2007
Ta cần biết ta hơn nữa
Trần Hữu Dũng
Đã là một sự thật không thể chối cãi, một sự thật thần kỳ, một sự thật cả thế giới đều nhìn nhận: năm 2006 là năm “đến” của kinh tế nước ta. Tuy rằng về nhiều chỉ số phát triển và an sinh, ViệtNam vẫn còn là một nước lạc hậu, nhưng về đà tiến của chúng ta, xung lực của chúng ta, sự năng động của chúng ta thì Việt Nam quả là “top ten” (nói vậy là còn… khiêm nhường!)… Trước một tương lai đầy hứa hẹn mà cũng nhiều thử thách, nhà kinh tế thấy chúng ta cần chuẩn bị để ra luật lệ, lập chính sách, đối phó với mọi tình huống, lấp những lỗ hổng trong cơ cấu... Anh ta muốn hình dung khuôn mặt đất nước trong 10-20 năm sắp đến, và xa hơn nếu có thể. Nhà kinh tế nhìn lại các tài liệu, sách báo, báo cáo, phúc trình trong nước mà anh ta đã đọc nhiều năm qua, anh ta lên web, vào thư viện nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới. Và anh ta bỗng “ngộ” ra một điều: Ta cần biết ta hơn nữa!
I. Nhu cầu thông tin và phân tích
“Biết”: chúng ta cần mọi loại thông tin, thống kê, kịp thời và chính xác, nhưng “biết” còn có nghĩa là những thông tin ấy phải được sắp xếp, phân tích một cách khoa học, đưa vào luật pháp, chính sách, dự báo, cho từng khu vực, từng ngành nghề, cho cả nước, trong tương lai gần lẫn xa. Để phát triển và bảo vệ quyền lợi đất nước, ta cần phải “biết” như thế, càng rõ, càng nhiều, càng đúng, càng tốt.
● Để có những chính sách hữu hiệu để ổn định và phát triển
Cần nhấn mạnh: chúng ta đã có những chính sách tương đối thành công, song với mức phát triển ngày càng cao, cơ cấu kinh tế xã hội ngày càng phức tạp, nhu cầu phân tích từ vi mô đến vĩ mô chỉ có thể mô tả là “phi mã”! Thông tin và phân tích không chỉ là thiết yếu cho những người làm chính sách trong khu vực công, mà còn cho các nhà quản lý, kinh doanh, xuất nhập khẩu, các ngân hàng, thậm chí các hiệp hội doanh nhân, lao động…
Nhìn lướt qua báo chí, hầu như không ngày nào là không thấy vài vấn đề kinh tế ảnh hưởng đến hàng triệu người, nhiều mảng công nghiệp, dịch vụ quan trọng, “kêu gào” phân tích, khảo sát, nghiên cứu: thuế thu nhập cá nhân, giá điện, ảnh hưởng của thuế giày do EU áp đặt, Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư… Rõ ràng, mỗi chính sách kinh tế, tài chính, xã hội, đòi hỏi xác định sự liên hệ giữa nhiều yếu tố khác nhau, và mỗi con số trong từng quy chế, điều luật, phải được tính toán theo phương pháp khoa học hiện đại nhất, trong những giả định thích hợp với đặc thù của nước ta.
Là người dân, ai cũng hi vọng (cầu mong?) rằng các bộ, các cơ quan nhà nước (kể cả quốc hội) đã nghiên cứu kỹ lưỡng khi đưa ra những chính sách, luật lệ, song lắm lúc (nhất là khi nghe phát biểu hơi “trái tai” của vài quan chức) không khỏi băn khoăn: chất lượng những phân tích này đến đâu? Các chuyên gia đã dùng mô hình, lý thuyết nào? (Chẳng hạn, Luật Cạnh tranh cần xây dựng trên lý thuyết về cách thức cạnh tranh, mà hiện nay giới học thuật vẫn chưa nhất trí, vậy thì các chuyên gia đã dùng mô hình nào để tính cái gọi là “thị phần khống chế”?) Căn cứ trên những giả định nào? Dù biết rằng kinh tế học không phải là chính xác đến độ cho phép tiên đoán tất cả mọi việc, song đàng sau mỗi dự luật, mỗi chính sách, phải là những cố gắng tột bậc để tính toán đến chừng mực mà kinh tế học hiện đại cho phép, từ các giả định minh bạch, với những thông tin chính xác nhất. Không thể bốc những con số ra “từ không khí” (như người Mỹ hay nói), căn cứ vào các giả định ẩn mà có khi chính người phân tích cũng không ý thức.
Nghi vấn về kiến thức kinh tế ở ViệtNam không chỉ liên hệ đến các bài toán nổi cộm như ví dụ ở trên. Đôi khi nó còn là ấn tượng đọng lại sau những tranh cãi vòng vo xung quanh vài vấn đề (như “giáo dục có phải là hàng hoá?”) đã được các học giả khắp thế giới mổ xẻ mọi khía cạnh từ hàng mấy chục năm, song dường như một số người tham dự tranh luận trong nước vẫn tưởng là mới lạ, đưa ra những lập luận, ý kiến mà giới học thuật tiên tiến đã vượt qua từ lâu. Đàng khác, có những chủ đề đang thu hút sự chú ý đặc biệt của giới học thuật và quản lý toàn cầu, ví dụ vấn đề “văn hoá doanh nghiệp”, mà kinh nghiệm của Việt Nam (kinh tế chuyển tiếp từ kế hoạch sang thị trường trong bối cảnh văn hóa nho giáo) có thể có những đóng góp nhất định thì lại ít được học giả trong nước nghĩ đến để điều tra, nghiên cứu.
● Cần biết ta khi thương lượng với nước khác
“Ta cần biết ta” để ổn định và phát triển kinh tế tự thân, như trên đã nói, đã là vô cùng cần thiết, song bức xúc hơn nữa trong thời đại “hội nhập” ngày nay là nhu cầu biết ta (và biết người) khi thương thuyết với thế giới.
Khi đối diện với nước khác trong đàm phán thì lượng thông tin và khả năng phân tích là quan trọng ở hai khâu. Thứ nhất, ta phải hiểu tận tường vấn đề trên bàn nghị sự, kể cả liên hệ giữa nó và những vấn đề khác không nằm trên bàn ấy. Thứ hai, ta phải nắm vững đặc tính kinh tế của ta và của (những) quốc gia đối diện. Thật là nguy nếu chẳng những ta không biết rõ đối tác, mà còn không biết ta rõ bằng đối tác biết ta! Không thể nghi ngờ: sự chênh lệch kiến thức và thông tin (mà ta ở vào phía kém) chắc chắn sẽ gây nhiều thiệt thòi (mà, khổ thay, lắm khi ta cũng không biết!) trong các thương lượng quốc tế.
Thực vậy, sự thiếu thốn chuyên gia về kinh tế (và về luật quốc tế) có thể là yếu tố quyết định lợi thế giữa các quốc gia quanh bàn đàm phán. Có người (như nhà kinh tế nổi tiếng Jagdish Bhagwati, nguyên cố vấn cho Tổng thư ký WTO) khẳng định rằng vài nước (ông có nêu tên, nhưng người viết bài này không dám lặp lại vì hơi … nhạy cảm!) đã gia nhập WTO khá dễ dàng chỉ vì họ hạ bút ưng thuận soàn soạt mọi điều kiện mà đối tác đặt ra, bởi lẽ muốn “cãi lại” cũng không đủ chuyên viên đọc (và hiểu!) tất cả văn kiện cần ký kết, nói chi đến phân tích sự lợi hại của từng điều khoản!
Gần đây, nhiều người đã nhận thấy nhu cầu nghiên cứu thêm vì quyền lợi các quốc gia đang phát triển (để phát triển chính các nước ấy, dù có phản lại quyền lợi các nước đã phát triển). Trong một cuốn sách vừa xuất bản, Joseph Stiglitz (viết chung với Andrew Charlton), người lãnh Nobel kinh tế khá quen thuộc với Việt Nam, đề nghị rằng chính WTO phải đảm nhiệm những nghiên cứu loại này nếu thực tâm muốn tiến đến một nền thương mại toàn cầu thật sự công bằng như tôn chỉ của tổ chức ấy.
II. Phát biểu và nghiên cứu
Đáng mừng là trong vài năm gần đây, hầu hết các phương tiện truyền thông trong nước đều tăng cường mục kinh tế, góp phần nâng cao kiến thức của người dân chẳng những xung quanh vài vấn đề sôi nổi cả nước (như việc gia nhập WTO, vụ cá ba sa) mà còn về nhiều vấn đề khác nữa. Nhiều kinh tế gia ViệtNam (trong lẫn ngoài chính phủ) được phỏng vấn thường xuyên, và viết nhiều bài bình luận xây dựng, chuẩn mực. Tuy nhiên, những bài phỏng vấn và ý kiến đóng góp trên các phương tiện thông tin đại chúng, dù có lợi ích và đáng hoan nghênh, không thể thay thế những phân tích kỹ thuật, cặn kẽ, để tính toán những con số chính xác mà nhiều điều luật, chính sách, phải có.
Phân tích kinh tế có thể được chia làm ba tầng. Tầng cơ bản là những phân tích kỹ thuật cực độ, dành cho chuyên gia, đăng trong các tạp chí chuyên môn, hoặc những báo cáo của các viện nghiên cứu, các trường đại học. Tầng kế đó là các sách giáo khoa, sách tham khảo cho sinh viên, nhất là ở cấp cao học, tiến sĩ. Tuy những giáo trình này cũng nặng tính kỹ thuật, hàn lâm (như các nghiên cứu cơ bản) không ai kỳ vọng ở chúng những phát giác mới. Bản chất của giáo trình là tổng kết và hệ thống hóa kiến thức thu thập từ các nghiên cứu cơ bản và đã qua kiểm nghiệm. Tầng thứ ba là những tài liệu có tính chính sách (công lẫn tư), ứng dụng hơn là lý thuyết. Tuy nhiên, mỗi tầng, muốn vững chắc, phải được xây dựng trên tầng dưới nó. Đặc biệt, mọi phát biểu dù chỉ có tính phổ thông, cho công chúng, đều cần dựa vào những nghiên cứu cơ bản. Quan trọng hơn, những tính toán cụ thể cho chính sách, luật lệ, phải nhất quán với (và tận dụng) những nghiên cứu cơ bản, nếu không thì những chính sách và luật lệ ấy chỉ là ngẫu hứng, tùy tiện, thậm chí phản hiệu quả và mâu thuẫn.
Phải nhìn nhận rằng làm nhà kinh tế ViệtNam lúc này không phải dễ. Không ai thực sự “yêu nghề” mà không muốn làm những nghiên cứu thâm sâu. Song những nghiên cứu như thế rất tốn thời giờ, công của, và nhiều phụ trợ khác. Đối trọng với ước muốn ấy là thiên chức “trí thức công” (public intellectual) mà xã hội mong mỏi ở nhà kinh tế: đóng góp ý kiến về những vấn đề đương thời, nhiều khi không hoàn toàn trong chuyên môn của họ. Sự giằng co này không phải mới, và không chỉ ở nước ta. Ở các quốc gia tiền tiến, vai trò “trí thức công” thường gây nhiều tranh luận, và tùy vào truyền thống trí thức của xã hội liên hệ. Ở nước ta, khi mà dân trí còn chưa cao thì trách nhiệm của trí thức nói chung là còn nặng nề, bị nhiều giằng xé hơn nữa.
Các chuyên gia (nhất là thuộc những ngành trực tiếp liên hệ đến chính sách) trong một nước mà trí thức tương đối còn hiếm, sẽ là “chỗ đặt” của nhiều (lắm khi quá nhiều!) kỳ vọng xã hội, và do đó phải vô cùng cẩn trọng khi phát biểu. Đàng khác, một nhà khoa học – nhất là khoa học xã hội như kinh tế – không thể chỉ phát biểu cho công chúng mà còn phải thật sự “sống” trong chuyên môn của mình để tránh tụt hậu trong kiến thức, xơ cứng trong lập luận, lão hoá trong tư duy. Người ấy phải luôn cập nhật kỹ năng, và làm gương cho các bạn trẻ trong sinh hoạt và tác phong nghề nghiệp. Tìm một vị trí tối ưu giữa tháp ngà hàn lâm và thực tế đời sống là một thách thức không nhỏ.
III. Công khai, độc lập, và đa dạng
Nếu nhìn nhận là chúng ta cần nhiều nghiên cứu dầy chiều sâu, chuẩn mực lý thuyết, cực độ kỹ thuật, thì câu hỏi kế tiếp sẽ là: cơ chế nào có thể phát huy những nghiên cứu như vậy?
● Công khai
Hiển nhiên, người làm chính sách luôn luôn cần những phân tích, phúc trình nội bộ (có thể là “mật”) từ các cơ quan chính phủ, các viện nghiên cứu, v.v. Mặt khác, như mọi ngành khoa học, kinh tế học chỉ có thể tiến triển trong tinh thần trao đổi xây dựng, khách quan. Do đó, để bảo đảm chất lượng các phân tích làm nền tảng cho chính sách, luật lệ, cần nghĩ đến việc “bạch hoá” chúng (trong chừng mực an ninh quốc gia cho phép).
Trao đổi công khai những phân tích về các vấn đề hệ trọng giữa chuyên gia nhà nước và ngoài chính phủ sẽ có lợi cho cả hai bên. Một mặt, cộng đồng khoa học có thể đánh giá lập luận, phương pháp tính toán của các chuyên gia nhà nước. Mặt khác, các chuyên gia nhà nước cũng cần lấy cảm hứng và tìm tham khảo từ những nghiên cứu phát xuất từ các đại học, các viện nghiên cứu độc lập, các nhà kinh tế ngoài hệ thống công quyền. Không ai có thể biết tất cả, nghĩ ra mọi tình huống, kịch bản, nhất là khi hầu hết lãnh vực học thuật đều không ngừng chuyên biệt hoá, tình hình thế giới ngày càng phức tạp, như ngày nay.
Tiến trình trao đổi giữa các chuyên viên trong và ngoài chính phủ cũng đóng góp vào bầu không khí dân chủ, gây hưng phấn cho xã hội nói chung và giới học thuật nói riêng.
● Độc lập
Khối lượng nghiên cứu thật sự khách quan phải đến từ nhiều nguồn, và gồm một số đáng kể công trình của những nhà nghiên cứu chọn lựa đề tài với chủ đích thuần tuý khoa học. Nói cách khác, ngoài những báo cáo, phúc trình từ các bộ, các viện, các ngân hàng, các tổ chức quốc tế, còn cần những nghiên cứu mà đề tài và mục đích không theo đơn “đặt hàng” của bất cứ ai và không chỉ nhằm cho việc sử dụng của tổ chức hoặc cơ quan nào đó.
Không bị chi phối bởi yêu cầu thực dụng tức thời, hoặc bức xúc của một giai đoạn chính trị nhất định, những nhà nghiên cứu hoàn toàn độc lập mới có thể đào sâu các vấn đề thật căn bản, so sánh những cách đổi mới thể chế, phát hiện những kịch bản tiến hoá của đất nước. Chỉ cần ngẫm nghĩ ít lâu là có thể kê ra hàng trăm đề tài như thế.
Tất nhiên, để tự do trong chọn lựa đề tài và phương pháp, nhà nghiên cứu không thể lệ thuộc vào sự tài trợ của nhà nước hoặc doanh nghiệp. Nói cách khác, phải đa dạng hoá cơ chế xã hội khuyến khích những công trình nghiên cứu độc lập, chẳng hạn như dựa vào chất lượng và số lượng nghiên cứu để thăng thưởng, cho vào biên chế, v.v.
Nói cho cùng, nghiên cứu là thú vui tinh thần trước tiên cho nhà khoa học. Phần thưởng vô giá của khoa học là sự khám phá. Sẽ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng có quốc gia nào “nuôi” các nhà khoa học để họ muốn làm gì thì làm. Nhà khoa học phải có can đảm không … xin tiền nhà nước. Mặt khác, trong một xã hội lành mạnh, văn minh, nhà khoa học có thể sinh nhai bằng những nghề gần gũi với nghiên cứu, như dạy học, viết sách, diễn thuyết… Và xã hội phải quan tâm để là như thế.
● Đa dạng
Kinh tế học có nhiều trường phái. Không kể đến sự khác nhau giữa kinh tế học Mác và kinh tế học gọi là “thị trường”, ngay trong kinh tế học thị trường cũng có nhiều chi phái mà “tân cổ điển” chỉ là một. Chúng ta cần nghe những tiếng nói khác nhau.
Hãy lấy làm ví dụ hai cụm đề tài cực kỳ quan trọng: (a) vai trò của nhà nước, và (b) chính sách kinh tế đối ngoại. Như ai cũng biết, ý kiến trong giới kinh tế có thể rải từ quan điểm cho rằng vai trò nhà nước càng nhỏ càng tốt, đến quan điểm cho rằng nhà nước phải là khống chế trong kinh tế, nếu không ở khâu sở hữu thì cũng ở khâu điều tiết, chỉ đạo. Phải tạo một không khí tranh luận lành mạnh, không giáo điều, không có “vùng cấm”, để những ý kiến này được đối chiếu, thẩm định. Về mặt kinh tế đối ngoại cũng thế: có nhiều trường phái rất khác nhau về chính sách bảo hộ, về sự nên-hay-không kiểm soát các luồng vốn nước ngoài, v.v.
Sự đa dạng ấy, với những lập luận lắm khi quyết liệt, song ở trình độ khoa học cao, chưa thấy có trong giới kinh tế Việt Nam (so sánh, trong khu vực, với giới kinh tế Hàn Quốc, chẳng hạn, đừng nói chi đến các nước mà sinh hoạt trong giới kinh tế rộn rịp hơn ta nhiều lần, như Ấn Độ, Trung Quốc…). Chính vì có nhiều tiếp cận, nhiều trường phái khác nhau, ta cần khuyến khích những “lò suy nghĩ” (think tank) vô vị lợi, ngoài chính phủ, và nhất là (theo kinh nghiệm nhiều nước) nghiên cứu trong các đại học. Đây là một vấn đề chỉ thực hiện được trong một môi trường nghiên cứu công khai (công trình được đăng trên các tạp chí kinh điển, các hội thảo chuyên môn, mở cửa cho mọi người).
Tất nhiên (ít ra là trong tương lai gần) chúng ta không thể đòi hỏi Việt Nam sản xuất những “siêu” kinh tế gia, mở đường cho cả một học thuyết như Karl Marx, Adam Smith, hoặc thậm chí những nhà kinh tế có ảnh hưởng quốc tế cỡ như Raul Prebisch, Amartya Sen. (Đàng khác, những vị ấy là chung của nhân loại, không cớ gì ta phải đòi có người mang quốc tịch Việt Nam!) Tuy nhiên, so với vài quốc gia trong vùng như Hàn Quốc, Ấn Độ, chúng ta cũng rất thiếu những phân tích vĩ mô sâu sắc, có tính nền tảng về kinh tế, xã hội, và vai trò của chính phủ. Nhưng, theo nhận xét của người viết bài này, có lẽ sự thiếu sót nổi bật nhất là những nghiên cứu vi mô trình độ cao, sử dụng những lý thuyết và kỹ thuật phân tích (kinh lượng học) hiện đại nhất.
IV. Ta phải làm lấy
Phải nhìn nhận rằng chúng ta đã nhận được nhiều giúp đỡ quý báu của các nhà kinh tế ngoại quốc (thường là với các cộng sự viên người Việt) do các nước bạn, các tổ chức quốc tế chủ xướng và tài trợ. Và chúng ta thực tình mong mỏi sẽ được họ nghiên cứu nhiều hơn nữa. Câu hỏi sẽ là: Tại sao chúng ta không “khoán” cho các nhà kinh tế nước ngoài (hay giao cho họ một phần lớn) việc nghiên cứu nước ta?
Câu hỏi này hầu như mọi nước nhỏ, kém phát triển, đều nghĩ đến. Hiển nhiên, kinh tế học là một khoa học, và phương pháp khoa học thì đâu cũng thế, không biên giới, không mang tính dân tộc chủ quan. Tuy nhiên trên thực tế nghiên cứu thì có hai vấn đề vẫn rất “chủ quan”, đó là (a) chọn lựa đề tài, và (b) mức quyết tâm tìm kiếm giải pháp đặc thù cho một quốc gia, vì lợi ích quốc gia ấy. Phần lớn những báo cáo, phúc trình của các chuyên gia nước ngoài chỉ ở mức “chung chung”, và nhằm đáp ứng “đơn đặt hàng” của các tổ chức quốc tế, hay của một nước khác (thường là nhằm mục đích tìm hiểu môi trường đầu tư cho họ, hoặc khả năng hấp thụ viện trợ của ViệtNam ). Nhìn từ phía ta, chúng không phải luôn luôn là những vấn đề đầu “bảng bức xúc” của Việt Nam .
Một thực tế nữa là đa số các chuyên viên ngoại quốc đã nghiên cứu nhiều nước khác trước khi họ đến ViệtNam (nếu không thì họ lại quá thiếu kinh nghiệm về phát triển!), do đó không khỏi nhìn Việt Nam qua lăng kính kinh nghiệm mà họ có ở nước khác. Phần lớn kinh nghiệm này là rất quý, song những khuyến cáo của họ, trớ trêu thay, không tận dụng những tiềm năng đặc thù của nước ta. Họ cũng khó đề cập đến những mặt liên quan đến địa chính trị, hay địa kinh tế, có tính nhạy cảm trong bang giao quốc tế (có khi dính líu đến chính nước họ!).
Chúng ta chưa phát triển, song không giống nước chưa phát triển ở châu Phi, chẳng hạn. Chúng ta chuyển đổi, nhưng khác chuyển đổi ở Trung Quốc hoặc các nước Đông Âu. Chúng ta ở Đông Nam Á, nhưng không giống Thái Lan, Indonesia, Philippines, vv. Chúng ta khác họ về tiềm lực lẫn nhược điểm, và một phần (lớn?) tiềm lực và nhược điểm này có cội nguồn trong căn tính dân tộc, cơ cấu xã hội, và lịch sử của chúng ta. Người nước ngoài có thể thấy vài tiềm lực và nhược điểm mà chúng ta không thấy, song chúng ta cũng có thể thấy nhiều cái mà người nước ngoài không thấy, nhất là những tiềm lực xuất phát từ cái “hồn” của dân tộc. Nghe thì có vẻ lãng mạn, huyền bí, nhưng, nghĩ lại đi, trước ngày đổi mới, bao nhiêu nhà kinh tế nước ngoài đã tiên đoán sự thành tựu của chúng ta trong mấy chục năm qua, thậm chí tiên đoán là chúng ta có khả năng đổi mới?
Và, nên để ý, giáo trình kinh tế học mà những chuyên gia ngoại quốc đã tiếp thu ở các trường đại học của họ (mà đa số là thuộc hàng đầu trên thế giới, nên nhìn nhận như vậy) thường là nặng về tân cổ điển, xoay quanh cá nhân (thay vì tập thể), trọng điểm là thị trường (trong bối cảnh tây phương), mà nhược điểm là rất ít quan tâm đến các yếu tố thể chế, xã hội, và lịch sử. Song chính những yếu tố này lại có thể là quan trọng nhất để tìm hiểu và đề nghị giải pháp cho nước ta.
Nếu chúng ta cần đến các nhà kinh tế nước ngoài thì trước hết chúng ta nên biết cách đặt vấn đề để họ nghiên cứu, điều tra cho ta. “Đặt vấn đề” không có nghĩa “sần sùi” là “đặt hàng”, song là gợi cho họ những đề tài vừa lý thú cho họ vừa có ích cho ta. Ngoài những đề tài tổng quát (như tăng trưởng, lạm phát), hoặc những đề tài cần cho một chính sách cụ thể (như thuế má), còn có những đề tài mà chỉ những người tha thiết đến tương lai dân tộc (kể cả những đề tài liên quan đến cải cách thể chế) mới thực sự “bức xúc”. Tương tự, ngoài một số vấn đề ở cấp xí nghiệp có thể dùng những bài học rút ra trực tiếp từ các mô hình có sẵn (“off-the-shelf”) ở nước khác, còn có những vần đề trong từng khu vực kinh tế (công, nông nghiệp, dịch vụ, tài chính v.v) cần những nghiên cứu riêng cho Việt Nam.
V. Khả năng tiếp thụ của người làm chính sách và vai trò của báo chí
Dù có những nghiên cứu thâm sâu về ViệtNam cũng không bảo đảm là chính sách kinh tế của ta sẽ tốt hơn. “Chất lượng” tối hậu của chính sách là tuỳ thuộc vào các nhà lãnh đạo mà, cũng nên thông cảm với họ, dù có đánh giá cao các nghiên cứu kinh tế, cũng bị ràng buộc bởi những vấn đề khác, có những mục tiêu khác ngoài kinh tế, mà nhà kinh tế thuần tuý không nghĩ đến.
Không ai ngây thơ đến độ tin rằng chính sách kinh tế của một quốc gia (ngay quốc gia đã phát triển) là luôn luôn dựa trên những phân tích khoa học, khách quan. Trong quy trình làm chính sách, bao giờ yếu tố chính trị, xã hội (và quốc phòng nữa) cũng là quan trọng – có khi là yếu tố quyết định – và sẽ được hội nhập ở một khâu nào đó. (Lại nữa, không luật lệ, chính sách nào tránh được khâu “cò kè bớt một thêm hai” giữa các thành phần, quyền lực khác nhau trong xã hội.) Dù vậy, trước đó, các nhà kinh tế phải cố gắng tận lực – và được có cơ hội – đưa ra những phân tích khách quan, khoa học, những dự báo cho từng kịch bản chính sách. Sau đó, nếu các chính trị gia (chính phủ, quốc hội…) có quyết định không dựa trên những phân tích ấy thì là chuyện khác, và những người này phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, tổ quốc.
Một khó khăn rất lớn cho những người nghiên cứu kinh tế ViệtNam là sự thiếu thốn thống kê chính xác và kịp thời, cũng như sự nhập nhằng trong bộ máy làm chính sách kinh tế (giữa các bộ, giữa trung ương và địa phương, v.v.). Sự thiếu minh bạch về các đòn bẩy quyền lực sẽ ngăn cản những đề nghị cụ thể liên hệ đến những ràng buộc và hạn chế thể chế.
Cũng xin có vài hàng về vai trò của báo chí. Như đã nói, báo chí đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá và thúc đẩy nghiên cứu qua các bài phỏng vấn chuyên gia ViệtNam và quốc tế. Tất nhiên, một cuộc phỏng vấn thành công, có ích cho bạn đọc, tuỳ thuộc ở câu trả lời, mà câu trả lời lại tuỳ thuộc vào câu hỏi! Nhà báo cần chuẩn bị thật kỹ câu hỏi để “mớm” cho chuyên gia làm sáng những khía cạnh thiết thực nhất của một vấn đề. Tránh những câu hỏi “chung chung”. Và một điều quan trọng nữa: Không phải bất cứ “giáo sư”, “tiến sĩ” nào cũng là chuyên viên về bất cứ vấn đề gì: một kỹ sư không phải là một nhà kinh tế, một nhà kinh tế không nhất thiết tinh thông xã hội học, thậm chí một nhà kinh tế vi mô chưa chắc là rành chuyện hối suất, ngân hàng, v.v.. Không chọn lựa chuyên viên đúng ngành để phỏng vấn, lắm khi báo chí chỉ gây hoang mang thêm cho công luận.
Thêm nữa, đọc các tạp chí kinh tế chuyên ngành trên thế giới sẽ phát giác hiện tượng đáng hổ thẹn này: ngay các quốc gia láng giềng của chúng ta (nhưThái Lan , Indonesia ) cũng có nhiều nghiên cứu thâm sâu bởi các nhà kinh tế của họ về nước họ, hơn hẳn chúng ta! Cho đến nay, số bài về kinh tế Việt Nam trên các tạp chí hàng đầu thế giới mỗi năm ít khi hơn số ngón trên một bàn tay. (Chính phát giác này là nguyên do thúc đẩy người viết bài mà bạn đang đọc!) Hiện tại, Việt Nam hầu như chưa có tạp chí kinh tế (nói rộng, gồm cả các ngành “lân cận” như tài chính, quản lý, kinh doanh, v.v) vào hạng “quốc tế” – nghĩa là, đa số bài đều trong đó đều có thể được vài tạp chí uy tín trên thế giới nhận đăng, hoặc có sự cộng tác thường xuyên của các tác giả nước ngoài. So với vài quốc gia trong vùng như Singapore , Hàn Quốc (đừng nói chi đến Ấn Độ, Trung Quốc, thậm chí Bangladesh !)... nước nào cũng có ít nhất 4-5 tạp chí như vậy, thì đây không thể là một tình trạng làm Việt Nam hãnh diện.
Cuối cùng, phải nhận rằng “ta cần biết ta hơn nữa” không chỉ để hoạch định chính sách tăng trưởng, điều tiết và ổn định kinh tế, hay đối ngoại, bởi vì, tuy chỉ là một (trong nhiều) thành tố của công cuộc phát triển, nghiên cứu là biểu hiện, là sinh hoạt căn tính của một xã hội văn minh. Phát triển không chỉ là tạo một đời sống vật chất sung mãn, nó còn là văn minh trong suy nghĩ, trong quản lý, trong chính sách. Nói gọn: “ta cần biết ta hơn nữa” chính vì tiền đồ của dân tộc.
Trần Hữu Dũng
Dayton
7/1/2007
Nghĩ về chúng ta: Hiện đại và dân tộc tính
Trần Hữu Dũng
Phát triển kinh tế và uy tín quốc tế trong những năm qua của nước ta, cộng với tiện nghi trong đời sống do công nghệ tiên tiến đem lại, đã gây ra những biến chuyển chóng mặt trong sinh hoạt và nhận thức của hầu hết mọi người Việt Nam. Mặt khác, chúng ta cũng bị bao phủ bởi bao nhiêu chuyện hàng ngày: từ những vụ tham nhũng khủng khiếp, những vấn đề bức xúc trong giáo dục, y tế, giao thông, những tệ nạn xã hội, cho đến những sự cố trọng đại về chủ quyền, về lãnh thổ... làm tâm thức chúng ta khó thể không chao đảo.
Phải nghĩ sao? Bắt đầu từ đâu? Nhìn từ một góc cạnh căn bản thì dường như có sự căng thẳng giữa “cái bây giờ” – tạm gọi là tính hiện đại – và “cái của ta”, nói gọn là dân tộc tính. Phải nghĩ về liên hệ giữa hai phạm trù này như thế nào? Có thể chăng một sự hòa hợp giữa hai phạm trù ấy?
I. Hiện đại và thời thượng
Khi nói về hiện đại, có lẽ điều trước hết là phải tách nó ra khỏi những khẩu hiệu thời thượng. Cần cưỡng lại phản xạ dùng những cụm từ “thế giới phẳng”, “toàn cầu hóa”, “hội nhập”...
Tất nhiên, những cụm từ này không là vô ích, nếu ta thực sự ý thức tính phức tạp của chúng và vâng, hành trang ý thức hệ của chúng nữa. Trong mọi trường hợp, chúng chỉ nên là khởi điểm cho những suy nghĩ sâu sắc hơn, nhất là nhìn từ nước ta. Nguy hiểm là, quá nhiều khi, chúng được dùng như những khẩu hiệu thế chỗ cho phân tích, một cách che lấp sự lười biếng trí thức. Thực vậy, nên nhớ rằng những cụm từ này xuất phát từ phương Tây, và tuy những người đặt ra chúng (như nhà báo Thomas Friedman với ý niệm “thế giới phẳng”) là nhiều thiện chí, chúng không thoát khỏi một phạm trù căn bản: đó là những ý niệm nhìn qua lăng kính văn hóa (và quyền lợi kinh tế!) tây phương. Chẳng hạn, thử nghĩ xem: “Hội nhập” là gì? Phần nào là tích cực, phần nào là một tiến trình không cưỡng được? Hội nhập, theo nhiều người, không những có nghĩa là mở cửa rộng rãi để buôn bán với nước ngoài, đón nhận đầu tư, nhưng còn là chấp nhận những “giá trị của thế giới”. Nên nhớ rằng quốc tế là một cộng đồng với nhiều hệ thống giá trị. Hội nhập là mở cửa với thế giới, nhưng đó là cái cửa hai chiều: vào và ra. Hội nhập đúng nghĩa phải gồm một sự chọn lọc những giá trị tốt từ bên ngoài (không nhất thiết phải từ phương Tây), đồng thời là một cố gắng đầy tự tin để quảng bá giá trị của ta (những giá trị tiềm ẩn trong dân tộc tính) với thế giới. Thiếu cảnh giác, những mỹ từ đó sẽ ru ta vào một giấc hoang mơ...
Tương tự, nhiều người nghĩ đến “hiện đại” như một cuộc đua giữa các quốc gia, hoặc là thứ hạng của Việt Nam trên thế giới. Tất nhiên, ai cũng mừng khi thấy chỉ số cạnh tranh của ta năm nay cao hơn năm ngoái, cũng buồn khi tham nhũng ngày càng bị quốc tế cho là nhiều. Tuy nhiên, nghĩ cho cùng, điều quan trọng không phải là những con số thống kê, hay kết quả của vài cuộc thăm dò doanh nhân nước ngoài, nhưng là hiện trạng mà mỗi người trong chúng ta nhận thấy ràng ràng trong đời sống hàng ngày của bản thân. Về tham nhũng chẳng hạn, mọi người dân ViệtNam đều biết nó là đến bực nào, đã lên hay xuống trong thời gian qua. Ta không cần dư luận nước ngoài mới biết (dù rằng những cuộc thăm dò ấy có ích trong chừng mực chúng ảnh hưởng đến quyết định làm ăn của người nước ngoài ở nước ta).
Chúng ta nhìn quốc tế để biết khả năng một xã hội, nhất là những quốc gia có nhiều tương đồng với ta, để học hỏi, để biết cái gì mà một nước như ta có thể làm được. Chúng ta nên nhìn nước khác để nhận ra những hụt hẫng của mình, nhưng đó là những bài học vi mô, và ta phải nhìn chúng để tìm giải pháp cho các vấn đề cụ thể chứ không chỉ để buồn bã so bì (hay tự mãn!). Khi có những tiến bộ vi mô như vậy thì chắc chắn chúng ta sẽ rất ngạc nhiên vì sự tiến bộ vĩ mô của mình. Tất nhiên giữa các quốc gia chẳng bao giờ là không có những cạnh tranh, thậm chí tranh chấp ... song mục tiêu căn bản của chúng ta phải là tạo cho dân ta một đời sống ấm no, hạnh phúc... Ta không thể để mình bị “choáng mắt” “hoảng lọan” vì những con số tuy giật gân nhưng ít ý nghĩa, và nhất là khi chúng không giúp ta tìm giải pháp nào cho một vấn đề cụ thể.
II. Cái hiện đại của ta
Nên nhớ rằng, nếu không để ý, ta sẽ định nghĩa “hiện đại” theo cái nhìn của một nền văn hóa khác. (Gần đây, triết gia Pháp Bernard-Henri Lévy đã phải nhắc lại điều này để phản bác một bài trên tuần báo Time của Mỹ cho rằng “văn hóa Pháp đã chết”!). Không khéo, chúng ta sẽ lẫn lộn hiện đại hóa và tây phương hóa.
Thực vậy, hiện đại hóa mà thiếu dân tộc tính sẽ là tha hóa. Hiện đại không có nghĩa là xóa bỏ tính cá biệt của nhân thân, hay rộng hơn là của dân tộc. Dù sẽ trở thành công dân của thế giới, chúng ta đến từ lịch sử, quê hương ta, cũng như người quốc gia khác đến từ lịch sử, quê hương họ. Sự phong phú của đời sống hiện tại không phải có được bằng cách đồng nhất hóa mọi người (một thế giới như thế sẽ nhạt nhẽo biết bao!), nhưng bằng sự mỗi người đóng góp cái cá biệt của mình vào cái chung của nhân loại, và nhìn nhận (thậm chí tôn vinh) cái cá biệt của người khác. Hiện đại hóa dân tộc tính (nếu có thể nói như vậy) là một hành trình gay go, cần nhiều suy nghĩ thấu đáo, khách quan. Ta không sô vanh cuồng tín nhưng cũng không chấp nhận vô điều kiện những lề lối ngoại lai như tấm vé để “hội nhập”.
Có quả là chúng ta (như thế giới “hiện đại”) đang chạy theo vật chất quá đáng mà quên đi những giá trị nhân văn (không nhất thiết cá biệt của ViệtNam ) – những giá trị thiết yếu cho “chất lượng đời sống”? Chúng ta có thói quen nói những điều đó như là nghĩa vụ, như trách nhiệm của chúng ta (đối với thế hệ trẻ, chẳng hạn), nhưng thật ra nó còn hơn thế nữa. Nó là nghĩa vụ của chính chúng ta đối với chúng ta, của con người đối với con người. Lịch sử, cần khẳng định, là một cấu tố của chính đời sống hôm nay, không phải là “cái khác”, mà là “cái này”, của cá nhân ta, hôm nay.
Hiện đại cũng không phải là một đặc tính của thế hệ, của tuổi trẻ. Ấn tượng thiển cận này, nếu có, hẳn là xuất phát từ sự đánh đồng phong cách hiện đại với sự quen thuộc với văn hóa giải trí, với sự thông thạo sử dụng những máy móc, trò chơi điện tử. Bất cứ xã hội hiện đại nào, bất cứ lúc nào cũng là sự chung sống của nhiều thế hệ “gối đầu” lên nhau, Hiện đại, ở thế hệ đi sau, nằm ở cách họ đối xử với thế hệ đi trước (mà chính họ sẽ trở thành!), và cũng là ở thế hệ đi trước đối với thế hệ sau. Tùy theo độ tuổi, tính hiện đại có thể khác nhau chút ít về bản chất, nhưng không nhất thiết ở cường độ, và chắc chắn là không xung khắc. “Lớp già” cũng đóng một vai trò thiết yếu trong ký ức của dân tộc, họ là tích tụ của những kinh nghiệm sống, lịch sử hình thành của nước ta... Tính hiện đại của một xã hội là gom nhập tính hiện đại của mọi thế hệ, mọi thành phần trong xã hội ấy. Nói cụ thể hơn, một xã hội mà thế hệ này xem thế hệ kia là không quan trọng, thành phần này coi rẻ thành phần khác, là một xã hội ... không hiện đại, trong cái nghĩa tốt đẹp của danh từ này.
Tính hiện đại của dân tộc cũng không dừng lại ở biên giới địa lý bởi vì nó bao gồm cả người Việt trong nước lẫn ở nước ngoài. Người Việt ở nước ngoài đóng góp vào sự nghiệp hiện đại hóa của quê hương, không chỉ ở “chất xám”, hoặc “kiều hối”, nhưng còn trong vai trò viễn thám văn hóa. Mặt khác, họ cũng đặt nhiều vấn đề (mà lắm lúc họ cũng không ý thức) về dân tộc tính, cần suy nghĩ.
III. Văn hóa và trí thức
Rõ ràng, xã hội hiện đại đặt ra nhiều vần đề bức xúc, cần suy nghĩ, và chính nhu cầu này làm nổi bật một sự hụt hẫng trầm trọng hiện nay của chúng ta, đó là sự nghèo nàn sinh hoạt văn hóa mà giới trí thức phải gánh chịu phần lớn trách nhiệm. Đặt bên cạnh những sinh hoạt kinh tế sôi nổi, những phồn vinh về vật chất, những thắng lợi trên chính trường quốc tế, thì đời sống văn hóa của chúng ta hầu như thiếu tiến bộ tương xứng, thậm chí nghèo nàn, ít nhất cũng là quá tĩnh lặng. Đó là một tĩnh lặng đáng lo, bởi vì, khi mà tiến trình “hiện đại hóa” đang vùn vụt như vũ bão, và khi mà đầu máy của tiến trình ấy là thương mại, thì trách nhiệm của người trí thức để chấn chỉnh, tạo một đối trọng cho văn hóa tiêu dùng bằng một nền văn hóa khác, “hướng thượng” hơn, là không gì cần thiết bằng. Chính sự thiếu vắng một kháng thể mạnh mẽ cho thứ văn hóa tiêu dùng, hưởng thụ, là một trong những nguyên nhân của sự rệu rã xã hội hiện nay.
Văn hóa dân tộc không chỉ là di sản mà còn là những sinh họat đương thời. Và tuy nó là thành quả chung của cộng đồng, những người được coi là “trí thức” có một trách nhiệm đặc biệt trong sinh hoạt này. Trọng trách ấy người trí thức phải nhận lãnh, nhưng nó cũng đòi hỏi nhà nước mở rộng, và xã hội khuyến khích, “không gian” sáng tạo, phát biểu, tranh luận. Những sinh hoạt ấy phải được xem như là cốt yếu để huy động nội lực cho phát triển, và thành quả của chúng chính là nhằm bảo tồn dân tộc tính, xương sống của thế đứng quốc gia trong bang giao quốc tế.
Trách nhiệm trí thức là đặc biệt quan trọng đối với tuổi trẻ. Ở bất cứ xã hội nào thì tuổi trẻ bao giờ cũng bị cuốn hút vào luồng văn hóa đại chúng, thời thượng. Nhưng đừng trách họ (như thói quen của mọi thế hệ già), và cũng đừng giảng luân lý. Tuổi trẻ phải được hướng dẫn không qua những bài giảng luân lý khô khan (và chiếu lệ!) nhưng mà do sự truyền lại kinh nghiệm của người đi trước, cụ thể là những tấm gương trong tác phong, trong sinh hoạt trí thức, trong cảm quan nghệ thuật. Muốn thế, người trí thức ở thế hệ đi trước phải tự vấn, chính họ phải luôn luôn trau giồi, cập nhật hóa kiến thức, theo dõi biến chuyển thời sự, sinh hoạt tư tưởng.
IV. Độc lập, phồn vinh và bền vững
Hiện đại là một tiến trình, một cách sinh hoạt, hơn là một trạng thái. Đó là một tư duy chấp nhận thay đổi, tôn trọng cái cá biệt của người khác, nhưng phóng đi từ ý thức rất rõ về mình, về cộng đồng và lịch sử của mình. Tuy nhiên, cần nhớ rằng hiện đại không có nghĩa là những tranh chấp quốc tế không còn nữa (như những mỹ từ “thế giới phẳng”, “hội nhập”... thường làm ta quên). Chủ nghĩa dân tộc vẫn còn là động cơ đằng sau thương mại, bang giao quốc tế. Bất cứ nước nào cũng bảo vệ quyền lợi, sự tự do, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Chúng ta hiếu hoà nhưng qua những năm hi sinh xương máu để giành độc lập, thống nhất đất nước, ta không bao giờ quên được điều ấy.
Hiện đại phải đi trong tinh thần dân tộc. Dân tộc tính, cụ thể là sự đoàn kết quốc gia, không chỉ là một nội lực cốt yếu để bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước (và không có độc lập và chủ quyền thì mọi thứ khác đều vô nghĩa) nhưng, thực tiển hơn, còn là một yếu tố để phát triển kinh tế, để giao lại cho những thế hệ tương lai một nước Việt Nam mà chúng ta không hổ thẹn.
Trần Hữu Dũng
18-12-2007
Trần Hữu Dũng
Đã là một sự thật không thể chối cãi, một sự thật thần kỳ, một sự thật cả thế giới đều nhìn nhận: năm 2006 là năm “đến” của kinh tế nước ta. Tuy rằng về nhiều chỉ số phát triển và an sinh, Việt
I. Nhu cầu thông tin và phân tích
“Biết”: chúng ta cần mọi loại thông tin, thống kê, kịp thời và chính xác, nhưng “biết” còn có nghĩa là những thông tin ấy phải được sắp xếp, phân tích một cách khoa học, đưa vào luật pháp, chính sách, dự báo, cho từng khu vực, từng ngành nghề, cho cả nước, trong tương lai gần lẫn xa. Để phát triển và bảo vệ quyền lợi đất nước, ta cần phải “biết” như thế, càng rõ, càng nhiều, càng đúng, càng tốt.
● Để có những chính sách hữu hiệu để ổn định và phát triển
Cần nhấn mạnh: chúng ta đã có những chính sách tương đối thành công, song với mức phát triển ngày càng cao, cơ cấu kinh tế xã hội ngày càng phức tạp, nhu cầu phân tích từ vi mô đến vĩ mô chỉ có thể mô tả là “phi mã”! Thông tin và phân tích không chỉ là thiết yếu cho những người làm chính sách trong khu vực công, mà còn cho các nhà quản lý, kinh doanh, xuất nhập khẩu, các ngân hàng, thậm chí các hiệp hội doanh nhân, lao động…
Nhìn lướt qua báo chí, hầu như không ngày nào là không thấy vài vấn đề kinh tế ảnh hưởng đến hàng triệu người, nhiều mảng công nghiệp, dịch vụ quan trọng, “kêu gào” phân tích, khảo sát, nghiên cứu: thuế thu nhập cá nhân, giá điện, ảnh hưởng của thuế giày do EU áp đặt, Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư… Rõ ràng, mỗi chính sách kinh tế, tài chính, xã hội, đòi hỏi xác định sự liên hệ giữa nhiều yếu tố khác nhau, và mỗi con số trong từng quy chế, điều luật, phải được tính toán theo phương pháp khoa học hiện đại nhất, trong những giả định thích hợp với đặc thù của nước ta.
Là người dân, ai cũng hi vọng (cầu mong?) rằng các bộ, các cơ quan nhà nước (kể cả quốc hội) đã nghiên cứu kỹ lưỡng khi đưa ra những chính sách, luật lệ, song lắm lúc (nhất là khi nghe phát biểu hơi “trái tai” của vài quan chức) không khỏi băn khoăn: chất lượng những phân tích này đến đâu? Các chuyên gia đã dùng mô hình, lý thuyết nào? (Chẳng hạn, Luật Cạnh tranh cần xây dựng trên lý thuyết về cách thức cạnh tranh, mà hiện nay giới học thuật vẫn chưa nhất trí, vậy thì các chuyên gia đã dùng mô hình nào để tính cái gọi là “thị phần khống chế”?) Căn cứ trên những giả định nào? Dù biết rằng kinh tế học không phải là chính xác đến độ cho phép tiên đoán tất cả mọi việc, song đàng sau mỗi dự luật, mỗi chính sách, phải là những cố gắng tột bậc để tính toán đến chừng mực mà kinh tế học hiện đại cho phép, từ các giả định minh bạch, với những thông tin chính xác nhất. Không thể bốc những con số ra “từ không khí” (như người Mỹ hay nói), căn cứ vào các giả định ẩn mà có khi chính người phân tích cũng không ý thức.
Nghi vấn về kiến thức kinh tế ở Việt
● Cần biết ta khi thương lượng với nước khác
“Ta cần biết ta” để ổn định và phát triển kinh tế tự thân, như trên đã nói, đã là vô cùng cần thiết, song bức xúc hơn nữa trong thời đại “hội nhập” ngày nay là nhu cầu biết ta (và biết người) khi thương thuyết với thế giới.
Khi đối diện với nước khác trong đàm phán thì lượng thông tin và khả năng phân tích là quan trọng ở hai khâu. Thứ nhất, ta phải hiểu tận tường vấn đề trên bàn nghị sự, kể cả liên hệ giữa nó và những vấn đề khác không nằm trên bàn ấy. Thứ hai, ta phải nắm vững đặc tính kinh tế của ta và của (những) quốc gia đối diện. Thật là nguy nếu chẳng những ta không biết rõ đối tác, mà còn không biết ta rõ bằng đối tác biết ta! Không thể nghi ngờ: sự chênh lệch kiến thức và thông tin (mà ta ở vào phía kém) chắc chắn sẽ gây nhiều thiệt thòi (mà, khổ thay, lắm khi ta cũng không biết!) trong các thương lượng quốc tế.
Thực vậy, sự thiếu thốn chuyên gia về kinh tế (và về luật quốc tế) có thể là yếu tố quyết định lợi thế giữa các quốc gia quanh bàn đàm phán. Có người (như nhà kinh tế nổi tiếng Jagdish Bhagwati, nguyên cố vấn cho Tổng thư ký WTO) khẳng định rằng vài nước (ông có nêu tên, nhưng người viết bài này không dám lặp lại vì hơi … nhạy cảm!) đã gia nhập WTO khá dễ dàng chỉ vì họ hạ bút ưng thuận soàn soạt mọi điều kiện mà đối tác đặt ra, bởi lẽ muốn “cãi lại” cũng không đủ chuyên viên đọc (và hiểu!) tất cả văn kiện cần ký kết, nói chi đến phân tích sự lợi hại của từng điều khoản!
Gần đây, nhiều người đã nhận thấy nhu cầu nghiên cứu thêm vì quyền lợi các quốc gia đang phát triển (để phát triển chính các nước ấy, dù có phản lại quyền lợi các nước đã phát triển). Trong một cuốn sách vừa xuất bản, Joseph Stiglitz (viết chung với Andrew Charlton), người lãnh Nobel kinh tế khá quen thuộc với Việt Nam, đề nghị rằng chính WTO phải đảm nhiệm những nghiên cứu loại này nếu thực tâm muốn tiến đến một nền thương mại toàn cầu thật sự công bằng như tôn chỉ của tổ chức ấy.
II. Phát biểu và nghiên cứu
Đáng mừng là trong vài năm gần đây, hầu hết các phương tiện truyền thông trong nước đều tăng cường mục kinh tế, góp phần nâng cao kiến thức của người dân chẳng những xung quanh vài vấn đề sôi nổi cả nước (như việc gia nhập WTO, vụ cá ba sa) mà còn về nhiều vấn đề khác nữa. Nhiều kinh tế gia Việt
Phân tích kinh tế có thể được chia làm ba tầng. Tầng cơ bản là những phân tích kỹ thuật cực độ, dành cho chuyên gia, đăng trong các tạp chí chuyên môn, hoặc những báo cáo của các viện nghiên cứu, các trường đại học. Tầng kế đó là các sách giáo khoa, sách tham khảo cho sinh viên, nhất là ở cấp cao học, tiến sĩ. Tuy những giáo trình này cũng nặng tính kỹ thuật, hàn lâm (như các nghiên cứu cơ bản) không ai kỳ vọng ở chúng những phát giác mới. Bản chất của giáo trình là tổng kết và hệ thống hóa kiến thức thu thập từ các nghiên cứu cơ bản và đã qua kiểm nghiệm. Tầng thứ ba là những tài liệu có tính chính sách (công lẫn tư), ứng dụng hơn là lý thuyết. Tuy nhiên, mỗi tầng, muốn vững chắc, phải được xây dựng trên tầng dưới nó. Đặc biệt, mọi phát biểu dù chỉ có tính phổ thông, cho công chúng, đều cần dựa vào những nghiên cứu cơ bản. Quan trọng hơn, những tính toán cụ thể cho chính sách, luật lệ, phải nhất quán với (và tận dụng) những nghiên cứu cơ bản, nếu không thì những chính sách và luật lệ ấy chỉ là ngẫu hứng, tùy tiện, thậm chí phản hiệu quả và mâu thuẫn.
Phải nhìn nhận rằng làm nhà kinh tế Việt
Các chuyên gia (nhất là thuộc những ngành trực tiếp liên hệ đến chính sách) trong một nước mà trí thức tương đối còn hiếm, sẽ là “chỗ đặt” của nhiều (lắm khi quá nhiều!) kỳ vọng xã hội, và do đó phải vô cùng cẩn trọng khi phát biểu. Đàng khác, một nhà khoa học – nhất là khoa học xã hội như kinh tế – không thể chỉ phát biểu cho công chúng mà còn phải thật sự “sống” trong chuyên môn của mình để tránh tụt hậu trong kiến thức, xơ cứng trong lập luận, lão hoá trong tư duy. Người ấy phải luôn cập nhật kỹ năng, và làm gương cho các bạn trẻ trong sinh hoạt và tác phong nghề nghiệp. Tìm một vị trí tối ưu giữa tháp ngà hàn lâm và thực tế đời sống là một thách thức không nhỏ.
III. Công khai, độc lập, và đa dạng
Nếu nhìn nhận là chúng ta cần nhiều nghiên cứu dầy chiều sâu, chuẩn mực lý thuyết, cực độ kỹ thuật, thì câu hỏi kế tiếp sẽ là: cơ chế nào có thể phát huy những nghiên cứu như vậy?
● Công khai
Hiển nhiên, người làm chính sách luôn luôn cần những phân tích, phúc trình nội bộ (có thể là “mật”) từ các cơ quan chính phủ, các viện nghiên cứu, v.v. Mặt khác, như mọi ngành khoa học, kinh tế học chỉ có thể tiến triển trong tinh thần trao đổi xây dựng, khách quan. Do đó, để bảo đảm chất lượng các phân tích làm nền tảng cho chính sách, luật lệ, cần nghĩ đến việc “bạch hoá” chúng (trong chừng mực an ninh quốc gia cho phép).
Trao đổi công khai những phân tích về các vấn đề hệ trọng giữa chuyên gia nhà nước và ngoài chính phủ sẽ có lợi cho cả hai bên. Một mặt, cộng đồng khoa học có thể đánh giá lập luận, phương pháp tính toán của các chuyên gia nhà nước. Mặt khác, các chuyên gia nhà nước cũng cần lấy cảm hứng và tìm tham khảo từ những nghiên cứu phát xuất từ các đại học, các viện nghiên cứu độc lập, các nhà kinh tế ngoài hệ thống công quyền. Không ai có thể biết tất cả, nghĩ ra mọi tình huống, kịch bản, nhất là khi hầu hết lãnh vực học thuật đều không ngừng chuyên biệt hoá, tình hình thế giới ngày càng phức tạp, như ngày nay.
Tiến trình trao đổi giữa các chuyên viên trong và ngoài chính phủ cũng đóng góp vào bầu không khí dân chủ, gây hưng phấn cho xã hội nói chung và giới học thuật nói riêng.
● Độc lập
Khối lượng nghiên cứu thật sự khách quan phải đến từ nhiều nguồn, và gồm một số đáng kể công trình của những nhà nghiên cứu chọn lựa đề tài với chủ đích thuần tuý khoa học. Nói cách khác, ngoài những báo cáo, phúc trình từ các bộ, các viện, các ngân hàng, các tổ chức quốc tế, còn cần những nghiên cứu mà đề tài và mục đích không theo đơn “đặt hàng” của bất cứ ai và không chỉ nhằm cho việc sử dụng của tổ chức hoặc cơ quan nào đó.
Không bị chi phối bởi yêu cầu thực dụng tức thời, hoặc bức xúc của một giai đoạn chính trị nhất định, những nhà nghiên cứu hoàn toàn độc lập mới có thể đào sâu các vấn đề thật căn bản, so sánh những cách đổi mới thể chế, phát hiện những kịch bản tiến hoá của đất nước. Chỉ cần ngẫm nghĩ ít lâu là có thể kê ra hàng trăm đề tài như thế.
Tất nhiên, để tự do trong chọn lựa đề tài và phương pháp, nhà nghiên cứu không thể lệ thuộc vào sự tài trợ của nhà nước hoặc doanh nghiệp. Nói cách khác, phải đa dạng hoá cơ chế xã hội khuyến khích những công trình nghiên cứu độc lập, chẳng hạn như dựa vào chất lượng và số lượng nghiên cứu để thăng thưởng, cho vào biên chế, v.v.
Nói cho cùng, nghiên cứu là thú vui tinh thần trước tiên cho nhà khoa học. Phần thưởng vô giá của khoa học là sự khám phá. Sẽ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng có quốc gia nào “nuôi” các nhà khoa học để họ muốn làm gì thì làm. Nhà khoa học phải có can đảm không … xin tiền nhà nước. Mặt khác, trong một xã hội lành mạnh, văn minh, nhà khoa học có thể sinh nhai bằng những nghề gần gũi với nghiên cứu, như dạy học, viết sách, diễn thuyết… Và xã hội phải quan tâm để là như thế.
● Đa dạng
Kinh tế học có nhiều trường phái. Không kể đến sự khác nhau giữa kinh tế học Mác và kinh tế học gọi là “thị trường”, ngay trong kinh tế học thị trường cũng có nhiều chi phái mà “tân cổ điển” chỉ là một. Chúng ta cần nghe những tiếng nói khác nhau.
Hãy lấy làm ví dụ hai cụm đề tài cực kỳ quan trọng: (a) vai trò của nhà nước, và (b) chính sách kinh tế đối ngoại. Như ai cũng biết, ý kiến trong giới kinh tế có thể rải từ quan điểm cho rằng vai trò nhà nước càng nhỏ càng tốt, đến quan điểm cho rằng nhà nước phải là khống chế trong kinh tế, nếu không ở khâu sở hữu thì cũng ở khâu điều tiết, chỉ đạo. Phải tạo một không khí tranh luận lành mạnh, không giáo điều, không có “vùng cấm”, để những ý kiến này được đối chiếu, thẩm định. Về mặt kinh tế đối ngoại cũng thế: có nhiều trường phái rất khác nhau về chính sách bảo hộ, về sự nên-hay-không kiểm soát các luồng vốn nước ngoài, v.v.
Sự đa dạng ấy, với những lập luận lắm khi quyết liệt, song ở trình độ khoa học cao, chưa thấy có trong giới kinh tế Việt Nam (so sánh, trong khu vực, với giới kinh tế Hàn Quốc, chẳng hạn, đừng nói chi đến các nước mà sinh hoạt trong giới kinh tế rộn rịp hơn ta nhiều lần, như Ấn Độ, Trung Quốc…). Chính vì có nhiều tiếp cận, nhiều trường phái khác nhau, ta cần khuyến khích những “lò suy nghĩ” (think tank) vô vị lợi, ngoài chính phủ, và nhất là (theo kinh nghiệm nhiều nước) nghiên cứu trong các đại học. Đây là một vấn đề chỉ thực hiện được trong một môi trường nghiên cứu công khai (công trình được đăng trên các tạp chí kinh điển, các hội thảo chuyên môn, mở cửa cho mọi người).
Tất nhiên (ít ra là trong tương lai gần) chúng ta không thể đòi hỏi Việt Nam sản xuất những “siêu” kinh tế gia, mở đường cho cả một học thuyết như Karl Marx, Adam Smith, hoặc thậm chí những nhà kinh tế có ảnh hưởng quốc tế cỡ như Raul Prebisch, Amartya Sen. (Đàng khác, những vị ấy là chung của nhân loại, không cớ gì ta phải đòi có người mang quốc tịch Việt Nam!) Tuy nhiên, so với vài quốc gia trong vùng như Hàn Quốc, Ấn Độ, chúng ta cũng rất thiếu những phân tích vĩ mô sâu sắc, có tính nền tảng về kinh tế, xã hội, và vai trò của chính phủ. Nhưng, theo nhận xét của người viết bài này, có lẽ sự thiếu sót nổi bật nhất là những nghiên cứu vi mô trình độ cao, sử dụng những lý thuyết và kỹ thuật phân tích (kinh lượng học) hiện đại nhất.
IV. Ta phải làm lấy
Phải nhìn nhận rằng chúng ta đã nhận được nhiều giúp đỡ quý báu của các nhà kinh tế ngoại quốc (thường là với các cộng sự viên người Việt) do các nước bạn, các tổ chức quốc tế chủ xướng và tài trợ. Và chúng ta thực tình mong mỏi sẽ được họ nghiên cứu nhiều hơn nữa. Câu hỏi sẽ là: Tại sao chúng ta không “khoán” cho các nhà kinh tế nước ngoài (hay giao cho họ một phần lớn) việc nghiên cứu nước ta?
Câu hỏi này hầu như mọi nước nhỏ, kém phát triển, đều nghĩ đến. Hiển nhiên, kinh tế học là một khoa học, và phương pháp khoa học thì đâu cũng thế, không biên giới, không mang tính dân tộc chủ quan. Tuy nhiên trên thực tế nghiên cứu thì có hai vấn đề vẫn rất “chủ quan”, đó là (a) chọn lựa đề tài, và (b) mức quyết tâm tìm kiếm giải pháp đặc thù cho một quốc gia, vì lợi ích quốc gia ấy. Phần lớn những báo cáo, phúc trình của các chuyên gia nước ngoài chỉ ở mức “chung chung”, và nhằm đáp ứng “đơn đặt hàng” của các tổ chức quốc tế, hay của một nước khác (thường là nhằm mục đích tìm hiểu môi trường đầu tư cho họ, hoặc khả năng hấp thụ viện trợ của Việt
Một thực tế nữa là đa số các chuyên viên ngoại quốc đã nghiên cứu nhiều nước khác trước khi họ đến Việt
Chúng ta chưa phát triển, song không giống nước chưa phát triển ở châu Phi, chẳng hạn. Chúng ta chuyển đổi, nhưng khác chuyển đổi ở Trung Quốc hoặc các nước Đông Âu. Chúng ta ở Đông Nam Á, nhưng không giống Thái Lan, Indonesia, Philippines, vv. Chúng ta khác họ về tiềm lực lẫn nhược điểm, và một phần (lớn?) tiềm lực và nhược điểm này có cội nguồn trong căn tính dân tộc, cơ cấu xã hội, và lịch sử của chúng ta. Người nước ngoài có thể thấy vài tiềm lực và nhược điểm mà chúng ta không thấy, song chúng ta cũng có thể thấy nhiều cái mà người nước ngoài không thấy, nhất là những tiềm lực xuất phát từ cái “hồn” của dân tộc. Nghe thì có vẻ lãng mạn, huyền bí, nhưng, nghĩ lại đi, trước ngày đổi mới, bao nhiêu nhà kinh tế nước ngoài đã tiên đoán sự thành tựu của chúng ta trong mấy chục năm qua, thậm chí tiên đoán là chúng ta có khả năng đổi mới?
Và, nên để ý, giáo trình kinh tế học mà những chuyên gia ngoại quốc đã tiếp thu ở các trường đại học của họ (mà đa số là thuộc hàng đầu trên thế giới, nên nhìn nhận như vậy) thường là nặng về tân cổ điển, xoay quanh cá nhân (thay vì tập thể), trọng điểm là thị trường (trong bối cảnh tây phương), mà nhược điểm là rất ít quan tâm đến các yếu tố thể chế, xã hội, và lịch sử. Song chính những yếu tố này lại có thể là quan trọng nhất để tìm hiểu và đề nghị giải pháp cho nước ta.
Nếu chúng ta cần đến các nhà kinh tế nước ngoài thì trước hết chúng ta nên biết cách đặt vấn đề để họ nghiên cứu, điều tra cho ta. “Đặt vấn đề” không có nghĩa “sần sùi” là “đặt hàng”, song là gợi cho họ những đề tài vừa lý thú cho họ vừa có ích cho ta. Ngoài những đề tài tổng quát (như tăng trưởng, lạm phát), hoặc những đề tài cần cho một chính sách cụ thể (như thuế má), còn có những đề tài mà chỉ những người tha thiết đến tương lai dân tộc (kể cả những đề tài liên quan đến cải cách thể chế) mới thực sự “bức xúc”. Tương tự, ngoài một số vấn đề ở cấp xí nghiệp có thể dùng những bài học rút ra trực tiếp từ các mô hình có sẵn (“off-the-shelf”) ở nước khác, còn có những vần đề trong từng khu vực kinh tế (công, nông nghiệp, dịch vụ, tài chính v.v) cần những nghiên cứu riêng cho Việt Nam.
V. Khả năng tiếp thụ của người làm chính sách và vai trò của báo chí
Dù có những nghiên cứu thâm sâu về Việt
Không ai ngây thơ đến độ tin rằng chính sách kinh tế của một quốc gia (ngay quốc gia đã phát triển) là luôn luôn dựa trên những phân tích khoa học, khách quan. Trong quy trình làm chính sách, bao giờ yếu tố chính trị, xã hội (và quốc phòng nữa) cũng là quan trọng – có khi là yếu tố quyết định – và sẽ được hội nhập ở một khâu nào đó. (Lại nữa, không luật lệ, chính sách nào tránh được khâu “cò kè bớt một thêm hai” giữa các thành phần, quyền lực khác nhau trong xã hội.) Dù vậy, trước đó, các nhà kinh tế phải cố gắng tận lực – và được có cơ hội – đưa ra những phân tích khách quan, khoa học, những dự báo cho từng kịch bản chính sách. Sau đó, nếu các chính trị gia (chính phủ, quốc hội…) có quyết định không dựa trên những phân tích ấy thì là chuyện khác, và những người này phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, tổ quốc.
Một khó khăn rất lớn cho những người nghiên cứu kinh tế Việt
Cũng xin có vài hàng về vai trò của báo chí. Như đã nói, báo chí đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá và thúc đẩy nghiên cứu qua các bài phỏng vấn chuyên gia Việt
Thêm nữa, đọc các tạp chí kinh tế chuyên ngành trên thế giới sẽ phát giác hiện tượng đáng hổ thẹn này: ngay các quốc gia láng giềng của chúng ta (như
Cuối cùng, phải nhận rằng “ta cần biết ta hơn nữa” không chỉ để hoạch định chính sách tăng trưởng, điều tiết và ổn định kinh tế, hay đối ngoại, bởi vì, tuy chỉ là một (trong nhiều) thành tố của công cuộc phát triển, nghiên cứu là biểu hiện, là sinh hoạt căn tính của một xã hội văn minh. Phát triển không chỉ là tạo một đời sống vật chất sung mãn, nó còn là văn minh trong suy nghĩ, trong quản lý, trong chính sách. Nói gọn: “ta cần biết ta hơn nữa” chính vì tiền đồ của dân tộc.
Trần Hữu Dũng
Dayton
7/1/2007
Nghĩ về chúng ta: Hiện đại và dân tộc tính
Trần Hữu Dũng
Phát triển kinh tế và uy tín quốc tế trong những năm qua của nước ta, cộng với tiện nghi trong đời sống do công nghệ tiên tiến đem lại, đã gây ra những biến chuyển chóng mặt trong sinh hoạt và nhận thức của hầu hết mọi người Việt Nam. Mặt khác, chúng ta cũng bị bao phủ bởi bao nhiêu chuyện hàng ngày: từ những vụ tham nhũng khủng khiếp, những vấn đề bức xúc trong giáo dục, y tế, giao thông, những tệ nạn xã hội, cho đến những sự cố trọng đại về chủ quyền, về lãnh thổ... làm tâm thức chúng ta khó thể không chao đảo.
Phải nghĩ sao? Bắt đầu từ đâu? Nhìn từ một góc cạnh căn bản thì dường như có sự căng thẳng giữa “cái bây giờ” – tạm gọi là tính hiện đại – và “cái của ta”, nói gọn là dân tộc tính. Phải nghĩ về liên hệ giữa hai phạm trù này như thế nào? Có thể chăng một sự hòa hợp giữa hai phạm trù ấy?
I. Hiện đại và thời thượng
Khi nói về hiện đại, có lẽ điều trước hết là phải tách nó ra khỏi những khẩu hiệu thời thượng. Cần cưỡng lại phản xạ dùng những cụm từ “thế giới phẳng”, “toàn cầu hóa”, “hội nhập”...
Tất nhiên, những cụm từ này không là vô ích, nếu ta thực sự ý thức tính phức tạp của chúng và vâng, hành trang ý thức hệ của chúng nữa. Trong mọi trường hợp, chúng chỉ nên là khởi điểm cho những suy nghĩ sâu sắc hơn, nhất là nhìn từ nước ta. Nguy hiểm là, quá nhiều khi, chúng được dùng như những khẩu hiệu thế chỗ cho phân tích, một cách che lấp sự lười biếng trí thức. Thực vậy, nên nhớ rằng những cụm từ này xuất phát từ phương Tây, và tuy những người đặt ra chúng (như nhà báo Thomas Friedman với ý niệm “thế giới phẳng”) là nhiều thiện chí, chúng không thoát khỏi một phạm trù căn bản: đó là những ý niệm nhìn qua lăng kính văn hóa (và quyền lợi kinh tế!) tây phương. Chẳng hạn, thử nghĩ xem: “Hội nhập” là gì? Phần nào là tích cực, phần nào là một tiến trình không cưỡng được? Hội nhập, theo nhiều người, không những có nghĩa là mở cửa rộng rãi để buôn bán với nước ngoài, đón nhận đầu tư, nhưng còn là chấp nhận những “giá trị của thế giới”. Nên nhớ rằng quốc tế là một cộng đồng với nhiều hệ thống giá trị. Hội nhập là mở cửa với thế giới, nhưng đó là cái cửa hai chiều: vào và ra. Hội nhập đúng nghĩa phải gồm một sự chọn lọc những giá trị tốt từ bên ngoài (không nhất thiết phải từ phương Tây), đồng thời là một cố gắng đầy tự tin để quảng bá giá trị của ta (những giá trị tiềm ẩn trong dân tộc tính) với thế giới. Thiếu cảnh giác, những mỹ từ đó sẽ ru ta vào một giấc hoang mơ...
Tương tự, nhiều người nghĩ đến “hiện đại” như một cuộc đua giữa các quốc gia, hoặc là thứ hạng của Việt Nam trên thế giới. Tất nhiên, ai cũng mừng khi thấy chỉ số cạnh tranh của ta năm nay cao hơn năm ngoái, cũng buồn khi tham nhũng ngày càng bị quốc tế cho là nhiều. Tuy nhiên, nghĩ cho cùng, điều quan trọng không phải là những con số thống kê, hay kết quả của vài cuộc thăm dò doanh nhân nước ngoài, nhưng là hiện trạng mà mỗi người trong chúng ta nhận thấy ràng ràng trong đời sống hàng ngày của bản thân. Về tham nhũng chẳng hạn, mọi người dân Việt
Chúng ta nhìn quốc tế để biết khả năng một xã hội, nhất là những quốc gia có nhiều tương đồng với ta, để học hỏi, để biết cái gì mà một nước như ta có thể làm được. Chúng ta nên nhìn nước khác để nhận ra những hụt hẫng của mình, nhưng đó là những bài học vi mô, và ta phải nhìn chúng để tìm giải pháp cho các vấn đề cụ thể chứ không chỉ để buồn bã so bì (hay tự mãn!). Khi có những tiến bộ vi mô như vậy thì chắc chắn chúng ta sẽ rất ngạc nhiên vì sự tiến bộ vĩ mô của mình. Tất nhiên giữa các quốc gia chẳng bao giờ là không có những cạnh tranh, thậm chí tranh chấp ... song mục tiêu căn bản của chúng ta phải là tạo cho dân ta một đời sống ấm no, hạnh phúc... Ta không thể để mình bị “choáng mắt” “hoảng lọan” vì những con số tuy giật gân nhưng ít ý nghĩa, và nhất là khi chúng không giúp ta tìm giải pháp nào cho một vấn đề cụ thể.
II. Cái hiện đại của ta
Nên nhớ rằng, nếu không để ý, ta sẽ định nghĩa “hiện đại” theo cái nhìn của một nền văn hóa khác. (Gần đây, triết gia Pháp Bernard-Henri Lévy đã phải nhắc lại điều này để phản bác một bài trên tuần báo Time của Mỹ cho rằng “văn hóa Pháp đã chết”!). Không khéo, chúng ta sẽ lẫn lộn hiện đại hóa và tây phương hóa.
Thực vậy, hiện đại hóa mà thiếu dân tộc tính sẽ là tha hóa. Hiện đại không có nghĩa là xóa bỏ tính cá biệt của nhân thân, hay rộng hơn là của dân tộc. Dù sẽ trở thành công dân của thế giới, chúng ta đến từ lịch sử, quê hương ta, cũng như người quốc gia khác đến từ lịch sử, quê hương họ. Sự phong phú của đời sống hiện tại không phải có được bằng cách đồng nhất hóa mọi người (một thế giới như thế sẽ nhạt nhẽo biết bao!), nhưng bằng sự mỗi người đóng góp cái cá biệt của mình vào cái chung của nhân loại, và nhìn nhận (thậm chí tôn vinh) cái cá biệt của người khác. Hiện đại hóa dân tộc tính (nếu có thể nói như vậy) là một hành trình gay go, cần nhiều suy nghĩ thấu đáo, khách quan. Ta không sô vanh cuồng tín nhưng cũng không chấp nhận vô điều kiện những lề lối ngoại lai như tấm vé để “hội nhập”.
Có quả là chúng ta (như thế giới “hiện đại”) đang chạy theo vật chất quá đáng mà quên đi những giá trị nhân văn (không nhất thiết cá biệt của Việt
Hiện đại cũng không phải là một đặc tính của thế hệ, của tuổi trẻ. Ấn tượng thiển cận này, nếu có, hẳn là xuất phát từ sự đánh đồng phong cách hiện đại với sự quen thuộc với văn hóa giải trí, với sự thông thạo sử dụng những máy móc, trò chơi điện tử. Bất cứ xã hội hiện đại nào, bất cứ lúc nào cũng là sự chung sống của nhiều thế hệ “gối đầu” lên nhau, Hiện đại, ở thế hệ đi sau, nằm ở cách họ đối xử với thế hệ đi trước (mà chính họ sẽ trở thành!), và cũng là ở thế hệ đi trước đối với thế hệ sau. Tùy theo độ tuổi, tính hiện đại có thể khác nhau chút ít về bản chất, nhưng không nhất thiết ở cường độ, và chắc chắn là không xung khắc. “Lớp già” cũng đóng một vai trò thiết yếu trong ký ức của dân tộc, họ là tích tụ của những kinh nghiệm sống, lịch sử hình thành của nước ta... Tính hiện đại của một xã hội là gom nhập tính hiện đại của mọi thế hệ, mọi thành phần trong xã hội ấy. Nói cụ thể hơn, một xã hội mà thế hệ này xem thế hệ kia là không quan trọng, thành phần này coi rẻ thành phần khác, là một xã hội ... không hiện đại, trong cái nghĩa tốt đẹp của danh từ này.
Tính hiện đại của dân tộc cũng không dừng lại ở biên giới địa lý bởi vì nó bao gồm cả người Việt trong nước lẫn ở nước ngoài. Người Việt ở nước ngoài đóng góp vào sự nghiệp hiện đại hóa của quê hương, không chỉ ở “chất xám”, hoặc “kiều hối”, nhưng còn trong vai trò viễn thám văn hóa. Mặt khác, họ cũng đặt nhiều vấn đề (mà lắm lúc họ cũng không ý thức) về dân tộc tính, cần suy nghĩ.
III. Văn hóa và trí thức
Rõ ràng, xã hội hiện đại đặt ra nhiều vần đề bức xúc, cần suy nghĩ, và chính nhu cầu này làm nổi bật một sự hụt hẫng trầm trọng hiện nay của chúng ta, đó là sự nghèo nàn sinh hoạt văn hóa mà giới trí thức phải gánh chịu phần lớn trách nhiệm. Đặt bên cạnh những sinh hoạt kinh tế sôi nổi, những phồn vinh về vật chất, những thắng lợi trên chính trường quốc tế, thì đời sống văn hóa của chúng ta hầu như thiếu tiến bộ tương xứng, thậm chí nghèo nàn, ít nhất cũng là quá tĩnh lặng. Đó là một tĩnh lặng đáng lo, bởi vì, khi mà tiến trình “hiện đại hóa” đang vùn vụt như vũ bão, và khi mà đầu máy của tiến trình ấy là thương mại, thì trách nhiệm của người trí thức để chấn chỉnh, tạo một đối trọng cho văn hóa tiêu dùng bằng một nền văn hóa khác, “hướng thượng” hơn, là không gì cần thiết bằng. Chính sự thiếu vắng một kháng thể mạnh mẽ cho thứ văn hóa tiêu dùng, hưởng thụ, là một trong những nguyên nhân của sự rệu rã xã hội hiện nay.
Văn hóa dân tộc không chỉ là di sản mà còn là những sinh họat đương thời. Và tuy nó là thành quả chung của cộng đồng, những người được coi là “trí thức” có một trách nhiệm đặc biệt trong sinh hoạt này. Trọng trách ấy người trí thức phải nhận lãnh, nhưng nó cũng đòi hỏi nhà nước mở rộng, và xã hội khuyến khích, “không gian” sáng tạo, phát biểu, tranh luận. Những sinh hoạt ấy phải được xem như là cốt yếu để huy động nội lực cho phát triển, và thành quả của chúng chính là nhằm bảo tồn dân tộc tính, xương sống của thế đứng quốc gia trong bang giao quốc tế.
Trách nhiệm trí thức là đặc biệt quan trọng đối với tuổi trẻ. Ở bất cứ xã hội nào thì tuổi trẻ bao giờ cũng bị cuốn hút vào luồng văn hóa đại chúng, thời thượng. Nhưng đừng trách họ (như thói quen của mọi thế hệ già), và cũng đừng giảng luân lý. Tuổi trẻ phải được hướng dẫn không qua những bài giảng luân lý khô khan (và chiếu lệ!) nhưng mà do sự truyền lại kinh nghiệm của người đi trước, cụ thể là những tấm gương trong tác phong, trong sinh hoạt trí thức, trong cảm quan nghệ thuật. Muốn thế, người trí thức ở thế hệ đi trước phải tự vấn, chính họ phải luôn luôn trau giồi, cập nhật hóa kiến thức, theo dõi biến chuyển thời sự, sinh hoạt tư tưởng.
IV. Độc lập, phồn vinh và bền vững
Hiện đại là một tiến trình, một cách sinh hoạt, hơn là một trạng thái. Đó là một tư duy chấp nhận thay đổi, tôn trọng cái cá biệt của người khác, nhưng phóng đi từ ý thức rất rõ về mình, về cộng đồng và lịch sử của mình. Tuy nhiên, cần nhớ rằng hiện đại không có nghĩa là những tranh chấp quốc tế không còn nữa (như những mỹ từ “thế giới phẳng”, “hội nhập”... thường làm ta quên). Chủ nghĩa dân tộc vẫn còn là động cơ đằng sau thương mại, bang giao quốc tế. Bất cứ nước nào cũng bảo vệ quyền lợi, sự tự do, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Chúng ta hiếu hoà nhưng qua những năm hi sinh xương máu để giành độc lập, thống nhất đất nước, ta không bao giờ quên được điều ấy.
Hiện đại phải đi trong tinh thần dân tộc. Dân tộc tính, cụ thể là sự đoàn kết quốc gia, không chỉ là một nội lực cốt yếu để bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước (và không có độc lập và chủ quyền thì mọi thứ khác đều vô nghĩa) nhưng, thực tiển hơn, còn là một yếu tố để phát triển kinh tế, để giao lại cho những thế hệ tương lai một nước Việt Nam mà chúng ta không hổ thẹn.
Trần Hữu Dũng
18-12-2007
0 nhận xét:
Đăng nhận xét