Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

(bài của GS Paul Krugman đăng trên New York Times ngày 30/3/2009)


Ô UẾ HOA KỲ
http://www.nytimes.com/2009/03/30/op...gman.html?_r=1

Mười năm trước trang bìa báo Time đăng hình ông Robert Rubin, khi đó là Bộ trưởng Ngân khố, Alan Greenspan, khi đó là Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang, và Lawrence Summers, khi đó là Phó Bộ trưởng Ngân khố. Báo Time đặt tên cho bộ ba này là "ủy ban cứu rỗi thế giới", ghi công trạng họ về việc đã dẫn đầu hệ thống tài chánh thế giới vượt qua cuộc khủng hoảng có dáng dấp quá đáng sợ vào thời điểm đó, cho dù đó chỉ là một hạt cát phù du so với những điều chúng ta đang trải qua hiện nay.

Tất cả các đấng nam nhi trên trang bìa đó đều là người Hoa kỳ, nhưng chẳng ai xem đó là điều kỳ dị. Dù sao đi nữa, vào năm 1999 Hoa kỳ là một lãnh tụ không ai dám chất vấn về việc đối phó với cuộc khủng hoảng toàn cầu vào lúc đó. Vai trò lãnh đạo đó chỉ đặt nền tảng một phần vào sự giàu có của Hoa kỳ; nhưng ở mức độ quan trọng hơn còn phản ảnh tầm vóc của Hoa kỳ như là một khuôn mẫu tiêu biểu. Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ, mọi người thầm nghĩ, là một quốc gia luôn biết cách phải làm gì trong ngành tài chánh.

Mũi tên thời gian nay đã làm vật đổi sao dời.

Khỏi cần quan tâm sự thật rằng hai thành viên trong ủy ban nay đã chịu đầu hàng dưới lời nguyền của tạp chí [Time], sự tuột dốc uy tín thông thường hay theo sau việc được nâng lên hàng cao trọng trong giới truyền thông (ông Summers, hiện là Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia, vẫn còn nhiều sức mạnh). Quan trọng hơn nhiều là quy mô chúng ta tự khen tụng sự bền vững của ngành tài chánh - các sự khen tụng thường được chúng ta nêu lên khi chúng ta giảng dạy cho các quốc gia khác về việc cần thiết phải thay đổi phương cách làm việc - đã chứng tỏ chỉ là các điều sáo rỗng.

Thật vậy, ngày nay Hoa kỳ trông giống như một Bernie Madoff của các nền kinh tế, trong nhiều năm Hoa kỳ được ngưỡng mộ, ngay cả kinh sợ, nhưng hóa ra đó chỉ là một sự lừa dối từ lâu nay.

Thật đau đớn nếu đọc lại một bài ông Summers giảng dạy vào đầu năm 2000, khi cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990 đang dịu xuống. Bàn luận về các nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng đó, ông Summers chỉ ra các điều mà nhiều quốc gia gặp khủng hoảng bị thiếu sót - và qua đó ngụ ý rằng Hoa kỳ có đầy đủ. Các điều đó bao gồm "các ngân hàng đầy tràn tiền vốn và được giám sát" và một nền kế toán thương nghiệp đáng tin cậy, minh bạch. Hết biết.

Một trong các nhà phân tích ông Summers dẩn chú trong bài giảng đó là kinh tế gia Simon Johnson. Trong một bài đăng trên báo Atlantic số hiện hành, ông Johnson, từng giữ chức Kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và hiện đang là giáo sư tại MIT, tuyên bố rằng các khó khăn hiện nay của Hoa kỳ "gợi nhớ sửng sờ" các cuộc khủng hoảng tại các nơi như Nga và Argentina - bao gồm vai trò có tính quyết định của các nhà tư bản bè phái.

Tại Hoa kỳ cũng như tại thế giới thứ ba, ông viết, "các nhóm có quyền lợi thương mại hàng đầu - các nhà tài phiệt, trong trường hợp Hoa kỳ - đã giữ vai trò trung tâm trong việc tạo ra cuộc khủng hoảng, họ đặt cược ngày một lớn, với sự ngầm ủng hộ của chính phủ, cho đến khi xảy ra một sự sụp đổ không thể tránh khỏi. Đáng báo động hơn nữa, họ đang sử dụng ảnh hưởng của họ để ngăn chặn một cách thật chinh xác các loại hình cải cách cần thiết và mau lẹ để lôi kéo nên kinh tế khỏi bị rớt chúi mũi xuống đất".

Không ngạc nhiên, khi đọc rằng một bài trên báo New York Times hôm qua, về sự đáp lại Tổng thống Obama sẽ nhận được tại Âu Châu, có tựa đề "Chủ nghĩa Tư bản nói tiếng Anh đang bị truy tố".

Hiện nay, để cho công bằng thì chúng ta phải nói rằng Hoa kỳ chẳng phải là quốc gia duy nhất trong đó các ngân hàng đang bị điên cuồng. Nhiều lãnh đạo Âu Châu vẫn đang phủ nhận các khó khăn kinh tế và tài chánh toàn lục địa, trong khi các khó khăn, sa sút đó cũng sâu xa như của chính chúng ta - mặc dù các quốc gia của họ với mạng lưới an sinh xã hội mạnh mẻ có nghĩa rằng người dân chúng ta rất có thể sẽ phải trải qua các sự khốn khó cao hơn nhiều. Dù vậy, sự thật là cuộc khủng hoảng đã gây thiệt hại về tính đáng tin cậy của Hoa kỳ, và theo đó là khả năng lãnh đạo.

Và đó là điều hết sức tệ hại.

Cũng như nhiều kinh tế gia khác, tôi đã tái thẩm định cuộc Đại Khủng hoảng, tìm kiếm các bài học khả dĩ có thể giúp chúng ta tránh được việc đó xảy ra lần nữa. Và một điều nổi bật từ lịch sử các năm đầu thập niên 1930 là quy mô trong đó thế giới phản ứng lại cuộc khủng hoảng đã bị làm què quặt vi các nền kinh tế lớn trên thế giới đã không thể hợp tác.

Chi tiết cuộc khủng hoảng hiện nay của chúng ta rất khác, nhưng sự cần thiết hợp tác vẫn không giảm đi chút nào. Tổng thống Obama đã rất đúng, chính xác, hồi tuần rồi khi ông tuyên bố: "Tất cả mọi người trong chúng ta đều sẽ phải thẳng bước ngõ hầu để vực dậy nền kinh tế. Chúng ta không muốn một tình trạng trong đó vài quốc gia đang cố gắng phi thường và các quốc gia khác không làm như vậy".

Vậy mà đó chính xác là tình trạng chúng ta đang gặp phải. Tôi không tin rằng ngay cả các cố gắng kinh tế của Hoa kỳ là đầy đủ, nhưng các nổ lực này đi xa hơn hầu hết các quốc gia giàu có đã và đang có ý muốn thực hiện. Và cuộc họp thượng đỉnh G-20 tuần này sẽ phải là một dịp cho ông Obama càu nhàu và rượt theo các lãnh đạo Âu Châu, để họ chịu hợp tác.

Nhưng vào các ngày này, các lãnh đạo nước ngoài không còn lòng dạ nào nghe lời giảng dạy của giới chức Hoa kỳ, ngay cả khi - như trong trường hợp này - Hoa kỳ đã đúng.

Cuộc khủng hoảng gây nhiều phí tổn. Và một trong các phí tổn đó là thiệt hại cho uy tín Hoa kỳ, một tài sản mà chúng ta vừa bị mất ngay khi mà chúng ta, và cả thế giới, đang cần đến nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét