MỘT LỤC ĐỊA MẤT PHƯƠNG HƯỚNG
http://www.nytimes.com/2009/03/16/op...krugman&st=cse
Tôi lo ngại cho Âu Châu. Thật ra, tôi lo ngại cho toàn thế giới - không có nơi trú ẩn an toàn nào cho cơn bão kinh tế toàn cầu. Nhưng tình hình tại Âu Châu làm tôi e ngại còn hơn tình hình tại Hoa kỳ.
Nói rõ ra, tôi sẽ không lập lại các lời than phiền cố hữu nào mà Hoa kỳ thường ca thán về thuế ở Âu Châu quá cao hoặc các phúc lợi xã hội quá hào phóng. Các quốc gia có phúc lợi xã hội cao không phải là nguyên do của cuộc khủng hoảng tại Âu Châu hiện nay. Thật ra, như tôi giải thích dưới đây, các quốc gia này thật ra là các yếu tố giảm nhẹ cuộc khủng hoảng.
Điều nguy hiểm rõ ràng và hiện nay tại Âu Châu đến từ một phương hướng khác — lục địa đã thất bại trong việc đáp lại cuộc khủng hoảng tài chánh một cách có hiệu quả.
Âu Châu đã thiếu hiệu quả trong cả hai chính sách tài khóa và tiền tệ: lục địa đang phải đối mặt với một sự sụt giảm ít nhất cũng tệ hại như tại Hoa kỳ, nhưng lại thực hiện quá ít để chống lại sự sụt giảm này.
Về tài khóa, quả là một sự tương phản rõ rệt. Nhiều kinh tế gia, trong đó có tôi, từng lý luận rằng kế hoạch kích thích kinh tế của chính quyền Obama là quá thấp so với chiều sâu cuộc khủng hoảng. Nhưng lại quá lớn so với bất cứ điều gì người Âu Châu đang thực hiện.
Sự khác biệt về chính sách tiền tệ cũng không kém nổi bật. Ngân hàng Trung ương Âu Châu (the European Central Bank, ECB) kém phản vệ hẳn so với Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa kỳ (the Federal Reserve, FED), đã quá chậm trong việc giảm lãi suất (thật ra đã tăng lãi suất vào tháng 7 năm ngoái), và đã lập rào cản chống lại bất cứ biện pháp mạnh nào nhằm giải ngân các thị trường tín dụng.
Điều duy nhất có hiệu quả tại Âu Châu lại chính là điều lục địa này bị chỉ trích nhiều nhất - đó là quy mô và sự hào phóng của các quốc gia tràn đầy trợ cấp xã hội, vì đã làm nhẹ đi các tác động của sự sụt giảm.
Vấn đề này không tầm thường chút nào. Bảo hiểm sức khỏe toàn quốc và trợ cấp thất nghiệp rộng rãi đã bảo đảm rằng, ít ra cho đến hiện nay, dân Âu Châu chịu đau khổ ít hơn dân Hoa kỳ. Và các chương trình này sẽ giúp cho việc tiếp tục có sự tiêu xài trong nền kinh tế đang bị sụt giảm.
Nhưng các sự “ổn định tự động” như vậy không thể thay thế cho các hành động tích cực.
Tại sao Âu Châu lại thua kém trong việc phản vệ lần này? Lãnh đạo kém cõi là một phần trong câu chuyện. Các viên chức ngân hàng Âu Châu, số người đã tính sai bề sâu của cuộc khủng hoảng, vẫn còn tự mãn một cách lạ lùng. Và ai muốn nghe bất cứ điều gì tại Hoa kỳ tương tự như các lời chỉ trích kịch liệt thiếu hiểu biết của vị Bộ trưởng Tài chính Đức quốc thì quý vị phải nghe từ… các nhân vật thuộc Đảng Cộng hòa.
Nhưng có một vấn đề sâu xa hơn. Sự hòa nhập kinh tế và tiền tệ tại Âu Châu đã đi quá xa so với các thể chế chính trị. Kinh tế của nhiều quốc gia Âu Châu đã được liên kết chặt chẽ gần như kinh tế của nhiều tiểu bang Hoa kỳ - và phần lớn Âu Châu cùng chia sẻ một đơn vị tiền tệ chung. Nhưng khác với Hoa kỳ, Âu Châu không có một hình thức thể chế toàn lục địa cần thiết để đối phó với một cuộc khủng hoảng toàn lục địa.
Đây là một lý do quan trọng trong việc thiếu sót một tác động tài chính: không có một chính phủ nào ở vào địa vị phải chịu trách nhiệm cho toàn nền kinh tế Âu Châu. Điều Âu Châu có được, thay vào đó, là các chính phủ quốc gia, trong số đó mọi chính phủ đều ngần ngại mượn về số nợ lớn lao để chi trả cho một kế hoạch kích thích kinh tế mà phần nhiều, nếu không muốn nói là phần lớn, sẽ cung cấp lợi ích cho các cử tri thuộc các quốc gia khác.
Có thể quý vị hy vọng rằng các chính sách tiền tệ sẽ mạnh mẻ hơn. Dù sao đi nữa, cho dù không có một chính phủ toàn Âu Châu, nhưng có một Ngân hàng Trung ương Âu Châu (ECB). Nhưng ECB không phải như FED. FED có thể mạo hiểm vì được một chính phủ quốc gia thống nhất ủng hộ - một chính phủ đã hành động để chia sẻ các nguy cơ từ các hành động táo bạo của FED, và chắc chắn sẽ chi trả cho các sự thua lỗ của FED nếu các cố gắng của FED nhằm giải ngân các thị trường tài chánh bị thất bại. ECB do phải trả lời cho 16 quốc gia thường cãi nhau nên không thể trông đợi vào một mức độ ủng hộ tương đương.
Nói theo cách khác, Âu Châu hóa ra có cấu trúc rất yếu trong một thời kỳ khủng hoảng.
Câu hỏi lớn nhất là điều gì sẽ xảy ra cho các nền kinh tế Âu Châu đã từng phát triển mạnh mẻ trong thời kỳ tiền tệ còn dồi dào vài năm trước, như Tây Ban Nha?
Trong phần lớn thập niên vừa qua, Tây Ban Nha là một Florida của Âu Châu, nền kinh tế quốc gia này được nâng bổng bởi một cuộc tăng trưởng đầu cơ khổng lồ trong bất động sản. Cũng như tại Florida, bong bóng bay nay đã trở thành bong bóng bể. Hiện nay, Tây Ban Nha cần phải tìm các nguồn thu nhập và việc làm khác để thay thế các việc làm bị mất trong công nghiệp xây dựng.
Trong quá khứ, Tây Ban Nha đã có thể cải thiện tính cạnh tranh bằng cách hạ giá đơn vị tiền tệ. Nhưng nay quốc gia này đang sử dụng Euro - và đường lối mở ra phía trước chỉ có thể là một quy trình khó khăn của việc giảm lương bổng. Quá trình này đã rất khó khăn trong thời kỳ kinh tế còn tốt đẹp nhất, và sẽ khó khăn không thể tưởng tượng nổi nếu, như hiện nay gần như quá chắc chắn, nền kinh tế toàn Âu Châu sẽ suy giảm và theo chiều hướng thiểu phát trong nhiều năm tới.
Có phải điều này có nghĩa rằng Âu Châu đã sai lầm trong việc tự cho phép liên kết quá sâu đậm? Có phải điều này có nghĩa, cá biệt trong trường hợp này, việc khai sinh đồng Euro là một sai lầm? Có thể như vậy.
Nhưng Âu Châu vẫn có thể chứng minh rằng các người quan ngại đã bị sai lầm, nếu các chính trị gia tại lục địa này bắt đầu chứng tỏ tài năng lãnh đạo của họ. Nhưng họ có sẽ làm như vậy hay không?
http://www.nytimes.com/2009/03/16/op...krugman&st=cse
Tôi lo ngại cho Âu Châu. Thật ra, tôi lo ngại cho toàn thế giới - không có nơi trú ẩn an toàn nào cho cơn bão kinh tế toàn cầu. Nhưng tình hình tại Âu Châu làm tôi e ngại còn hơn tình hình tại Hoa kỳ.
Nói rõ ra, tôi sẽ không lập lại các lời than phiền cố hữu nào mà Hoa kỳ thường ca thán về thuế ở Âu Châu quá cao hoặc các phúc lợi xã hội quá hào phóng. Các quốc gia có phúc lợi xã hội cao không phải là nguyên do của cuộc khủng hoảng tại Âu Châu hiện nay. Thật ra, như tôi giải thích dưới đây, các quốc gia này thật ra là các yếu tố giảm nhẹ cuộc khủng hoảng.
Điều nguy hiểm rõ ràng và hiện nay tại Âu Châu đến từ một phương hướng khác — lục địa đã thất bại trong việc đáp lại cuộc khủng hoảng tài chánh một cách có hiệu quả.
Âu Châu đã thiếu hiệu quả trong cả hai chính sách tài khóa và tiền tệ: lục địa đang phải đối mặt với một sự sụt giảm ít nhất cũng tệ hại như tại Hoa kỳ, nhưng lại thực hiện quá ít để chống lại sự sụt giảm này.
Về tài khóa, quả là một sự tương phản rõ rệt. Nhiều kinh tế gia, trong đó có tôi, từng lý luận rằng kế hoạch kích thích kinh tế của chính quyền Obama là quá thấp so với chiều sâu cuộc khủng hoảng. Nhưng lại quá lớn so với bất cứ điều gì người Âu Châu đang thực hiện.
Sự khác biệt về chính sách tiền tệ cũng không kém nổi bật. Ngân hàng Trung ương Âu Châu (the European Central Bank, ECB) kém phản vệ hẳn so với Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa kỳ (the Federal Reserve, FED), đã quá chậm trong việc giảm lãi suất (thật ra đã tăng lãi suất vào tháng 7 năm ngoái), và đã lập rào cản chống lại bất cứ biện pháp mạnh nào nhằm giải ngân các thị trường tín dụng.
Điều duy nhất có hiệu quả tại Âu Châu lại chính là điều lục địa này bị chỉ trích nhiều nhất - đó là quy mô và sự hào phóng của các quốc gia tràn đầy trợ cấp xã hội, vì đã làm nhẹ đi các tác động của sự sụt giảm.
Vấn đề này không tầm thường chút nào. Bảo hiểm sức khỏe toàn quốc và trợ cấp thất nghiệp rộng rãi đã bảo đảm rằng, ít ra cho đến hiện nay, dân Âu Châu chịu đau khổ ít hơn dân Hoa kỳ. Và các chương trình này sẽ giúp cho việc tiếp tục có sự tiêu xài trong nền kinh tế đang bị sụt giảm.
Nhưng các sự “ổn định tự động” như vậy không thể thay thế cho các hành động tích cực.
Tại sao Âu Châu lại thua kém trong việc phản vệ lần này? Lãnh đạo kém cõi là một phần trong câu chuyện. Các viên chức ngân hàng Âu Châu, số người đã tính sai bề sâu của cuộc khủng hoảng, vẫn còn tự mãn một cách lạ lùng. Và ai muốn nghe bất cứ điều gì tại Hoa kỳ tương tự như các lời chỉ trích kịch liệt thiếu hiểu biết của vị Bộ trưởng Tài chính Đức quốc thì quý vị phải nghe từ… các nhân vật thuộc Đảng Cộng hòa.
Nhưng có một vấn đề sâu xa hơn. Sự hòa nhập kinh tế và tiền tệ tại Âu Châu đã đi quá xa so với các thể chế chính trị. Kinh tế của nhiều quốc gia Âu Châu đã được liên kết chặt chẽ gần như kinh tế của nhiều tiểu bang Hoa kỳ - và phần lớn Âu Châu cùng chia sẻ một đơn vị tiền tệ chung. Nhưng khác với Hoa kỳ, Âu Châu không có một hình thức thể chế toàn lục địa cần thiết để đối phó với một cuộc khủng hoảng toàn lục địa.
Đây là một lý do quan trọng trong việc thiếu sót một tác động tài chính: không có một chính phủ nào ở vào địa vị phải chịu trách nhiệm cho toàn nền kinh tế Âu Châu. Điều Âu Châu có được, thay vào đó, là các chính phủ quốc gia, trong số đó mọi chính phủ đều ngần ngại mượn về số nợ lớn lao để chi trả cho một kế hoạch kích thích kinh tế mà phần nhiều, nếu không muốn nói là phần lớn, sẽ cung cấp lợi ích cho các cử tri thuộc các quốc gia khác.
Có thể quý vị hy vọng rằng các chính sách tiền tệ sẽ mạnh mẻ hơn. Dù sao đi nữa, cho dù không có một chính phủ toàn Âu Châu, nhưng có một Ngân hàng Trung ương Âu Châu (ECB). Nhưng ECB không phải như FED. FED có thể mạo hiểm vì được một chính phủ quốc gia thống nhất ủng hộ - một chính phủ đã hành động để chia sẻ các nguy cơ từ các hành động táo bạo của FED, và chắc chắn sẽ chi trả cho các sự thua lỗ của FED nếu các cố gắng của FED nhằm giải ngân các thị trường tài chánh bị thất bại. ECB do phải trả lời cho 16 quốc gia thường cãi nhau nên không thể trông đợi vào một mức độ ủng hộ tương đương.
Nói theo cách khác, Âu Châu hóa ra có cấu trúc rất yếu trong một thời kỳ khủng hoảng.
Câu hỏi lớn nhất là điều gì sẽ xảy ra cho các nền kinh tế Âu Châu đã từng phát triển mạnh mẻ trong thời kỳ tiền tệ còn dồi dào vài năm trước, như Tây Ban Nha?
Trong phần lớn thập niên vừa qua, Tây Ban Nha là một Florida của Âu Châu, nền kinh tế quốc gia này được nâng bổng bởi một cuộc tăng trưởng đầu cơ khổng lồ trong bất động sản. Cũng như tại Florida, bong bóng bay nay đã trở thành bong bóng bể. Hiện nay, Tây Ban Nha cần phải tìm các nguồn thu nhập và việc làm khác để thay thế các việc làm bị mất trong công nghiệp xây dựng.
Trong quá khứ, Tây Ban Nha đã có thể cải thiện tính cạnh tranh bằng cách hạ giá đơn vị tiền tệ. Nhưng nay quốc gia này đang sử dụng Euro - và đường lối mở ra phía trước chỉ có thể là một quy trình khó khăn của việc giảm lương bổng. Quá trình này đã rất khó khăn trong thời kỳ kinh tế còn tốt đẹp nhất, và sẽ khó khăn không thể tưởng tượng nổi nếu, như hiện nay gần như quá chắc chắn, nền kinh tế toàn Âu Châu sẽ suy giảm và theo chiều hướng thiểu phát trong nhiều năm tới.
Có phải điều này có nghĩa rằng Âu Châu đã sai lầm trong việc tự cho phép liên kết quá sâu đậm? Có phải điều này có nghĩa, cá biệt trong trường hợp này, việc khai sinh đồng Euro là một sai lầm? Có thể như vậy.
Nhưng Âu Châu vẫn có thể chứng minh rằng các người quan ngại đã bị sai lầm, nếu các chính trị gia tại lục địa này bắt đầu chứng tỏ tài năng lãnh đạo của họ. Nhưng họ có sẽ làm như vậy hay không?
Một vài lời bình:
Lần này, theo tôi, ông Krugman chú tâm hơi quá vào các khía cạnh cá nhân, vào các nhà tài phiệt lợi dụng tiền thuế kiếm lời “bất hảo nhưng hợp pháp”.
Theo tôi các nhà tài phiệt loại này là “necessary evils” trong hoàn cảnh hiện nay.
Đúng là họ lợi dụng tiền thuế phụ giúp mua lại các món nợ khó tiêu thụ, sẽ bỏ túi bạc chục, trăm tỉ USD nếu thị trường lên lại, và tiền dân đóng thuế lãnh đủ nếu thị trường xuống, nhưng nếu không có họ thì các món nợ này vĩnh viễn khó tiêu thụ.
Tuy đồng tiền mặt ngữa họ thắng, mặt sấp thì dân đóng thuế thua, nói khác đi họ chỉ thắng hoặc huề chứ không thể thua quá 3% số vốn bỏ vào (theo dự tính CP sẽ tài trợ 97%), nhưng xác suất thắng phen này rất cao.
Ông Krugman chỉ đúng nếu xác suất 50:50 như khi thảy đồng tiền, nhung lần này ông có thể SAI vì xác suất thắng - thua có thể 90 - 10.
——————–
Kế hoạch Geithner như thế này: gọi lại các ngân hàng có hàng ngàn tỉ USD nợ xấu, hỏi họ muốn tống khứ số nợ này theo “bao nhiêu cents on the dollar”?
Thí dụ Citibank có một gói nợ gồm 100 căn nhà, nay bán 90% giá cho mượn. Trước khi có Đại kế Geithner, không ai trả quá 50%. Nhưng nay có CP nhúng tay vào thì khác.
Các nhà đầu tư khác đấu giá, thí dụ tổ hợp nào đó đấu giá mua 85% giá gốc. Citibank đồng ý bán, thà chịu lỗ 15% còn hơn càng ôm càng chết.
CP cho mượn tối đa 97% trong số 85% này, các nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra 3%.
———————————
Theo dự tính, CP sẽ có ownership tối đa 80%, nhà đầu tư có thể có ownership từ 20% trở lên, và có thể mượn tối đa 17%.
Do đó, tối thiểu nhà đầu tư có thể có ownership 20% nhưng mượn tối đa 17%, do đó nếu rủi bị thua, họ chỉ thua 3%.
Thí dụ mua 100 tỉ USD họ chỉ cần bỏ ra 3 tỉ USD là có ownership 20 tỉ USD, trong đó nợ 17 tỉ USD, còn CP có ownership 80 tỉ USD.
Nếu giá lên chỉ cần 10% trong 1 năm thì họ bán ra được 110 tỉ, lời 10 tỉ nhưng do có 20% ownership họ lời 2 tỉ, trả tiền lời 0,25% x 17 tỉ = 42,5 triệu USD, vậy là bỏ túi hơn 1,95 tỉ.
Đương nhiên nếu thị trường xuống thì họ sẽ lỗ tiền lời + 20% số xuống giá. Theo thí dụ trên, nếu thị trường xuống 10% thì họ lỗ 42,5 triệu + 2 tỉ = 2,425 tỉ.
Đây lại là một vụ cá cược cực lớn. Ông Krugman cá CP sẽ thua sạt nghiệp.
Riêng tôi cá CP thắng, vì lẽ đơn giản, CP có số vốn gần như vô hạn định, cứ tung ngàn tỉ này sau ngàn tỉ khác, thì thị trường cũng có ngày được cứu mà thôi.
Cũng như vào casino chơi bài. Ai có vốn nhiều nhất, chịu tạm thua khi xui, chờ khi hên đặt mạnh, thua ngàn tỉ USD không sợ, thì chắc chắn lúc nào đó sẽ ăn sạch vốn cái "tay con".
Mời các bạn đón xem bài mới của GS Krugman ngày mai thứ 6, khoảng 9 giờ tối giờ VN. Thanks. GS Krugman đăng bài vào sáng thứ 2 và thứ 6, giờ Mỹ, nên khi đăng lên đã vào khoảng 6-7 giờ chiều VN. Theo tôi các nhà tài phiệt loại này là “necessary evils” trong hoàn cảnh hiện nay.
Đúng là họ lợi dụng tiền thuế phụ giúp mua lại các món nợ khó tiêu thụ, sẽ bỏ túi bạc chục, trăm tỉ USD nếu thị trường lên lại, và tiền dân đóng thuế lãnh đủ nếu thị trường xuống, nhưng nếu không có họ thì các món nợ này vĩnh viễn khó tiêu thụ.
Tuy đồng tiền mặt ngữa họ thắng, mặt sấp thì dân đóng thuế thua, nói khác đi họ chỉ thắng hoặc huề chứ không thể thua quá 3% số vốn bỏ vào (theo dự tính CP sẽ tài trợ 97%), nhưng xác suất thắng phen này rất cao.
Ông Krugman chỉ đúng nếu xác suất 50:50 như khi thảy đồng tiền, nhung lần này ông có thể SAI vì xác suất thắng - thua có thể 90 - 10.
——————–
Kế hoạch Geithner như thế này: gọi lại các ngân hàng có hàng ngàn tỉ USD nợ xấu, hỏi họ muốn tống khứ số nợ này theo “bao nhiêu cents on the dollar”?
Thí dụ Citibank có một gói nợ gồm 100 căn nhà, nay bán 90% giá cho mượn. Trước khi có Đại kế Geithner, không ai trả quá 50%. Nhưng nay có CP nhúng tay vào thì khác.
Các nhà đầu tư khác đấu giá, thí dụ tổ hợp nào đó đấu giá mua 85% giá gốc. Citibank đồng ý bán, thà chịu lỗ 15% còn hơn càng ôm càng chết.
CP cho mượn tối đa 97% trong số 85% này, các nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra 3%.
———————————
Theo dự tính, CP sẽ có ownership tối đa 80%, nhà đầu tư có thể có ownership từ 20% trở lên, và có thể mượn tối đa 17%.
Do đó, tối thiểu nhà đầu tư có thể có ownership 20% nhưng mượn tối đa 17%, do đó nếu rủi bị thua, họ chỉ thua 3%.
Thí dụ mua 100 tỉ USD họ chỉ cần bỏ ra 3 tỉ USD là có ownership 20 tỉ USD, trong đó nợ 17 tỉ USD, còn CP có ownership 80 tỉ USD.
Nếu giá lên chỉ cần 10% trong 1 năm thì họ bán ra được 110 tỉ, lời 10 tỉ nhưng do có 20% ownership họ lời 2 tỉ, trả tiền lời 0,25% x 17 tỉ = 42,5 triệu USD, vậy là bỏ túi hơn 1,95 tỉ.
Đương nhiên nếu thị trường xuống thì họ sẽ lỗ tiền lời + 20% số xuống giá. Theo thí dụ trên, nếu thị trường xuống 10% thì họ lỗ 42,5 triệu + 2 tỉ = 2,425 tỉ.
Đây lại là một vụ cá cược cực lớn. Ông Krugman cá CP sẽ thua sạt nghiệp.
Riêng tôi cá CP thắng, vì lẽ đơn giản, CP có số vốn gần như vô hạn định, cứ tung ngàn tỉ này sau ngàn tỉ khác, thì thị trường cũng có ngày được cứu mà thôi.
Cũng như vào casino chơi bài. Ai có vốn nhiều nhất, chịu tạm thua khi xui, chờ khi hên đặt mạnh, thua ngàn tỉ USD không sợ, thì chắc chắn lúc nào đó sẽ ăn sạch vốn cái "tay con".
Cuối tuần này tôi cũng sẽ dịch một vài bài đăng trên Le Monde, Le Figaro, nói về thiệt hại kinh tế tại Âu châu thật ra còn trầm trọng hơn tại Mỹ nhiều. Quan điểm của Le Figaro giống như của GS Krugman: Âu châu hiện đang quá chia rẻ, không thể đồng nhất trong việc chống khủng hoảng.
Cuối tuần này TT Obama sẽ đi London cố gắng thuyết phục Liên Âu đẩy mạnh hơn nữa các sự kích thích kinh tế, nhưng xem ra khó có thành công vì chính Liên Âu cũng biết họ nên làm gì, chỉ là không thể tìm sự đồng thuận mà thôi.
Một cuộc họp có 27 quốc gia, nước nào cũng muốn "mặc kệ bọn bây, lo cho thân tui trước đã" thì làm sao mà có nghị quyết kinh tế làm vừa lòng ít nhất 14 nước?
Tại Mỹ thì hiện nay TT Obama có ban cố vấn kinh tế rất kinh thiên động địa, trong đó có ít nhất 4 Nobel Laureates:
http://econ4obama.blogspot.com/2008/...-economic.html
Ban cố vấn này đưa ra vài giải pháp tối ưu, TT Obama chỉ cần chọn 1, cái nào cũng có chỗ hay, đúng cả, nên ông Obama không cần phải lao tâm lao lực cho lắm.
***********************************************
Như trong bài "Chiến Tranh Tài Chánh" mà tôi đưa ra (trên diễn đàn này), với cái nhìn của một người Việt Nam tha thiết mong cầu cho dân tộc mình biết cách "Cho Vay Ăn Lời" của người Do Thái... và giảm bớt quan niệm "Cày Sâu Cuốc Bẫm" xưa nay.
Riêng những vấn đề khủng hoảng kinh tế của Hoa Kỳ trước mắt, có rất nhiều nguyên nhân... Một trong muôn một, chẳng hạn:
- Robert Allen Stanford là tỷ phú Texas nổi tiếng của công ty buôn bán bảo hiểm Stanford Financial Group và Ngân Hàng Antigua có tài sản 50 tỷ Mỹ kim được thành lập 50 chi nhánh tại 136 quốc gia với hơn 30 ngàn thân chủ trong khoảng thời gian 20 năm nay, riêng số tài sản của ông hiện có là 2.2 tỷ. Sir Allen Stanford sinh ngày 24 tháng 3 năm 1950 tại Mexia, Texas, sau khi ra trường lập nghiệp ở thành phố Houston, nhưng bất thành phải di rời về Waco mở Câu Lạc Bộ Thể Thao (Health Club). Năm 1983, ông bị chủ nhà thưa kiện về vụ không đóng tiền mướn, bị phạt khiếm diện (default judgment) $31,800 và phải đóng cửa câu lạc bộ, ông trở về Houston mở lại Stanford Financial Group nguyên công ty do ông nội Lodis B. Stanford vốn xuất thân từ thợ hớt tóc năm xưa đứng ra thành lập vào thời Tổng Khủng Hoảng (Great Depression) năm 1929.
Ngày 17 tháng 2 năm 2009, Ủy Ban Thị Trường Chứng Khoán: Security Exchange Commission (SEC) công bố Stanford Financial Group lừa đảo 8 tỷ trong chương trình Quỹ Tiết Kiệm Dài Hạn: Certificate of Deposit (CD), và truy tố Sir Allen Stanford cùng hai đồng nghiệp Pendergest Holt và Davis về tội lừa đảo. Tài sản của công ty lập tức niêm phong khắp nơi trên thế giới, và ngày 20 tháng 2 năm 2009 các nhà quản trị Caribbean giữ quyền kiểm soát Ngân Hàng Antigua, do công ty của Sir Allen làm chủ và bị cáo buộc lừa đảo. Động tác này cũng đồng lọat xảy ra tại những quốc gia Peru, Venezuela, Ecuador… đình chỉ các hoạt động của công ty ngân hàng này. Hiện nay Sir Allen Stanford phải đối đầu với những cáo buộc gian dối về chiến lược đầu tư, và vào hôm thứ Năm vừa qua ông có mặt tại Virginia thì bị nhân viên FBI, thừa lệnh Ủy Ban Cổ Phiếu và Hối Đoái trao cho ông trát tòa và nhận rằng tội lừa đảo đã gây chấn động toàn cầu. Ở cấp thấp hơn, sự kiện Sir Allen Stanford thì tương tự tham nhũng hay lừa đảo của Cộng Sản Việt Nam… và Sir Allen Stanford là một trong số những nhà tài phiệt tiêu biểu của nhóm đặc quyền gây lũng đoạn thị trường chứng khoán Wall Street để đoạt lợi riêng tư mà phá hoại nền kinh tế quốc gia dẫn đến Tổng Khủng Hoảng.
Tiếp đến, nhóm đặc quyền trong sinh hoạt kinh tế Hoa Kỳ trong năm 2007, tiền lương bổng của họ đã lãnh cao đến mức phi lý là thành quả mà họ đánh cắp hợp pháp trên lưng những cổ phần viên của công ty, ví dụ: Kennet Lewis Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Bank of America lãnh lương 20 triệu Mỹ kim, và 5. 75 triệu tiền thưởng. Vikram Pandit Tổng Giám Đốc Ngân Hàng CitiGroup và làm chức vụ CEO vào tháng 11 năm 2007 đã lãnh lương 3.1 triệu. Rick Wagoner Tổng Giám Đốc hãng xe hơi GM lãnh 1.6 triệu tiền lương, 12.8 tiền thưởng và tiền chia phần cổ phiếu.
Theo Tổng Thống Obama, những nhà tỷ phú nêu trên hưởng thụ với số lương hàng triệu Mỹ kim mỗi tháng, trong lúc công ty đang thua lỗ và tiến tới bước phá sản, là một chuyện "quá đáng", và ông đặt ra giới hạn 500 ngàn Mỹ kim tiền lương mỗi năm cho một CEO của những hãng xưởng hay ngân hàng đang được nhận tiền trợ giúp của chính phủ.
"Người công dân đóng thuế để giúp các ông, thì ngược lại các ông cũng không có quyền sống quá cao sang như vậy," ông Obama nói.
Riêng những vấn đề khủng hoảng kinh tế của Hoa Kỳ trước mắt, có rất nhiều nguyên nhân... Một trong muôn một, chẳng hạn:
- Robert Allen Stanford là tỷ phú Texas nổi tiếng của công ty buôn bán bảo hiểm Stanford Financial Group và Ngân Hàng Antigua có tài sản 50 tỷ Mỹ kim được thành lập 50 chi nhánh tại 136 quốc gia với hơn 30 ngàn thân chủ trong khoảng thời gian 20 năm nay, riêng số tài sản của ông hiện có là 2.2 tỷ. Sir Allen Stanford sinh ngày 24 tháng 3 năm 1950 tại Mexia, Texas, sau khi ra trường lập nghiệp ở thành phố Houston, nhưng bất thành phải di rời về Waco mở Câu Lạc Bộ Thể Thao (Health Club). Năm 1983, ông bị chủ nhà thưa kiện về vụ không đóng tiền mướn, bị phạt khiếm diện (default judgment) $31,800 và phải đóng cửa câu lạc bộ, ông trở về Houston mở lại Stanford Financial Group nguyên công ty do ông nội Lodis B. Stanford vốn xuất thân từ thợ hớt tóc năm xưa đứng ra thành lập vào thời Tổng Khủng Hoảng (Great Depression) năm 1929.
Ngày 17 tháng 2 năm 2009, Ủy Ban Thị Trường Chứng Khoán: Security Exchange Commission (SEC) công bố Stanford Financial Group lừa đảo 8 tỷ trong chương trình Quỹ Tiết Kiệm Dài Hạn: Certificate of Deposit (CD), và truy tố Sir Allen Stanford cùng hai đồng nghiệp Pendergest Holt và Davis về tội lừa đảo. Tài sản của công ty lập tức niêm phong khắp nơi trên thế giới, và ngày 20 tháng 2 năm 2009 các nhà quản trị Caribbean giữ quyền kiểm soát Ngân Hàng Antigua, do công ty của Sir Allen làm chủ và bị cáo buộc lừa đảo. Động tác này cũng đồng lọat xảy ra tại những quốc gia Peru, Venezuela, Ecuador… đình chỉ các hoạt động của công ty ngân hàng này. Hiện nay Sir Allen Stanford phải đối đầu với những cáo buộc gian dối về chiến lược đầu tư, và vào hôm thứ Năm vừa qua ông có mặt tại Virginia thì bị nhân viên FBI, thừa lệnh Ủy Ban Cổ Phiếu và Hối Đoái trao cho ông trát tòa và nhận rằng tội lừa đảo đã gây chấn động toàn cầu. Ở cấp thấp hơn, sự kiện Sir Allen Stanford thì tương tự tham nhũng hay lừa đảo của Cộng Sản Việt Nam… và Sir Allen Stanford là một trong số những nhà tài phiệt tiêu biểu của nhóm đặc quyền gây lũng đoạn thị trường chứng khoán Wall Street để đoạt lợi riêng tư mà phá hoại nền kinh tế quốc gia dẫn đến Tổng Khủng Hoảng.
Tiếp đến, nhóm đặc quyền trong sinh hoạt kinh tế Hoa Kỳ trong năm 2007, tiền lương bổng của họ đã lãnh cao đến mức phi lý là thành quả mà họ đánh cắp hợp pháp trên lưng những cổ phần viên của công ty, ví dụ: Kennet Lewis Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Bank of America lãnh lương 20 triệu Mỹ kim, và 5. 75 triệu tiền thưởng. Vikram Pandit Tổng Giám Đốc Ngân Hàng CitiGroup và làm chức vụ CEO vào tháng 11 năm 2007 đã lãnh lương 3.1 triệu. Rick Wagoner Tổng Giám Đốc hãng xe hơi GM lãnh 1.6 triệu tiền lương, 12.8 tiền thưởng và tiền chia phần cổ phiếu.
Theo Tổng Thống Obama, những nhà tỷ phú nêu trên hưởng thụ với số lương hàng triệu Mỹ kim mỗi tháng, trong lúc công ty đang thua lỗ và tiến tới bước phá sản, là một chuyện "quá đáng", và ông đặt ra giới hạn 500 ngàn Mỹ kim tiền lương mỗi năm cho một CEO của những hãng xưởng hay ngân hàng đang được nhận tiền trợ giúp của chính phủ.
"Người công dân đóng thuế để giúp các ông, thì ngược lại các ông cũng không có quyền sống quá cao sang như vậy," ông Obama nói.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét