Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Frankel bàn về cái chết của CSTT kiềm chế lạm phát


2-8-2012 (VF) – Chính sách tiền tệ (CSTT) vốn được biết đến như một trong những công cụ đắc lực giúp NHTW các nước thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Liệu rằng nó có thực hữu dụng như phần đa mọi người vẫn trông chờ mỗi khi có một quyết sách mới của các NHTW?! GS. J. Frankel (ĐH Harvard) đã có bài luận bàn về vấn đề này.
CSTT bao gồm nhiều công cụ khác nhau, có thể kể đến như:
Cung tiền mục tiêu (Money-supply targeting): công cụ này được đưa ra những năm 1980 bởi MiltonFriedman nhưng đã nhanh chóng bại trận trong cuộc chiến với các cú sốc cầu tiền.



Tỷ giá hối đoái mục tiêu (Exchange-rate targeting): là một khung dao động của tỷ giá mà theo đó các NHTW cố gắng duy trì. Đây là công cụ được sử dụng thay thế cho Cung tiền mục tiêu, nhưng đã nhanh chóng thất bại ngay thập niên sau đó.
Lạm phát mục tiêu (Inflation targeting – IT): là một khoảng biến động của chỉ số giá tiêu dùng hàng năm mà các NHTW đặt ra trước, sau đó cố gắng thực hiện để đạt được chỉ số này. IT rất thời thượng vào những năm 1990 ở các nước phát triển và sau đó lan sang các nước đang phát triển và Châu Mỹ Latin. Sự thời thượng này được cho là do IT đã gặp thời, xuất hiện đúng lúc đúng chỗ.
IT có một số biến thể như: lạm phát lõi mục tiêu (CPI trừ đi giá thực phẩm và năng lượng dễ biến đổi), lạm phát linh hoạt mục tiêu (flexible inflation targeting) – đặt biến động CPI trong tỷ trọng tăng trưởng GDP ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, càng mở rộng loại hình IT, ý nghĩa ban đầu sẽ không còn nữa.
Điều đáng nói là số phận IT cũng không sáng sủa hơn người tiền nhiệm là bao khi liên tiếp hứng chịu những “đòn đau” từ nền kinh tế, mà cú mạnh nhất được cho là vào tháng 9-2008 khi NHTW các nước phải đối phó với bong bóng tài sản. Dường như các nhà kinh tế đã sai lầm khi cho rằng bong bóng chỉ xuất hiện khi có lạm phát về giá. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh ngược lại và có thể bong bóng xuất hiện chẳng trước hay sau một cơn bùng nổ lạm phát nào như bong bóng ở Mỹ 1929, Nhật Bản 1990, Thái Lan và Hàn Quốc 1997.
GDP danh nghĩa mục tiêu (Norminal GDP targeting): mục tiêu biến động về GDP danh nghĩa, được đưa ra hồi đầu những năm 1980 cùng với Mục tiêu về tỷ giá hối đoái, một thời gian không được áp dụng nhưng nay, lại được đưa ra. Rõ ràng ý tưởng không mới. Và không giống như IT, mục tiêu về GDP danh nghĩa tác động và làm bình ổn sức cầu.
Chỉ số giá sản xuất mục tiêu (product-price targeting): tập trung vào ổn định chỉ số của các nhà sản xuất, ít ra thì chỉ số này không tác động tiêu cực lên tỷ giá như IT.
Tuy nhiên, mục tiêu GDP danh nghĩa và Mục tiêu giá sản xuất định hướng công chúng tập trung vào bình ổn chi phí sống, bất chấp việc phải đối diện với những cú sốc không kiểm soát được về cung hay về tỷ giá.
Bằng việc đưa ra những thất bại của các công cụ này trong điều hành CSTT của các NHTW, Frankel lập luận rằng CSTT thực sự đã chết vào tháng 9-2008 sau những thất bại thảm hại trong giai đoạn 2003 – 2006.
Ông cho rằng: “Lạm phát mục tiêu được tồn tại là nhờ chế độ bản vị vàng. Cho dù một vài tín đồ lập dị vẫn mong sự trở lại của vàng như một mỏ neo tiền tệ, phần lớn vẫn muốn di hài cổ xưa này được nghỉ ngơi yên bình.”

0 nhận xét:

Đăng nhận xét