Các Chồi Non và Các Tia Hy vọng Yếu Ớt
http://www.nytimes.com/2009/04/17/op...gman.html?_r=1
Ông Ben Bernanke, Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang, nhìn thấy "các chồi non xanh tươi". Tổng thống Obama thấy "các tia hy vọng yếu ớt". Và thị trường chứng khoán đang tăng trưởng vô lý.
Như vậy có phải đã đến lúc cho rằng mọi việc đã được giải quyết? Sau đây là bốn lý do vì sao phải nên thận trọng về triển vọng kinh tế:
1. Mọi việc đều vẫn đang trở nên tệ hại. Sản xuất công nghiệp vừa sụt đến mức thấp nhất trong 10 năm qua. Các dự án bắt đầu xây nhà vẫn còn được triển khai chậm chạp đến mức khó tin nổi. Số bất động sản bị thu hồi nay lại tăng cao, sau khi các công ty cho mượn tiền mua nhà tạm dừng việc này để chờ đợi chi tiết từ các kế hoạch cứu bất động sản của chính quyền Obama.
Điều tốt nhất quý vị có thể nói, đó là có một vài dấu hiệu lẻ tẻ cho thấy mọi việc đang trở nên xấu đi một cách chậm chạp hơn - nền kinh tế không rơi rụng nhanh như trong thời gian vừa qua. Và tôi muốn nói "lẻ tẻ": ấn phẩm Beige Book gần đây nhất, do Quỹ Dự Trữ Liên Bang [FED] xuất bản và công bố kết quả cuộc thăm dò dư luận thường kỳ về các tình trạng kinh doanh, tường trình rằng "5 trong số 12 Vùng [Thương mại toàn quốc] nhận thấy mức độ sụt giảm đã dịu lại một chút". Ôi chao!
2. Vài tin tốt không thuyết phục cho lắm. Tin tốt nhất trong vài ngày gần đây đến từ các ngân hàng, công bố rằng họ có lợi nhuận tốt đẹp đáng ngạc nhiên. Nhưng một số trong các bản tường trình lợi nhuận đó có chút gì khá ... buồn cười.
Thí dụ như Wells Fargo công bố một quý có lợi nhuận cao chưa từng có của họ. Nhưng lợi nhuận được báo cáo của một ngân hàng thì không phải là một con số cứng nhắc, như về doanh số chẳng hạn, còn tùy thuộc rất nhiều vào số tiền ngân hàng để qua một bên để chi trả cho các sự lỗ lã được dự tính có thể xảy ra trong tương lai cho các món nợ cho vay này. Và một số nhà phân tích cho biết họ nghi ngờ rất nhiều về các dự tính về thất thoát, lỗ lã, cũng như lợi nhuận trong tương lai do Wells Fargo đưa ra, cũng như nhiều vấn đề hạch toán của ngân hàng này.
Trong khi đó, Goldman Sachs công bố lợi nhuận nhảy vọt từ Quý 4, 2008, đến Quý 1, 2009. Nhưng như các nhà phân tích lập tức nhận ra, Goldman thay đổi định nghĩa của họ về "Quý" (vì một sự thay đổi trong tình trạng hợp pháp của họ), ngõ hầu để - tôi không nói giỡn chơi - tháng 12, cũng là tháng tệ hại cho ngân hàng này - biến mất trong sự so sánh này.
Tôi không muốn đi quá đà tại đây. Có thể các ngân hàng thật sự đã đánh đu từ lỗ nặng sang lợi nhuận to lớn trong một thời gian kỷ lục. Nhưng các điều nghi ngại là tự nhiên trong thời đại Madoff hiện nay.
Ồ, và đối với số người trong đợi các "bài thi chịu lực" của Bộ Ngân khố sẽ làm mọi việc rõ ràng hơn: Phát ngôn Viên Nhà Trắng, ông Robert Gibbs, nói rằng "các bạn sẽ thấy, trong một phương cách có hệ thống và phối hợp chặt chẽ, việc đánh giá và trình bày một số kết quả các "bài thi chịu lực" [mà các ngân hàng phải trải qua] sẽ được minh bạch hóa và công bố cho tất cả những ai có liên quan". Không, tôi không hiểu đó là nghĩa gì nữa.
3. Có thể còn các đôi giày khác chưa rơi rụng. Ngay cả trong cuộc Đại Khủng hoảng, mọi việc không diễn ra thẳng thừng. Khi đó, có một khoảng thời gian ngưng sụt giảm khoảng một năm rưỡi sau khi bắt đầu cuộc khủng hoảng - khoảng chừng thời gian hiện nay của chúng ta. Nhưng tiếp theo sau đó là một dãy ngân hàng sụp đổ trên cả hai bờ Đại Tây dương, cộng vào một số chính sách vô cùng tệ hại đang khi các quốc gia cố gắng bảo vệ bản vị vàng đang giẫy chết, và kinh tế toàn cầu té xuống một vực thẳm khác.
Điều này có thể xảy ra lần nữa hay không? Bất động sản trong các thương nghiệp đang vỡ vụn tại các vết nối [hợp tác kinh doanh], thua lổ trong các thẻ tín dụng đang tăng cao và cho đến lúc này không ai biết mọi việc sẽ trở nên tệ hại thế nào tại Nhật bản và Đông Âu. Chúng ta có thể sẽ không gặp thảm họa như năm 1931, nhưng còn quá xa đễ nói chắc chắn rằng thời kỳ tệ hại nhất đã qua đi.
4. Ngay cả khi mọi việc qua đi, chúng vẫn không kết thúc. Cuộc suy thoái năm 2001 chinh thức kéo dài chỉ 8 tháng, chấm dứt vao tháng 11 năm đó. Nhưng nạn thất nghiệp vẫn tăng cao một năm rưỡi sau đó. Các việc này cũng xảy ra sau kỳ suy thoái năm 1990-1991. Và có mọi lý do để tin rằng lần này cũng vậy. Đừng ai ngạc nhiên nếu nạn thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng trong trọn năm 2010.
Tại sao? Việc hồi phục "hình chữ V", trong đó việc làm trở lại mạnh mẻ, chỉ xảy ra khi có sức cầu gia tăng mạnh mẻ. Thí dụ, năm 1982, kinh doanh nhà đất bị thiệt hại do lãi suất cao, vì vậy khi FED hạ lãi suất, số nhà bán gia tăng. Việc này sẽ không xảy ra lần này, ngày nay, nền kinh tế bị suy thoái, nói cách khác, bởi vì chúng ta có quá nhiều nợ và xây dựng quá nhiều thương xá, và không ai còn tinh thần nào để xài tiền ra thêm nữa.
Các công ăn việc làm cuối cùng sẽ trở lại, luôn luôn như vậy, chỉ là sẽ không xảy ra mau chóng.
Và như trên đây, tôi đã làm mọi người bị trầm cảm, vậy thì đâu là câu trả lời? Phải kiên định.
LỊch sử cho thấy rằng một trong các nguy hiểm lớn về chính sách, khi phải đối mặt với nền kinh tế sa sút nặng nề, là việc lạc quan quá sớm. F.D.R. [Tổng thống Franklin D. Roosevelt] đối phó với các dấu hiệu phục hồi bằng việc cắt Works Progress Administration* xuống còn phân nửa và tăng thuế; cuộc Đại Khủng hoảng lập tức trở lại với sức mạnh toàn diện. Nhật bản chậm chạp trong mọi cố gắng vào khoảng giữa "thập niên lãng phí" của họ, tạo thêm 5 năm trì trệ.
Các kinh tế gia trong chính quyền Obama hiểu rõ các điều này. Họ nói toàn các điều rất đúng về việc phải theo đuổi các việc đang thực hiện [để cứu nguy kinh tế]. Nhưng có một nguy cơ rõ ràng rằng các tuyên bố về chồi non xanh tươi và tia hy vọng sẽ tạo ra tính tự mãn nguy hiểm.
Và như vậy, điều tôi muốn dặn dò đến công chúng và các nhà lập pháp: Đừng ghi nhận các sự hồi phục trước khi chúng được hình thành.
GS Paul Krugman
* Một chương trình quy mô nhằm tạo việc làm vào thời đó.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét