Báo cáo của
Economist: Việt Nam sẵn sàng cất cánh
http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/3610/index.aspx
Báo cáo đặc biệt của tạp chí The Economist cuối tháng 4/2008 cho thấy ở Việt Nam, dù còn tồn tại nhiều bất cập trong lập pháp, hành pháp và Việt Nam đang phải chịu nhiều tác động tiêu cực của nền kinh tế toàn cầu thì các hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực đều khởi sắc và Việt Nam đã sẵn sàng cất cánh.
VINAMILK là một công ty với trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh, cấu thành bởi các công ty sữa của Thụy Sĩ, Hà Lan và Trung Quốc sau khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam (VN) năm 1975. Một báo cáo mới đây của chương trình phát triển của LHQ về các công ty dẫn đầu tại VN miêu tả hoạt động của VINAMILK sau khi được quốc doanh hóa.
Công ty này đã trở thành một trong những tổ chức quốc doanh đầu tiên mở rộng hoạt động khắp cả nước sau khi hòa bình lập lại. Ngày nay VINAMILK là lá cờ đầu trong chương trình lớn của chính phủ nhằm “cổ phần hóa” các công ty quốc doanh, và phần lớn cổ phần của VINAMILK là do tư nhân nắm giữ. TNS - một công ty nghiên cứu thị trường, nhận định rằng VINAMILK là thương hiệu phát triển nhanh thứ hai trên toàn quốc.
Trong những ngày đầu khó khăn sau khi hòa bình lập lại, sản phẩm duy nhất Vinamilk cung cấp chỉ là sữa đặc có đường. Dần dần công ty này phát triển thêm các mặt hàng mới như sữa bột và sữa tươi. Giờ đây họ đã làm chủ chiến lược kinh doanh của mình, và chủ động thúc đẩy thị trường.
Ông Trần Bảo Minh, giám đốc mảng marketing, cho biết Vinamilk đang tiếp thị một loại sữa tươi với chất lượng vượt trội, dù với chi phí cao hơn đối thủ châu Âu là Cô gái Hà Lan tới 10%. Công ty cũng đang phát triển những xu hướng mới như sữa chua uống, nước trái cây và các loại nước uống bổ dưỡng khác. Ông cũng chia sẻ rằng đây là những bước đi rất mạnh dạn do “cổ phần hóa” đem lại.
Nhờ vào những phát triển chóng mặt của nền kinh tế VN, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sữa cũng ngày càng gia tăng, cho dù với số liệu còn khiêm tốn: chỉ 1 trong 5 người dân VN uống sữa. Năm ngoái lượng tiêu dùng đã tăng tới 20%. Mặc dù sự cạnh tranh với các sản phẩm sữa ngoại là rất gắt gao, Vinamilk vẫn giữ được vị thế và nhiều cơ hội.
Chương trình tư nhân hóa được tiến hành không đồng đều. Chính phủ lo ngại trước dư luận về việc bán cố phần quốc doanh với giá quá thấp. Cho đến nay, số lượng công ty quốc doanh đã giảm đáng kể so với số liệu đầu những năm 1990 là 12.000. Khó mà đếm chính xác được số lượng các công ty quốc doanh còn lại, bởi rất nhiều công ty đã được sát nhập vào các công ty mẹ, công ty con và “con” của công ty con nữa.
Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho biết hiện nay chỉ còn khoảng 2000 doanh nghiệp quốc doanh, và cho tới năm 2010 sẽ rút xuống chỉ còn 500, tập trung phần lớn ở các lĩnh vực trọng yếu như quốc phòng.
Sức mạnh vốn tiềm tàng của các DN tư nhân trỗi dậy
Cuối năm ngoái chính phủ đã công bố cho phép đợt cổ phần hóa đầu tiên đối với Vietcombank, một trong những 5 ngân hàng thương mại quốc doanh. Trong vòng vài năm tới, các ngân hàng còn lại cũng sẽ tiếp bước. Họ đang phải nhanh chóng chấn chỉnh để đối mặt với làn sóng cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng tư nhân VN cũng như những người khổng lồ nước ngoài như HSBC.
Các công ty đa quốc gia từ nước ngoài đang dồn dập góp mặt trong một loạt các dự án trên nhiều phương diện khắp cả nước, từ sân gôn tới nhà máy chế tạo vi mạch. Năm nay tập đoàn lớn General Electric (GE) của Mỹ sẽ lần đầu tiên mở xưởng chế tạo tua-bin tại VN.
Ông Stuard Dean, chủ tịch chi nhánh Đông Nam Á của GE, cho rằng mối quan tâm chính của công ty là chất lượng của nguốn nhân lực, chứ không phải chi phí thấp. Tuy nhiên, tập đoàn đa quốc gia này cũng đồng thời đánh giá rằng bản thân VN sẽ là một thị trường đầy hứa hẹn.
Có lẽ khu vực sôi động nhất của nền kinh tế là mảng của các công ty tư nhân VN mọc lên rầm rộ sau khi được hợp pháp hóa vào năm 2000. Sức mạnh vốn tiềm tàng của các doanh nghiệp VN đã bắt đầu trỗi dậy trở lại.
Hoạt động của lĩnh vực tư nhân là rất khó kiểm soát. Một số nhân viên trong quốc doanh vẫn giữ nghề, dù với mức lương thấp, chờ đợi để nhận cổ phần khi công ty được cổ phần hóa. Cùng lúc đó, họ mở công ty riêng, thậm chí đôi khi còn “nẫng” các mối làm ăn từ công ty quốc doanh của mình.
Doanh nghiệp VN: Hướng tới việc cạnh tranh quốc tế
Cho tới tận năm 2000, VN còn chưa tồn tại thị trường chứng khoán, nhưng chỉ tới cuối năm ngoái, 221 công ty với tổng giá trị thị trường là 28.7 tỉ đô đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM và một thị trường nhỏ hơn tại Hà Nội. Một số sửa đổi trong hệ thống luật gần đây cũng sẽ giảm thiểu mọi thiên vị giành cho các công ty quốc doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty tư gây vốn.
Cho đến vài năm trước đây phần lớn những công ty tư này còn phát triển với quy mô nhỏ, nhưng một vài trong số họ giờ đây đang lớn mạnh nhanh chóng. Chẳng hạn, công ty giải khát THP khởi đầu với việc chế biến bia, sau đó đã nhanh chóng chuyển sang đồ uống có ga và tới hôm nay, cũng như Vinamilk, THP đang làm dịu “cơn khát” của người tiêu dùng đối với các đồ uống bổ dưỡng.
Sản phẩm trà Không Độ của công ty này được coi là thương hiệu phát triển nhanh nhất của VN, với doanh thu tăng gần như gấp đôi trong năm ngoái. Giám đốc công ty, ông Trần Quý Thanh, bày tỏ quyết tâm cao trong việc xây đắp THP trở thành công ty đa quốc gia với việc áp dụng chiến lược tiếp thị và kĩ năng phân phối với đẳng cấp thế giới.
Trở lại hồi giữa những năm 1990, khi phần lớn các công ty tư còn bị coi là bất hợp pháp, ông Thanh khởi dựng kinh doanh với các máy móc tự chế. Cho tới khi công việc kinh doanh phát triển tới mức độ cao hơn và đòi hỏi nguồn vốn lớn, ông gom góp tiền bằng cách vay mượn bạn bè và họ hàng.
Đây tiếp tục trở thành phương pháp điển hình trong việc gây dựng tài chính cho hoạt động kinh doanh ở VN. Nhưng giờ đây, vay vốn từ các ngân hàng khiến cho các nhà doanh nghiệp an tâm hơn rất nhiều. Giám đốc điều hành HSBC tại VN, ông Tobin, cho biết hoạt động kinh doanh với nguồn bảo đảm tốt có thể vay tới 50 triệu đô mà không gặp phiền toái gì.
Cho tới năm 2000, khi THP chuyển từ bia sang đồ uống ngọt, Coca-Cola và Pepsi đã bước chân vào thị trường VN và lợi dụng nguồn tài chính hùng hậu của mình để thiết lập những hệ thống phân phối lớn. THP gia nhập hệ thống phân phối của Pepsi, bán số lượng nhỏ một loại nước uống tăng lực có tên là Number 1.
Khi doanh thu dần tăng lên, các nhà phân phối đòi hỏi tiếp tục duy trì sản phẩm cho dù Pepsi phản đối. Ông Thanh nói khi ông bắt đầu sự nghiệp vào những năm 1990, ông phải mất nhiều thời gian thuyết phục các nhà chức trách để ông hoạt động kinh doanh. Giờ đây, chính phủ coi những người như ông như là những “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế”
Một vài hoạt động kinh doanh khác thì tận dụng sự gia tăng của một tầng lớp mới ở các thành phố của VN: tầng lớp tham vọng và mong muốn được thể hiện mình. Một trong số đó là VTI, công ty làm chủ một loạt các cửa hàng cà phê cao cấp Highlands Coffee, cũng như những loạt cửa hàng nhỏ hơn cung cấp những sản phẩm thể thao chính hãng của Nike.
Chủ công ty, ông David Thái cho biết khi ông khôn khéo trang bị quán Highlands Coffee đầu tiên, với giá thành đồ uống lên tới gần 4 đô, không ai tin rằng mục tiêu của ông là thị trường người Việt chứ không phải người nước ngoài. Ông Thái cho rằng giới tiêu dùng thành thị phong lưu muốn tìm một cái gì đó – cho dù đó là một cốc cà phê latte hay một đôi giày thể thao đắt tiền – để thể hiện mình.
Một vài công ty VN khác đang hướng tới việc cạnh tranh trên phạm vi quốc tế. Công ty lớn nhất là PetroVietnam, đã tìm kiếm thị trường và đã bắt đầu sản xuất dầu tại một số nước, từ Algeria cho tới Cuba.
Đóng góp của công ty này cho chính phủ tương đương với 30% ngân sách quốc gia, vì vậy thành công của những công ty như thế là quan trọng đối với tương lai của VN. Vinamotor, một công ty quốc doanh chuyên sản xuất ô tô, đang xây dựng một nhà máy sản xuất xe buýt ở Dominica, hai nhà máy sản xuất xe tải và một khu sản xuất nhựa đường ở Venezuela. Tuy nhiên, VN vẫn chưa trở thành nhà sản xuất ô tô hàng loạt.
Báo cáo của Economist: Chặng đường phía trước còn dài
http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam//3619/index.aspx
Ngoài những điều kiện cho thấy VN đã sẵn sàng cất cánh, báo cáo của Economist cho thấy VN sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách. VN chưa thực sự đối mặt với những khủng hoảng đen tối nhất, bởi vậy có lẽ VN chưa có cơ hội để “lửa thử vàng gian nan thử sức”.
Hệ thống hành pháp, lập pháp còn có thể tốt hơn
Các công ty tư vẫn không chùn bước cho dù có một số trở ngại như nạn quan liêu, tệ tham nhũng, hệ thống quy tắc và pháp lý chưa thỏa đáng và những bất cập trong chất lượng cơ sở hạ tầng.
Trong buổi họp gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới để đánh giá những thuận tiện trong hoạt động kinh doanh tại các quốc gia, VN hiện nay đang cung cấp một môi trường kinh doanh thân thiện hơn nhiều so với các nước Indonesia, Philippines và Ấn Độ.
Tuy nhiên, VN còn chưa thực sự ghi điểm cao. Theo Ngân hàng Thế giới, việc khai báo lợi tức thuế ở VN rườm rà hơn hầu hết bất cứ một nước nào khác. Một tổ chức phi chính phủ là Transparency International cũng không đánh giá cao VN dựa trên chỉ số tham nhũng, cho dù VN hơn một số đối thủ khác trong khu vực.
Các nhà đầu tư bị hấp dẫn bởi những cơ hội tại VN cần chú ý tới trình độ quản lý yếu kém của các cơ quan. Ngay cả các nhân viên thị trường chứng khoán thừa nhận rằng sổ sách kế toán của các công ty phần lớn đều là kết quả của việc "nhào nặn" mà nên.
Ngân hàng Thế giới phát biểu rằng cho tới nay VN chưa có bộ máy hợp pháp nào để truy tố trách nhiệm của các giám đốc và việc hiệu lực hóa các hợp đồng là rất khó.
Sin Foong Wong thuộc nhánh tư nhân của Ngân hàng thế giới, giải thích rằng với sự bùng phát của thị trường chứng khoán gần đây, việc vay vốn dễ dàng đã khiến các công ty không chú tâm đến việc đòi hỏi các cấp lãnh đạo nâng cao tiêu chuẩn làm việc.
Giờ đây khi bong bóng đã phần nào xẹp bớt, các công ty có lẽ sẽ phải nỗ lực hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư trở lại.
Ông Nguyễn Kim Tùng, Giám đốc điều hành Indochina Capital - một ngân hàng đầu tư, cho biết sự bưng bít trong các công ty và các thị trường tài chính gây nhiều trở ngại cho các công ty đầu tư, cho dù tiềm năng phát triển là rất lớn. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt đất công sở và đất công nghiệp cũng là một yếu tố tiêu cực.
Trên bối cảnh của một số yếu tố không thuận lợi đó, VN vẫn được các nhà đầu tư đánh giá cao, trước hết là ở lợi thế giá nhân công thấp, đặc biệt là khi thị trường lao động Trung Quốc ngày càng trở nên đắt đỏ. Nguồn nhân lực trình độ cao còn hiếm, nhưng đó cũng là hiện trạng ở mọi quốc gia khác.
Ít ra, các công ty nước ngoài khen ngợi nhân viên Việt bởi tính kỉ luật cao, chăm chỉ và rất ham học hỏi. Cho dù một vài bất đồng giữa công nhân bản xứ và chủ nước ngoài đã xảy ra ở một số nơi, nhưng không vì thế mà làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư vào thị trường lao động dồi dào của VN.
VN sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách. Giới cầm quyền chưa thực sự đối mặt với những khủng hoảng đen tối nhất, bởi vậy có lẽ họ chưa có cơ hội để “lửa thử vàng gian nan thử sức”. Nhiều công ty đã lao vào thị trường địa ốc và chứng khoán, nhưng với những dấu hiệu trượt dốc của TTCK cũng như nhưng e ngại về vỡ bong bóng nhà đất, họ có thể đang tiến gần tới những hiểm họa tiềm ẩn mà không hay biết.
Hay rất có thể một trong những nhân vật kiệt xuất hay một trong số những ngân hàng ngoài quốc doanh đang tỏa sáng đã từng “đi tắt đón đầu” trên chặng đường vươn tới thành công của mình. Hệ thống luật phá sản của VN còn sơ đẳng, bởi vậy nguy cơ của việc xử lý chưa nghiêm minh những sai sót nghiêm trọng là hoàn toàn có khả năng.
Bộ máy hành pháp cũng có thể gây rủi ro chính trị. Các nhà chức trách đôi khi phản ứng thái quá, đột ngột xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, hoặc nghiêm trọng hóa những bất đồng dân sự.
Vào năm 2006, nhân viên của ABN AMRO đã phải chịu quản thúc tại gia sau khi ngân hàng Hà Lan này bị truy tố trách nhiệm bởi những thua lỗ trong hối đoái (mà báo cáo sau đó của chính phủ cho thấy trách nhiệm thuộc về ngân hàng trung tâm).
Vào năm 2005, giám đốc của Đông Nam, một công ty chuyên nhập khẩu điện thoại di dộng đã bị phạt tù 20 năm vì tội trốn lượng thuế với giá trị là 6 triệu đô.
Rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài cũng các tổ chức đa quốc gia đã chi những khoản đầu tư lớn vào cổ phần ở các công ty phần lớn trực thuộc nhà nước, tuy nhiên quyền sở hữu của họ còn hạn chế. Chính phủ VN đã thể hiện nhiều nỗ lực trong việc tiếp tục công cuộc tự do hóa, nhưng kết quả thì vẫn cần được thời gian kiểm chứng.
“Lửa thử vàng gian nan thử sức”
Là nguồn xuất khẩu lớn trên thế giới, VN có thể bị ảnh hưởng xấu bởi sự tuột dốc toàn cầu, nhưng điều đáng mừng là nền kinh tế của quốc gia này đã và đang ngày càng trở nên đa dạng hóa.
Ngoài việc dựa vào lượng xuất khẩu phong phú các mặt hàng nông nghiệp, VN cũng là nhà sản xuất nội thất, trang phục, giầy dép và dầu thô với quy mô không hề khiêm tốn.
Thêm vào đó, lượng xuất khẩu các linh kiện điện tử và phần mềm sẽ còn tăng tốc trong tương lai nhờ vào nguồn vốn đầu tư đang chảy đều vào đất nước nhiều tiềm năng này.
Ông Dominic Scriven thuộc công ty đầu tư Dragon Capital, đúc kết 5 nguồn lực thúc đẩy nền kinh tế VN thăng hoa trong vòng 10 năm tới: Chiến lược “Trung Quốc +1” cho các nhà sản xuất đa quốc gia; Sản xuất và chế biến lương thực thực phẩm; Ngành nông nghiệp phi lương thực (chẳng hạn như cao su); Du lịch; và “Nền kinh tế tri thức”.
Để khẳng định tiềm năng của VN trong lĩnh vực cuối cùng, ông Scriven dẫn chứng việc VN mang về 8 huy chương vàng trong cờ vua tại SEA Games 2005.
Hệ lụy lớn nhất mà các công ty VN có thể phải đối mặt là tình trạng chung của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á: Nguy cơ phình to, sự quá đà trong đa dạng hóa, lệ thuộc thái quá vào các mối quan hệ với các nhân vật quyền thế thay vì phụ thuộc vào tiềm lực kinh doanh của chính mình.
Dù có thể “lấn sân” trong hiện tại, về lâu dài khi quá trình toàn cầu hóa lan rộng và mạnh mẽ hơn, những công ty theo chủ nghĩa tư bản thân hữu này sẽ phải chống đỡ nhiều để tồn tại, nhường chỗ cho các công ty vững mạnh về chuyên môn.
Cho đến giờ VN đã thể hiện nhiều dấu hiệu đáng mừng: thay vì xử lí các thế lực độc quyền hay thân hữu, chính phủ VN đang khuyến khích tự do cạnh tranh. Một số công ty tỏa sáng ở VN đang nỗ lực trong việc chuyên nghiệp hóa hệ thống quản lý, dự án kinh doanh và tiếp thị với mục tiêu vươn tới tiêu chuẩn thế giới.
Và thành công bắt nguồn từ niềm tin. Ông Thanh (của THP) mơ ước có ngày gây dựng được một thương hiệu Việt sánh ngang tầm với Sony của Nhật Bản. Những mơ ước như thế chính là động cơ để VN sẵn sàng cất cánh vào tương lai.
* Catherine Trần (Dịch từ Economist)
http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/3610/index.aspx
Báo cáo đặc biệt của tạp chí The Economist cuối tháng 4/2008 cho thấy ở Việt Nam, dù còn tồn tại nhiều bất cập trong lập pháp, hành pháp và Việt Nam đang phải chịu nhiều tác động tiêu cực của nền kinh tế toàn cầu thì các hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực đều khởi sắc và Việt Nam đã sẵn sàng cất cánh.
VINAMILK là một công ty với trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh, cấu thành bởi các công ty sữa của Thụy Sĩ, Hà Lan và Trung Quốc sau khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam (VN) năm 1975. Một báo cáo mới đây của chương trình phát triển của LHQ về các công ty dẫn đầu tại VN miêu tả hoạt động của VINAMILK sau khi được quốc doanh hóa.
Công ty này đã trở thành một trong những tổ chức quốc doanh đầu tiên mở rộng hoạt động khắp cả nước sau khi hòa bình lập lại. Ngày nay VINAMILK là lá cờ đầu trong chương trình lớn của chính phủ nhằm “cổ phần hóa” các công ty quốc doanh, và phần lớn cổ phần của VINAMILK là do tư nhân nắm giữ. TNS - một công ty nghiên cứu thị trường, nhận định rằng VINAMILK là thương hiệu phát triển nhanh thứ hai trên toàn quốc.
Trong những ngày đầu khó khăn sau khi hòa bình lập lại, sản phẩm duy nhất Vinamilk cung cấp chỉ là sữa đặc có đường. Dần dần công ty này phát triển thêm các mặt hàng mới như sữa bột và sữa tươi. Giờ đây họ đã làm chủ chiến lược kinh doanh của mình, và chủ động thúc đẩy thị trường.
Ông Trần Bảo Minh, giám đốc mảng marketing, cho biết Vinamilk đang tiếp thị một loại sữa tươi với chất lượng vượt trội, dù với chi phí cao hơn đối thủ châu Âu là Cô gái Hà Lan tới 10%. Công ty cũng đang phát triển những xu hướng mới như sữa chua uống, nước trái cây và các loại nước uống bổ dưỡng khác. Ông cũng chia sẻ rằng đây là những bước đi rất mạnh dạn do “cổ phần hóa” đem lại.
Nhờ vào những phát triển chóng mặt của nền kinh tế VN, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sữa cũng ngày càng gia tăng, cho dù với số liệu còn khiêm tốn: chỉ 1 trong 5 người dân VN uống sữa. Năm ngoái lượng tiêu dùng đã tăng tới 20%. Mặc dù sự cạnh tranh với các sản phẩm sữa ngoại là rất gắt gao, Vinamilk vẫn giữ được vị thế và nhiều cơ hội.
Chương trình tư nhân hóa được tiến hành không đồng đều. Chính phủ lo ngại trước dư luận về việc bán cố phần quốc doanh với giá quá thấp. Cho đến nay, số lượng công ty quốc doanh đã giảm đáng kể so với số liệu đầu những năm 1990 là 12.000. Khó mà đếm chính xác được số lượng các công ty quốc doanh còn lại, bởi rất nhiều công ty đã được sát nhập vào các công ty mẹ, công ty con và “con” của công ty con nữa.
Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho biết hiện nay chỉ còn khoảng 2000 doanh nghiệp quốc doanh, và cho tới năm 2010 sẽ rút xuống chỉ còn 500, tập trung phần lớn ở các lĩnh vực trọng yếu như quốc phòng.
Sức mạnh vốn tiềm tàng của các DN tư nhân trỗi dậy
Cuối năm ngoái chính phủ đã công bố cho phép đợt cổ phần hóa đầu tiên đối với Vietcombank, một trong những 5 ngân hàng thương mại quốc doanh. Trong vòng vài năm tới, các ngân hàng còn lại cũng sẽ tiếp bước. Họ đang phải nhanh chóng chấn chỉnh để đối mặt với làn sóng cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng tư nhân VN cũng như những người khổng lồ nước ngoài như HSBC.
Các công ty đa quốc gia từ nước ngoài đang dồn dập góp mặt trong một loạt các dự án trên nhiều phương diện khắp cả nước, từ sân gôn tới nhà máy chế tạo vi mạch. Năm nay tập đoàn lớn General Electric (GE) của Mỹ sẽ lần đầu tiên mở xưởng chế tạo tua-bin tại VN.
Ông Stuard Dean, chủ tịch chi nhánh Đông Nam Á của GE, cho rằng mối quan tâm chính của công ty là chất lượng của nguốn nhân lực, chứ không phải chi phí thấp. Tuy nhiên, tập đoàn đa quốc gia này cũng đồng thời đánh giá rằng bản thân VN sẽ là một thị trường đầy hứa hẹn.
Có lẽ khu vực sôi động nhất của nền kinh tế là mảng của các công ty tư nhân VN mọc lên rầm rộ sau khi được hợp pháp hóa vào năm 2000. Sức mạnh vốn tiềm tàng của các doanh nghiệp VN đã bắt đầu trỗi dậy trở lại.
Hoạt động của lĩnh vực tư nhân là rất khó kiểm soát. Một số nhân viên trong quốc doanh vẫn giữ nghề, dù với mức lương thấp, chờ đợi để nhận cổ phần khi công ty được cổ phần hóa. Cùng lúc đó, họ mở công ty riêng, thậm chí đôi khi còn “nẫng” các mối làm ăn từ công ty quốc doanh của mình.
Doanh nghiệp VN: Hướng tới việc cạnh tranh quốc tế
Cho tới tận năm 2000, VN còn chưa tồn tại thị trường chứng khoán, nhưng chỉ tới cuối năm ngoái, 221 công ty với tổng giá trị thị trường là 28.7 tỉ đô đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM và một thị trường nhỏ hơn tại Hà Nội. Một số sửa đổi trong hệ thống luật gần đây cũng sẽ giảm thiểu mọi thiên vị giành cho các công ty quốc doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty tư gây vốn.
Cho đến vài năm trước đây phần lớn những công ty tư này còn phát triển với quy mô nhỏ, nhưng một vài trong số họ giờ đây đang lớn mạnh nhanh chóng. Chẳng hạn, công ty giải khát THP khởi đầu với việc chế biến bia, sau đó đã nhanh chóng chuyển sang đồ uống có ga và tới hôm nay, cũng như Vinamilk, THP đang làm dịu “cơn khát” của người tiêu dùng đối với các đồ uống bổ dưỡng.
Sản phẩm trà Không Độ của công ty này được coi là thương hiệu phát triển nhanh nhất của VN, với doanh thu tăng gần như gấp đôi trong năm ngoái. Giám đốc công ty, ông Trần Quý Thanh, bày tỏ quyết tâm cao trong việc xây đắp THP trở thành công ty đa quốc gia với việc áp dụng chiến lược tiếp thị và kĩ năng phân phối với đẳng cấp thế giới.
Trở lại hồi giữa những năm 1990, khi phần lớn các công ty tư còn bị coi là bất hợp pháp, ông Thanh khởi dựng kinh doanh với các máy móc tự chế. Cho tới khi công việc kinh doanh phát triển tới mức độ cao hơn và đòi hỏi nguồn vốn lớn, ông gom góp tiền bằng cách vay mượn bạn bè và họ hàng.
Đây tiếp tục trở thành phương pháp điển hình trong việc gây dựng tài chính cho hoạt động kinh doanh ở VN. Nhưng giờ đây, vay vốn từ các ngân hàng khiến cho các nhà doanh nghiệp an tâm hơn rất nhiều. Giám đốc điều hành HSBC tại VN, ông Tobin, cho biết hoạt động kinh doanh với nguồn bảo đảm tốt có thể vay tới 50 triệu đô mà không gặp phiền toái gì.
Cho tới năm 2000, khi THP chuyển từ bia sang đồ uống ngọt, Coca-Cola và Pepsi đã bước chân vào thị trường VN và lợi dụng nguồn tài chính hùng hậu của mình để thiết lập những hệ thống phân phối lớn. THP gia nhập hệ thống phân phối của Pepsi, bán số lượng nhỏ một loại nước uống tăng lực có tên là Number 1.
Khi doanh thu dần tăng lên, các nhà phân phối đòi hỏi tiếp tục duy trì sản phẩm cho dù Pepsi phản đối. Ông Thanh nói khi ông bắt đầu sự nghiệp vào những năm 1990, ông phải mất nhiều thời gian thuyết phục các nhà chức trách để ông hoạt động kinh doanh. Giờ đây, chính phủ coi những người như ông như là những “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế”
Một vài hoạt động kinh doanh khác thì tận dụng sự gia tăng của một tầng lớp mới ở các thành phố của VN: tầng lớp tham vọng và mong muốn được thể hiện mình. Một trong số đó là VTI, công ty làm chủ một loạt các cửa hàng cà phê cao cấp Highlands Coffee, cũng như những loạt cửa hàng nhỏ hơn cung cấp những sản phẩm thể thao chính hãng của Nike.
Chủ công ty, ông David Thái cho biết khi ông khôn khéo trang bị quán Highlands Coffee đầu tiên, với giá thành đồ uống lên tới gần 4 đô, không ai tin rằng mục tiêu của ông là thị trường người Việt chứ không phải người nước ngoài. Ông Thái cho rằng giới tiêu dùng thành thị phong lưu muốn tìm một cái gì đó – cho dù đó là một cốc cà phê latte hay một đôi giày thể thao đắt tiền – để thể hiện mình.
Một vài công ty VN khác đang hướng tới việc cạnh tranh trên phạm vi quốc tế. Công ty lớn nhất là PetroVietnam, đã tìm kiếm thị trường và đã bắt đầu sản xuất dầu tại một số nước, từ Algeria cho tới Cuba.
Đóng góp của công ty này cho chính phủ tương đương với 30% ngân sách quốc gia, vì vậy thành công của những công ty như thế là quan trọng đối với tương lai của VN. Vinamotor, một công ty quốc doanh chuyên sản xuất ô tô, đang xây dựng một nhà máy sản xuất xe buýt ở Dominica, hai nhà máy sản xuất xe tải và một khu sản xuất nhựa đường ở Venezuela. Tuy nhiên, VN vẫn chưa trở thành nhà sản xuất ô tô hàng loạt.
Báo cáo của Economist: Chặng đường phía trước còn dài
http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam//3619/index.aspx
Ngoài những điều kiện cho thấy VN đã sẵn sàng cất cánh, báo cáo của Economist cho thấy VN sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách. VN chưa thực sự đối mặt với những khủng hoảng đen tối nhất, bởi vậy có lẽ VN chưa có cơ hội để “lửa thử vàng gian nan thử sức”.
Hệ thống hành pháp, lập pháp còn có thể tốt hơn
Các công ty tư vẫn không chùn bước cho dù có một số trở ngại như nạn quan liêu, tệ tham nhũng, hệ thống quy tắc và pháp lý chưa thỏa đáng và những bất cập trong chất lượng cơ sở hạ tầng.
Trong buổi họp gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới để đánh giá những thuận tiện trong hoạt động kinh doanh tại các quốc gia, VN hiện nay đang cung cấp một môi trường kinh doanh thân thiện hơn nhiều so với các nước Indonesia, Philippines và Ấn Độ.
Tuy nhiên, VN còn chưa thực sự ghi điểm cao. Theo Ngân hàng Thế giới, việc khai báo lợi tức thuế ở VN rườm rà hơn hầu hết bất cứ một nước nào khác. Một tổ chức phi chính phủ là Transparency International cũng không đánh giá cao VN dựa trên chỉ số tham nhũng, cho dù VN hơn một số đối thủ khác trong khu vực.
Các nhà đầu tư bị hấp dẫn bởi những cơ hội tại VN cần chú ý tới trình độ quản lý yếu kém của các cơ quan. Ngay cả các nhân viên thị trường chứng khoán thừa nhận rằng sổ sách kế toán của các công ty phần lớn đều là kết quả của việc "nhào nặn" mà nên.
Ngân hàng Thế giới phát biểu rằng cho tới nay VN chưa có bộ máy hợp pháp nào để truy tố trách nhiệm của các giám đốc và việc hiệu lực hóa các hợp đồng là rất khó.
Sin Foong Wong thuộc nhánh tư nhân của Ngân hàng thế giới, giải thích rằng với sự bùng phát của thị trường chứng khoán gần đây, việc vay vốn dễ dàng đã khiến các công ty không chú tâm đến việc đòi hỏi các cấp lãnh đạo nâng cao tiêu chuẩn làm việc.
Giờ đây khi bong bóng đã phần nào xẹp bớt, các công ty có lẽ sẽ phải nỗ lực hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư trở lại.
Ông Nguyễn Kim Tùng, Giám đốc điều hành Indochina Capital - một ngân hàng đầu tư, cho biết sự bưng bít trong các công ty và các thị trường tài chính gây nhiều trở ngại cho các công ty đầu tư, cho dù tiềm năng phát triển là rất lớn. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt đất công sở và đất công nghiệp cũng là một yếu tố tiêu cực.
Trên bối cảnh của một số yếu tố không thuận lợi đó, VN vẫn được các nhà đầu tư đánh giá cao, trước hết là ở lợi thế giá nhân công thấp, đặc biệt là khi thị trường lao động Trung Quốc ngày càng trở nên đắt đỏ. Nguồn nhân lực trình độ cao còn hiếm, nhưng đó cũng là hiện trạng ở mọi quốc gia khác.
Ít ra, các công ty nước ngoài khen ngợi nhân viên Việt bởi tính kỉ luật cao, chăm chỉ và rất ham học hỏi. Cho dù một vài bất đồng giữa công nhân bản xứ và chủ nước ngoài đã xảy ra ở một số nơi, nhưng không vì thế mà làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư vào thị trường lao động dồi dào của VN.
VN sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách. Giới cầm quyền chưa thực sự đối mặt với những khủng hoảng đen tối nhất, bởi vậy có lẽ họ chưa có cơ hội để “lửa thử vàng gian nan thử sức”. Nhiều công ty đã lao vào thị trường địa ốc và chứng khoán, nhưng với những dấu hiệu trượt dốc của TTCK cũng như nhưng e ngại về vỡ bong bóng nhà đất, họ có thể đang tiến gần tới những hiểm họa tiềm ẩn mà không hay biết.
Hay rất có thể một trong những nhân vật kiệt xuất hay một trong số những ngân hàng ngoài quốc doanh đang tỏa sáng đã từng “đi tắt đón đầu” trên chặng đường vươn tới thành công của mình. Hệ thống luật phá sản của VN còn sơ đẳng, bởi vậy nguy cơ của việc xử lý chưa nghiêm minh những sai sót nghiêm trọng là hoàn toàn có khả năng.
Bộ máy hành pháp cũng có thể gây rủi ro chính trị. Các nhà chức trách đôi khi phản ứng thái quá, đột ngột xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, hoặc nghiêm trọng hóa những bất đồng dân sự.
Vào năm 2006, nhân viên của ABN AMRO đã phải chịu quản thúc tại gia sau khi ngân hàng Hà Lan này bị truy tố trách nhiệm bởi những thua lỗ trong hối đoái (mà báo cáo sau đó của chính phủ cho thấy trách nhiệm thuộc về ngân hàng trung tâm).
Vào năm 2005, giám đốc của Đông Nam, một công ty chuyên nhập khẩu điện thoại di dộng đã bị phạt tù 20 năm vì tội trốn lượng thuế với giá trị là 6 triệu đô.
Rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài cũng các tổ chức đa quốc gia đã chi những khoản đầu tư lớn vào cổ phần ở các công ty phần lớn trực thuộc nhà nước, tuy nhiên quyền sở hữu của họ còn hạn chế. Chính phủ VN đã thể hiện nhiều nỗ lực trong việc tiếp tục công cuộc tự do hóa, nhưng kết quả thì vẫn cần được thời gian kiểm chứng.
“Lửa thử vàng gian nan thử sức”
Là nguồn xuất khẩu lớn trên thế giới, VN có thể bị ảnh hưởng xấu bởi sự tuột dốc toàn cầu, nhưng điều đáng mừng là nền kinh tế của quốc gia này đã và đang ngày càng trở nên đa dạng hóa.
Ngoài việc dựa vào lượng xuất khẩu phong phú các mặt hàng nông nghiệp, VN cũng là nhà sản xuất nội thất, trang phục, giầy dép và dầu thô với quy mô không hề khiêm tốn.
Thêm vào đó, lượng xuất khẩu các linh kiện điện tử và phần mềm sẽ còn tăng tốc trong tương lai nhờ vào nguồn vốn đầu tư đang chảy đều vào đất nước nhiều tiềm năng này.
Ông Dominic Scriven thuộc công ty đầu tư Dragon Capital, đúc kết 5 nguồn lực thúc đẩy nền kinh tế VN thăng hoa trong vòng 10 năm tới: Chiến lược “Trung Quốc +1” cho các nhà sản xuất đa quốc gia; Sản xuất và chế biến lương thực thực phẩm; Ngành nông nghiệp phi lương thực (chẳng hạn như cao su); Du lịch; và “Nền kinh tế tri thức”.
Để khẳng định tiềm năng của VN trong lĩnh vực cuối cùng, ông Scriven dẫn chứng việc VN mang về 8 huy chương vàng trong cờ vua tại SEA Games 2005.
Hệ lụy lớn nhất mà các công ty VN có thể phải đối mặt là tình trạng chung của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á: Nguy cơ phình to, sự quá đà trong đa dạng hóa, lệ thuộc thái quá vào các mối quan hệ với các nhân vật quyền thế thay vì phụ thuộc vào tiềm lực kinh doanh của chính mình.
Dù có thể “lấn sân” trong hiện tại, về lâu dài khi quá trình toàn cầu hóa lan rộng và mạnh mẽ hơn, những công ty theo chủ nghĩa tư bản thân hữu này sẽ phải chống đỡ nhiều để tồn tại, nhường chỗ cho các công ty vững mạnh về chuyên môn.
Cho đến giờ VN đã thể hiện nhiều dấu hiệu đáng mừng: thay vì xử lí các thế lực độc quyền hay thân hữu, chính phủ VN đang khuyến khích tự do cạnh tranh. Một số công ty tỏa sáng ở VN đang nỗ lực trong việc chuyên nghiệp hóa hệ thống quản lý, dự án kinh doanh và tiếp thị với mục tiêu vươn tới tiêu chuẩn thế giới.
Và thành công bắt nguồn từ niềm tin. Ông Thanh (của THP) mơ ước có ngày gây dựng được một thương hiệu Việt sánh ngang tầm với Sony của Nhật Bản. Những mơ ước như thế chính là động cơ để VN sẵn sàng cất cánh vào tương lai.
* Catherine Trần (Dịch từ Economist)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét