2007
Bài I: Đột phá từ triết lý phát triển
Nguồn: http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/04/689189/
"Nếu nước ta không có nỗ lực đột phá, thì cho dù bối cảnh phát triển trong mấy thập kỷ tới vẫn tiếp tục thuận lợi như hiện nay, Việt Nam sẽ vẫn ở mức phát triển thấp so với khu vực và thế giới. Và như vậy, vào năm 2045, khi kỷ niệm 100 năm Quốc khánh và 70 năm ngày thống nhất đất nước, Việt Nam vẫn chưa thoát hẳn cảnh nghèo nàn lạc hậu (giống như Mexico, Malaysia, hay Thái lan hiện nay); đồng thời họ sẽ phải chịu thêm mặc cảm tủi nhục vì vị thế thấp kém của đất nước so với Trung Quốc và các nước phát triển, cùng sự xót xa, nuối tiếc về những cơ hội vô giá mà thế hệ hôm nay đã bỏ qua"
Đây là phân tích của tiến sỹ Vũ Minh Khương, người hiện là giảng viên trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore vừa gửi tới VietNamNet.
Người Việt Nam sau này sẽ được hãnh diện về lòng quả cảm và những nỗ lực phi thường mà thế hệ hôm nay sẽ xiết chặt hàng ngũ để làm nên một nước Việt Nam hùng cường? Hay, họ sẽ phải hổ thẹn về vị thế yếu hèn của dân tộc trong cộng đồng thế giới?
Trong khuôn khổ có hạn, bài viết này đề cập đến bốn nội dung của triết lý phát triển mà chúng ta cần có đột phá trong nhận thức. Bốn nội dung đó là (1) Các yếu tố nền tảng của phát triển; (2) Thế mạnh cốt lõi và điểm yếu dễ tổn thương của dân tộc; (3) Sức mạnh của Dân chủ; và (4) Vai trò tiên phong của Hệ thống.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét