng sáng chế theo lĩnh vực AI của các viện, trường hàng đầu thế giới.
Hình 3 – 10 quốc gia có công bố khoa học trong lĩnh vực AI được trích dẫn nhiều nhất.
Hình 4 - Phân bố theo quốc gia của 204.575 chuyên gia AI toàn cầu (trong đó Mỹ là 28.536, China là 18.232, …). Màu sắc đặc trưng cho sự phân bổ các chuyên gia AI tại 5 thành phố lớn nhất của mỗi quốc gia.
Hình 5 - Số lượng công ty làm việc trong lĩnh vực AI của các quốc gia.
(Còn tiếp).
Tôi xin phép tiếp tục câu chuyện về cuộc đua AI giữa Mỹ và China xét đến những yếu tố khác, bao gồm thể chế chính trị kinh tế, khả năng đầu tư, thị trường, ... ngày mai 15/05/2019.
Tôi xin phép tiếp tục câu chuyện về cuộc đua AI giữa Mỹ và China xét đến những yếu tố khác, bao gồm thể chế chính trị kinh tế, khả năng đầu tư, thị trường, ... ngày mai 15/05/2019.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét