A. Nghị quyết 11 và kinh tế Việt Nam 2011
B. Kinh tế Việt Nam 2011
A. Nghị quyết 11 và kinh tế Việt Nam
2011
Nghị quyết này được coi là chiến lược
kinh tế của chính phủ cho năm 2011. Nó đưa ra một loạt các giải pháp tập trung
chủ yếu vào kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.
Nó cũng lần đầu tiên cho thấy chính
phủ gạt mục tiêu tăng trưởng sang một bên và chỉ tập trung vào ổn định kinh tế
vĩ mô trong năm nay. Trên bối cảnh từ nhiều năm nay Việt Nam luôn đặt nặng mục
tiêu tăng trưởng, việc loại bỏ hoàn toàn mục tiêu này khỏi bức tranh kinh tế
năm 2011 trong Nghị quyết 11 có thể nói là một bước ngoặt lớn về chính sách.
Nghị quyết 11 đã đưa ra 6 nhóm giải
pháp để chống lạm phát và ổn định vĩ mô:
(1) Quản lý chặt thị trường tiền tệ:
kìm giữ tốc độ tăng trưởng tín dụng của năm 2011 ở mức dưới 20% (chỉ số này cho
năm 2010 là 25%), thực hiện kết hối bắt buộc, trước hết là với khối doanh
nghiệp nhà nước (DNNN), và quản lý chặt thị trường vàng, tiến tới xóa bỏ kinh
doanh vàng miếng trên thị trường tự do.
(2) Thắt chặt đầu tư công: tăng thu
ngân sách nhà nước khoảng 7% - 8% so với dự toán ngân sách 2011 đã được Quốc
hội thông qua, giảm chi thường xuyên của 9 tháng còn lại xuống 10%, từ đó giảm
bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 xuống dưới mức 5% GDP.
(3) Tăng cường quản lý các thị trường
hàng hóa: nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng cường quản lý
giá.
(4) Tăng giá điện và xăng dầu, hỗ trợ
các hộ nghèo sau khi điều chỉnh giá điện.
(5) Bảo
đảm an sinh - xã hội.
(6) Đẩy
mạnh thông tin - tuyên truyền
Đánh giá:
TS Trần Vinh Dự: có một số điểm quan
trọng cần được nêu ra:
Thứ nhất là Nghị
quyết 11 không đề ra nhiều biện pháp mang tính hành chính. Nghị quyết này
có nhắc tới việc áp dụng kết hối đối với DNNN cũng như việc quản lý giá. Tuy
nhiên các chính sách này cũng vẫn thường được nhắc đến từ trước tới nay và ngôn
ngữ trong Nghị quyết 11 cũng không cho thấy việc chính phủ muốn quyết liệt sử
dụng các chính sách này như là các công cụ chủ chốt để bình ổn vĩ mô. Việc không
dựa nhiều vào các biện pháp hành chính trong một chừng mực nào đó cho thấy
chính phủ chưa coi tình hình hiện tại là nghiêm trọng tới mức phải dựa vào mệnh
lệnh hành chính để giải quyết bất ổn.
Thứ hai là Nghị quyết 11 dẫn ra 3 lý do gây
bất ổn vĩ mô của năm 2011: (1) tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp
với nhiều mặt hàng thiết yếu/cơ bản tăng giá; (2) trong nước thiên tai, thời
tiết tác động bất lợi và nhiều mặt hàng thiết yếu buộc phải điều chỉnh tăng
giá; và (3) do việc nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa giai đoạn trước để
ngăn chặn suy giảm kinh tế. Các lý do được dẫn ra này đều là yếu tố “khách
quan”. Nói cách khác, trong ngôn ngữ của nghị định này, chính phủ không coi
tình hình bất ổn hiện tại có nguồn gốc một phần vì những bất hợp lý trong quản
lý và điều hành kinh tế trong thời gian vừa rồi. Nghị định 11 cũng không nhắc
tới các yếu tố nội tại mang tính nền tảng khác gây ra bất ổn vĩ mô. Và điều này
dẫn tới điểm quan trọng thứ 3:
Thứ ba là các giải pháp được nêu ra đều là
các giải pháp mang tính ngắn hạn và tình huống. Một số kinh tế gia cao cấp của
Chính phủ khi bình luận về vấn đề này đã cho rằng khả năng các giải pháp này sẽ
làm dịu bớt căng thẳng trong ngắn hạn nhưng câu chuyện về dài hạn thì vẫn không
thay đổi.
Thứ tư là từ chỗ chỉ đạo của thủ tướng tới
việc thực hiện của các ban ngành và địa phương là một khoảng cách mênh mông.
Thí dụ, từ nhiều năm trở lại đây chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng luôn luôn bị
vượt quá, và vì thế không có gì bảo đảm chắc rằng tăng trưởng tín dụng của năm
2011 sẽ nằm dưới mức 20% như thủ tướng mong muốn. Việc cắt giảm chi tiêu thường
xuyên tới 10% trong 9 tháng tới cũng là một mục tiêu đầy tham vọng và nếu thực
hiện được thì có lẽ là một kỳ tích. Các nhóm chính sách khác như kết hối hay
hạn chế nhập khẩu cũng có những khó khăn tương tự trong việc thực hiện.
TS Vũ Thành Tự Anh: Căn nguyên của lạ phát
-
Căn nguyên sâu xa của lạm phát Việt Nam không phải nằm ở chính sách
tiền tệ, nó nằm ở chính sách tài khóa, nằm ở chính sách đầu tư quá mức.
- ICOR của Việt Nam cao
hơn gấp rưỡi thậm chí gấp đôi so với khu vực. Do đó nếu không giải quyết tận
gốc tính kém hiệu quả của nền kinh tế thi không thể tăng trưởng cao mà không
gây lạm phát.
- Nhận định tăng
trưởng GDP Việt Nam
năm nay chỉ khoảng 6-6,5%, lạm phát không dưới 10%, sức ép giảm giá đồng tiền
vẫn còn cao do lạm phát.
- Lạm Phát
+ lạm phát của Việt Nam có tính khứ hồi – đi rất nhanh
và trở lại cũng rất nhanh. Nếu tính một cách thận trọng, CPI tháng 4/2011 sẽ
tăng 14% so với tháng 4/2010. Điều này có nghĩa chúng ta hoàn thành kế hoạch
CPI trong tháng 4. Các nhóm hàng có tác động mạnh đến toàn nền kinh tế, dân
sinh là giáo dục, lương thực, thực phẩm, giao thông - xăng dầu đang tăng với
tốc độ nhanh. Nếu tính trong khu vực Đông Á, CPI của Việt Nam đang dẫn đầu.
+ Nguyên nhân đằng sau lạm phát của Việt Nam là tăng cung tiền (lạm phát do cầu kéo), chi phí đầu vào tăng (lạm phát do chi phí đẩy) và đầu tư vào tín dụng tăng – tổng dư nợ tín dụng của Việt Nam bằng 130%GDP. Do đó, mặc dù tốc độ tăng tín dụng giảm thì quy mô tăng tín dụng rất lớn- đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lạm phát Việt Nam.
+ Ngoài ra, vốn đầu tư tích lũy hiện nay là khoảng 400% GDP so với năm 1995 là 100%GDP, năm 2001 là khoảng 200%GDP, đầu tư hàng năm khoảng 40-42%GDP, với tốc độ tăng trưởng đầu tư 14-15%/năm - gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP. Do đó, lượng vốn cần đến là rất lớn. Chính sách tiền tệ thường chạy theo chính sách đầu tư, chính sách tài khóa, bắt buộcViệt Nam phải tăng cung tiền.
Lạm phát của Việt Nam xuất phát tự nội tại, tính kém hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam.
TS Trần Vinh Dự: Câu chuyện quản lý giá
+ Nguyên nhân đằng sau lạm phát của Việt Nam là tăng cung tiền (lạm phát do cầu kéo), chi phí đầu vào tăng (lạm phát do chi phí đẩy) và đầu tư vào tín dụng tăng – tổng dư nợ tín dụng của Việt Nam bằng 130%GDP. Do đó, mặc dù tốc độ tăng tín dụng giảm thì quy mô tăng tín dụng rất lớn- đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lạm phát Việt Nam.
+ Ngoài ra, vốn đầu tư tích lũy hiện nay là khoảng 400% GDP so với năm 1995 là 100%GDP, năm 2001 là khoảng 200%GDP, đầu tư hàng năm khoảng 40-42%GDP, với tốc độ tăng trưởng đầu tư 14-15%/năm - gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP. Do đó, lượng vốn cần đến là rất lớn. Chính sách tiền tệ thường chạy theo chính sách đầu tư, chính sách tài khóa, bắt buộcViệt Nam phải tăng cung tiền.
Lạm phát của Việt Nam xuất phát tự nội tại, tính kém hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam.
TS Trần Vinh Dự: Câu chuyện quản lý giá
Câu
chuyện quản lý giá là câu chuyện luôn luôn nóng ở Việt Nam, và sẽ còn là câu chuyện dài
kỳ. Lý do nằm ở hai điểm: Thứ nhất là mặc dù Việt Nam đã cải cách kinh tế theo hướng
thị trường được 25 năm nhưng nhiều thị trường chủ chốt/thiết yếu vẫn chưa được
tự do hóa (deregulate), thí dụ như như điện, xăng dầu, nước sinh hoạt,
than. Vì tầm quan trọng của các thị trường này đối với toàn bộ nền kinh tế và
việc nhà nước chưa sẵn sàng, cũng như chưa đủ năng lực, để tự do hóa khiến cho
câu chuyện quản lý giá vẫn là câu chuyện dài.
Điểm
thứ hai, như đã đề cập ở phần đầu, là do áp lực thường trực của lạm phát. Những
công cụ điều tiết vĩ mô thường dùng ở các nền kinh tế đã phát triển để chống
lạm phát như chính sách tiền tệ (tăng lãi suất, giảm cung ứng tiền tệ, thắt
chặt tín dụng) và tài khóa (giảm chi tiêu chính phủ, thắt lưng buộc bụng) có vẻ
như ít có tác dụng ở Việt Nam và thường được vận dụng mâu thuẫn nhau do các mục
tiêu khá mâu thuẫn của Quốc hội và chính phủ. Thí dụ, vừa kiềm chế lạm phát vừa
tăng trưởng nhanh – điển hình như trong năm 2011 Quốc hội vừa muốn tăng trưởng
nhanh hơn năm 2010 với GDP tăng khoảng 7.5% vừa muốn lạm phát thấp hơn nhiều so
với năm 2010 với CPI chỉ tăng khoảng 7%. Vì những mâu thuẫn chính sách như thế,
có vẻ như gánh nặng kiềm chế lạm phát lại được đặt lên vai một thứ chính sách
vốn không phải để chống lạm phát – đó là chính sách quản lý giá.
Như
tôi
đã viết cách đây hơn 1 năm, quản lý giá sẽ chỉ gây thêm các méo mó và rối
rắm trên thị trường về dài hạn. Sau khi đã có rất nhiều phía lên tiếng, đặc
biệt là các hiệp hội như EuroCham, AmCham, và CamCham, có vẻ như Bộ Tài chính
đã, ít ra là về mặt phát ngôn, né tránh đề cập đến chuyện quản lý giá và thể
hiện mong muốn điều tiết giá theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, phát ngôn chỉ
là phát ngôn, dù Bộ trưởng Ninh có muốn bỏ quản lý giá thì áp lực vĩ mô ngắn
hạn cũng khiến Bộ của ông không thể không làm việc này. Vì thế, một lần nữa câu
chuyện quản lý giá ở Việt Nam
vẫn sẽ là một câu chuyện dài.
B. Kinh tế Việt Nam năm 2011
(dưới các góc nhìn khác nhau)
1. Cái nhìn vĩ mô:
a. Bối cảnh:
- Tình hình chính trị ổn định; kinh
tế-xã hội phục hồi trong năm 2010 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát
tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu.
- Những khó khăn, thách thức tiềm ẩn
trong nội tại nền kinh tế thế giới với vấn đề nợ công, tăng trưởng kinh tế chậm
lại. Giá hàng hóa, giá dầu mỏ và giá một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao và
có diễn biến phức tạp
- Ở trong nước, lạm phát và mặt bằng
lãi suất cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư.
b. Tăng trưởng GDP
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm
2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010 và tăng đều trong cả ba khu vực, trong
đó quý I tăng 5,57%; quý II tăng 5,68%; quý III tăng 6,07% và quý IV tăng
6,10%. Trong 5,89% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 4%, đóng góp 0,66 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
5,53%, đóng góp 2,32 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 6,99%, đóng góp
2,91 điểm phần trăm.
c.Tổng vốn đầu tư:
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm
2011 theo giá thực tế ước tính đạt 877,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm
2010 và bằng 34,6% GDP (Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì vốn đầu tư toàn xã hội
theo giá thực tế thực hiện năm 2011 bằng 90,6% năm 2010), bao gồm: Vốn khu vực
Nhà nước 341,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,9% và tăng 8% so với năm trước; khu vực
ngoài Nhà nước 309,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,2% và tăng 3,3%; khu vực có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài 226,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,9% và tăng 5,8%.
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện năm 2011 ước tính đạt 178 nghìn tỷ đồng, bằng 101,8% kế hoạch năm và tăng 6,7% so với năm 2010, trong đó vốn trung ương quản lý đạt 42 nghìn tỷ đồng, bằng 100,4% kế hoạch năm và tăng 7,1%; vốn địa phương quản lý đạt 136 nghìn tỷ đồng, bằng 102,3% kế hoạch năm và tăng 6,5%.
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện năm 2011 ước tính đạt 178 nghìn tỷ đồng, bằng 101,8% kế hoạch năm và tăng 6,7% so với năm 2010, trong đó vốn trung ương quản lý đạt 42 nghìn tỷ đồng, bằng 100,4% kế hoạch năm và tăng 7,1%; vốn địa phương quản lý đạt 136 nghìn tỷ đồng, bằng 102,3% kế hoạch năm và tăng 6,5%.
d. Tổng thu ngân sách
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2011
ước tính đạt 674,5 nghìn tỷ đồng, bằng 113,4% dự toán năm và tăng 20,6% so với
năm 2010 (Mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 11 của Chính phủ là tăng 7-8%).
Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2011 ước tính 796 nghìn tỷ đồng. Bội chi ngân
sách Nhà nước bằng 4,9% GDP (Kế hoạch đề ra là 5,3%).
e. Xuất nhập khẩu:
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2011
ước tính đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010, có 14 mặt hàng đạt kim
ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD là: Dệt may 14 tỷ USD, tăng 25,1% so với năm
2010; dầu thô 7,2 tỷ USD, tăng 45,9%; điện thoại các loại và linh kiện 6,9 tỷ
USD, tăng 197,3%; giày dép 6,5 tỷ USD, tăng 27,3%; thủy sản 6,1 tỷ USD, tăng
21,7%; điện tử máy tính 4,2 tỷ USD, tăng 16,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ
tùng 4,1 tỷ USD, tăng 34,5%; gỗ và sản phẩm gỗ 3,9 tỷ USD, tăng 13,7%; gạo 3,6
tỷ USD, tăng 12,2%; cao su 3,2 tỷ USD, tăng 35%; cà phê 2,7 tỷ USD, tăng 48,1%;
đá quý, kim loại quý và sản phẩm gần 2,7 tỷ USD, giảm 5,2%; phương tiện vận tải
và phụ tùng 2,4 tỷ USD, tăng 51,3%; xăng dầu 2,1 tỷ USD, tăng 53,6%.
Nhập siêu hàng hóa năm 2011 ước tính 9,5 tỷ USD, bằng 9,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua và là năm có tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu thấp nhất kể từ năm 2002.
f. Lạm phát
Nhập siêu hàng hóa năm 2011 ước tính 9,5 tỷ USD, bằng 9,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua và là năm có tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu thấp nhất kể từ năm 2002.
f. Lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011
tăng 0,53% so với tháng trước (thấp hơn nhiều so với mức tăng 1,38% và 1,98%
của cùng kỳ năm 2009 và năm 2010). Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 so với
tháng 12/2010 tăng 18,13%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2011 tăng 18,58%
so với bình quân năm 2010.
Khái quát lại, kinh tế-xã hội nước ta năm 2011 đối mặt với một loạt khó
khăn và thách thức: Lạm phát tăng trở lại; kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn; lãi
suất tăng cao; doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh do
tín dụng thu hẹp; tỷ giá có những thời điểm biến động phức tạp.
2. Cái nhìn của Thống kê
Chặt chẽ, thắt chặt là những "từ khóa" nổi bật của chính sách tài khóa, tiền tệ năm 2011.
Chặt chẽ, thắt chặt là những "từ khóa" nổi bật của chính sách tài khóa, tiền tệ năm 2011.
công bố số liệu thống kê năm 2011:
- con số lạm phát tăng tới 18,13%
nhưng tăng trưởng chỉ ở mức 5,89%.
- Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng phương tiện thanh toán năm nay chỉ tăng khoảng 10% so với năm 2010, tín dụng tăng tương ứng khoảng 12%.
- Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng phương tiện thanh toán năm nay chỉ tăng khoảng 10% so với năm 2010, tín dụng tăng tương ứng khoảng 12%.
Đánh giá:
- “ trong điều kiện thực hiện chính
sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khoá thắt chặt làm giảm dư nợ tín dụng,
cắt giảm điều chuyển đầu tư công làm vốn đầu tư theo giá so sánh giảm 9,4%, chỉ
còn bằng 34,6% GDP thì mức tăng trưởng 5,89% là khá cao và hợp lý”.
- “Nếu tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 15% thì CPI năm nay phải khoảng 25% trở lên, chứ không phải chỉ có trên 18%”,
- “Nếu tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 15% thì CPI năm nay phải khoảng 25% trở lên, chứ không phải chỉ có trên 18%”,
- lạm phát tăng cao trong năm nay là
do đã tích tụ nguy cơ trong nhiều năm trước, từ mất cân đối tiền - hàng. “Nó
thể hiện rất là rõ trong lạm phát cơ bản”, Phó tổng cục trưởng nói.
Theo số liệu được vị này viện dẫn, ước tính năm 2008, khi CPI bình quân chung cả năm tăng 22,97% thì lạm phát cơ bản trừ lương thực, thực phẩm tăng ở mức 16,3%, nếu loại trừ thêm năng lượng thì tăng 15,4%. “Như vậy là nó chiếm trong CPI chung gần 70%”, bà Hằng cho biết.
Còn năm nay, khi lạm phát bình quân cả năm tăng 18,58% thì lạm phát cơ bản trừ lương thực, thực phẩm tăng 15,1%; loại năng lượng chiếm khoảng 14%, như vậy vẫn chiếm khoảng 70-80%, phù hợp với tốc độ tăng CPI chung.
Riêng năm 2009, CPI bình quân cả năm tăng ở mức 6,9%, nhưng lạm phát cơ bản trên 9%. “Năm 2009 là bị cái ẩn của các năm trước đó”, bà Hằng giải thích thêm.
“chính sách tiền tệ tác động đến CPI lớn hơn yếu tố giá hàng hóa”
“Phân tích để thấy phải quyết liệt trong thực hiện, thời gian tới phải kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ với nhau mới làm cho lạm phát đi vào ổn định”.
Theo số liệu được vị này viện dẫn, ước tính năm 2008, khi CPI bình quân chung cả năm tăng 22,97% thì lạm phát cơ bản trừ lương thực, thực phẩm tăng ở mức 16,3%, nếu loại trừ thêm năng lượng thì tăng 15,4%. “Như vậy là nó chiếm trong CPI chung gần 70%”, bà Hằng cho biết.
Còn năm nay, khi lạm phát bình quân cả năm tăng 18,58% thì lạm phát cơ bản trừ lương thực, thực phẩm tăng 15,1%; loại năng lượng chiếm khoảng 14%, như vậy vẫn chiếm khoảng 70-80%, phù hợp với tốc độ tăng CPI chung.
Riêng năm 2009, CPI bình quân cả năm tăng ở mức 6,9%, nhưng lạm phát cơ bản trên 9%. “Năm 2009 là bị cái ẩn của các năm trước đó”, bà Hằng giải thích thêm.
“chính sách tiền tệ tác động đến CPI lớn hơn yếu tố giá hàng hóa”
“Phân tích để thấy phải quyết liệt trong thực hiện, thời gian tới phải kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ với nhau mới làm cho lạm phát đi vào ổn định”.
3. Cái nhìn của cơ chế chính sách
Năm 2011 là một năm bão
tố trên lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Năm 2011 cũng là năm Việt Nam đứng trước
ngã ba đường – quyết liệt đổi mới mạnh mẽ để khởi đầu một giai đoạn phát triển
mới hoặc chìm sâu vào khủng hoảng và bẫy cân bằng thấp.
Để đánh giá cho đúng các diễn biến đã xảy ra trong năm qua thì
không thể nhìn nhận năm 2011 như là một giai đoạn tách rời mà phải đặt nó trong
chuỗi lịch sử ít nhất từ khoảng 5 năm trở lại đây. Lý do là các diễn biến trong
suốt quá trình lịch sử này đã kết đọng lại các hậu quả trong hệ thống kinh tế
để cuối cùng bộc lộ ra vào năm 2011.
Cơn bão lạm phát và thách thức đối với người nghèo
Nhìn lại trong khoảng 10 năm trở lại đây, sự mất giá của
tiền Đồng năm 2011 chỉ thua năm 2008 chút ít và cao hơn đáng kể so với tất cả
các năm còn lại.
So với 5 năm trước, tiền Đồng mất giá gần một nửa. CPI của năm
2011 bằng 1,96 lần năm 2006, tức là 100 Đồng của năm 2011 chỉ bằng 50,1 đồng
của năm 2006. So với 10 năm trước, giá trị tiền Đồng chỉ còn bằng hơn một phần
ba. CPI của năm 2011 bằng 2, 58 lần so vơi CPI của năm 2011, tức là 100 Đồng
của năm 2011 chỉ bằng 38,6 Đồng của năm 2001.
Lý do cơ bản nhất để lạm phát bộc lộ mạnh vào những năm gần đây là
quá trình phát triển kinh tế dựa vào đầu tư và tình trạng kém hiệu quả trong
việc sử dụng vốn trong suốt cả thập kỷ qua. Hiện tượng này phổ biến cả trong
khu vực doanh nghiệp nhà nươc (DNNN) và khối doanh nghiệp tư nhân/ nước ngoài
(DNTN). Việc phát triển dựa trên đầu tư khiến lượng cung tiền trong nền kinh tế
liên tục tăng với tốc độ chóng mặt. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ,
trong suốt giai đoạn 2006 tới 2010, lượng cung tiền M2 của Việt Nam liên tục
tăng ít nhất 20% mỗi năm, cá biệt có năm tăng tới 46% (2007). Lượng cung tiền
M2 của năm 2010 là 2789,2 nghìn tỷ Đồng, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2006 và
gấp xấp xỉ 10 lần so với năm 2001.
Việc tăng cung tiền với gia tốc lớn như vậy trong khi thực lực của
nền kinh tế không mạnh. Hiệu quả sử dụng vốn thấp khiến lượng hàng hóa sản xuất
ra không tăng cùng nhịp với tăng cung tiền. Từ đó tất yếu dẫn tới giá cả leo
thang – hay nói cách khác là tiền Đồng mất giá. Cao điểm của lạm phát là vào
năm 2008 do tốc độ tăng cung tiền quá lớn vào năm 2007. Tiếp sau đó, năm 2009
lạm phát hạ nhiệt xuống dưới một con số vì chính sách thắt chặt trong năm 2008.
Tuy nhiên với việc chính phủ nới lỏng cung tiền trở lại vào năm 2009 và 2010,
tiền Đồng lại tiếp tục rơi vào vòng xoáy mất giá trong năm 2010 và 2011.
Lạm phát cao đẩy cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người
có thu nhập trung bình hoặc dưới trung bình, vào vòng soáy nguy hiểm của suy
thoái sức mua. Đó là vấn đề lớn nhất về kinh tế của năm 2011.
Doanh nghiệp và ngân hàng vượt cạn
Tất cả hệ thống doanh nghiệp, kể cả trong và ngoài Chính phủ Việt Nam,
đều liên tục tăng quy mô và lĩnh vực hoạt động dựa trên việc đi vay. Tài sản
thế chấp hấp dẫn đối với hệ thống ngân hàng thường là bất động sản, và trong
một giai đoạn nhất định, bao gồm cả cổ phiếu. Việc giá đất tăng lên trung bình
từ 10 tới 30 lần (tùy địa bàn) trong vòng 10 năm trở lại đây khiến câu chuyện
vay nợ dựa vào thế chấp bất động sản trở nên đặc biệt dễ dàng.
Tình trạng dùng đòn bẩy tài chính quá mức (overleveraged) trở nên
phổ biến ở hầu như khắp nơi.Theo tính toán
của IMF, tỷ lệ nợ trên vốn của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam
trong giai đoạn 2009-2010 là xấp xỉ 100%, cao hơn rất nhiều so với các nước
trong khu vực như Trung Quốc và Indonesia (dưới 90%), Thái Lan và Malaysia
(dưới 80%), hoặc Singapore (xấp xỉ 70%). Tình trạng vay mượn của doanh nghiệp
cũng được phản ánh ở mức tăng trưởng tín dụng nội địa (là các khoản cho vay của
ngân hàng đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam). Tỷ lệ này tăng liên tục ít
nhất 22% trong 5 năm từ 2006 tới 2010, có năm lên tới xấp xỉ 50% (2007). Tính
theo GDP, tỷ lệ tín dụng nội địa của Việt Nam năm 2010 đã lên tới
131.5%.
Việc vay mượn nhiều đẩy doanh nghiệp vào hai hố đen: Thứ nhất là
công suất dư thừa do đầu tư mở rộng quy mô vô tội vạ và kinh tế toàn cầu suy
xụp khiến thị trường đầu ra không tốt như dự đoán. Thứ hai là gánh nặng lãi
suất quá lớn. Kết hợp hai yếu tố này lại dẫn tới một thực tế là doanh nghiệp
không có khả năng trả các khoản nợ đến hạn, tạo ra nhu cầu đảo nợ (refinancing)
và vốn hóa lãi vay. Chỉ riêng việc vốn hóa lãi vay cũng đã tạo ra nhu cầu tăng
trưởng tín dụng. Vì thế trong năm 2011 vừa rồi, mặc dù hầu các ngân hàng không
cho vay các khoản vay mới nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn lên tới 15%.
Tình trạng lạm phát cao trong năm 2011 và các khoản nợ đến hạn
không trả được (nợ xấu hay nợ dưới chuẩn) ngày càng lớn khiến cho các ngân hàng
buộc phải tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Điều này lại bị làm trầm
trọng hơn do bản thân hệ thống ngân hàng ở Việt Nam cũng đang ở trong tình trạng
quá yếu kém. Hệ thống ngân hàng trải qua một giai đoạn mở rộng quá nhanh đã rơi
vào tình trạng không có đủ nguồn nhân lực có chất lượng để vận hành. Thêm vào
đó, các vấn đề về rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng và của các ông chủ khiến
việc kiểm soát chất lượng tín dụng bị xem nhẹ.
Các ngân hàng nhỏ, vốn chịu nhiều rủi ro hơn các ngân hàng lớn do
không thể đa dạng hóa các khoản vay tốt như ngân hàng lớn, trở thành các nạn
nhân đầu tiên. Khi cơn bão nợ dưới chuẩn ập tới, họ trở nên mất thanh khoản và
buộc phải lao vào cuộc cạnh tranh lãi suất để thu hút nguồn tiền gửi.
Do thực tế ở Việt Nam
chưa có câu chuyện phá sản ngân hàng và người gửi mất tiền, cộng thêm cam kết
của chính phủ khẳng định lại việc này khiến cho người gửi tiền yên tâm tham gia
cuộc chạy đua lãi suất trong đó ngân hàng nào chào lãi suất cao hơn sẽ thắng.
Kết cuộc là các ngân hàng lớn không thể không tham gia vào cuộc đua và đẩy mặt
bằng lãi suất trên toàn thị trường lên mức cao gần như không tưởng. Trước khi
Ngân hàng Chính phủ Việt Nam áp dụng triệt để mức trần lãi suất huy động 14%,
đã có những thời kỳ lãi suất huy động lên tới trên 20% trong khi lãi suất cho
vay trung bình giao động trong mức 25% tới 30%.
Đến lượt nó, câu chuyện chạy đua lãi suất lại có tác dụng ngược
lại với doanh nghiệp, đẩy họ vào khó khăn hơn, và làm cho khả năng trả nợ kém
đi khiến cho tình trạng mất thanh khoản trong ngân hàng, nhất là các ngân hàng
nhỏ, thêm trầm trọng. Đây là vòng xoáy đi xuống nguy hiểm nếu không có giải
pháp dứt khoát của Chính phủ Việt Nam. Đây là vấn đề lớn thứ 2 của
kinh tế năm 2011.
Động thái chính sách của Chính phủ Việt Nam
Quyết tâm chính trị năm qua của Chính phủ Việt Nam được tập trung vào việc giải
quyết các bài toán cấp bách nhất về kinh tế. Nghị quyết 11 xuất hiện từ tháng 4
năm 2011 với mục tiêu là tấn công trực diện vào cơn bão lạm phát với hai gọng
kìm thắt chặt chính sách tài khóa qua cắt giảm đầu tư công và thắt chặt tiền tệ
qua hạn chế tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho khu vực phi sản
xuất. Mặc dù chịu rất nhiều áp lực trong thực hiện, đặc biệt là từ các đối
tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thắt chặt này, nhưng cho tới nay
chính phủ vẫn giữ vững được cam kết của mình.
Sau khi lên tới mức cao nhất vào tháng 4, 2011, tăng trưởng CPI đã
giảm nhanh và trở lại mức có thể kiểm soát được từ nửa sau của năm. Đặc biệt từ
tháng 8, 2011, tăng trưởng CPI tính theo tháng đã giảm xuống còn dưới 1%. Đây
là cơ sở để dự đoán nếu Chính phủ Việt Nam tiếp tục kiên định con đường đang đi
như trong năm 2011 thì lạm phát có thể quay về ở mức một con số trong năm
2012.
Một thành công hết sức quan trọng khác của chính phủ là bắt tay
vào vực dậy hệ thống ngân hàng. Quá trình này được khởi động, không rõ là ngẫu
nhiên hay có chủ ý, từ chính sách áp trần lãi suất 14% của Ngân hàng Chính phủ
Việt Nam.
Mặc dù các ngân hàng thương mại vẫn có các kỹ thuật để “lách” quy định này, tuy
nhiên, việc lách là khó khăn hơn nhiều, và hầu như không áp dụng được đối với
những người gửi tiền nhỏ lẻ. Động thái chính sách này đã dẫn tới chuyện lãi
suất cho vay của các ngân hàng đã được kéo thấp xuống đáng kể, mặc dù chưa hoàn
toàn giống như kỳ vọng ban đầu của Ngân hàng Trung ương là 17%.
Chính sách áp trần lãi suất huy động này đã đẩy các ngân hàng yếu
vào chỗ không còn cửa để che dấu cái yếu của mình bằng trò chơi chạy đua lãi
suất. Hàng loạt các ngân hàng yếu ngay lập tức bộc lộ rõ mức độ nghiêm trọng
của tình trạng mất thanh khoản của họ và phải đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Chính từ thực tế được phơi bày rõ ràng này, cuộc cải cách hệ thống ngân hàng
mới bắt đầu với mũi tên bắn đầu tiên là việc sáp nhập 3 ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa,
và Thương mại cổ phần Sài Gòn.
Không chỉ có cải cách ngân hàng, Chính phủ Việt Nam còn đưa ra thêm hai trọng điểm
khác trong “chiếc đinh ba cải cách”. Đó là cải cách doanh nghiệp Chính phủ Việt
Nam
và cải cách về đầu tư công. Việc cải cách đầu tư công một phần là tiếp nối tinh
thần của Nghị quyết 11, nhưng phần quan trọng hơn là tạo ra các cơ chế thích
hợp có thể thực hiện được để nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công của
Chính phủ Việt Nam. Việc cải cách doanh nghiệp Chính phủ Việt Nam cũng đã được bắt đầu với việc công khai hóa
các vấn đề về quản trị và tài chính trong các tập đoàn và tổng công ty Chính
phủ Việt Nam
lớn như Petrolimex và EVN.
Kinh tế Việt Nam
giữa ngã ba đường
Những thách thức hiện nay đang đặt nền kinh tế Việt Nam ở
ngã ba đường. Hành trình tăng trưởng của Việt Nam trong khoảng 10 năm qua dựa
trên các yếu tố không bền vững và không tiếp nối trong giai đoạn tới. Nếu không
có những hành động cụ thể hoặc những giải pháp không triệt để và thiếu quyết
đoán có thể đẩy nền kinh tế vào một vòng xoáy đi xuống nguy hiểm. Kinh tế Việt Nam có
thể tiếp tục chìm đắm trong khủng hoảng với lạm phát cao, tăng trưởng thấp,
thậm chí cả những đổ vỡ hệ thống từ khối ngân hàng và doanh nghiệp. Điều này
đến lượt nó có thể dẫn tới việc xói mòn lòng tin của công chúng và gây ra những
bất ổn xã hội và khiến Việt Nam biến mất khỏi danh sách của các điểm hẹn của
dòng chảy đầu tư và thương mại quốc tế.
Năm 2012 sẽ là năm tiếp tục thử thách sức chịu đựng của công chúng
và doanh nghiệp. Nó cũng là năm thử thách quyết tâm của Chính phủ Việt Nam
trong việc thực hiện các cam kết và chương trình cải cách đã đặt ra. Nếu các nỗ
lực cải cách này bị bỏ dở giữa chừng, câu chuyện 2011 sẽ trở lại câu chuyện
2008, tức là tình hình có vẻ tốt lên trong một thời gian rất ngắn (2009) sau đó
lại quay lại quỹ đạo khủng hoảng kéo dài (2010-2011) và kinh tế Việt Nam sẽ
tiếp tục nằm trong trạng thái “cân bằng thấp” như thời gian vừa qua.
Một đại phẫu triệt trên mọi mặt của nền kinh tế để giải quyết dứt
điểm các khuyết tật và yếu kém trong hệ thống sẽ là cần thiết để đẩy hành trình
cải cách kinh tế của Việt Nam
lên một nấc thang mới. Tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn sẽ chậm hơn, sẽ phải
có những quyết định khó khăn đòi hỏi sự hi sinh, sẽ có những nhóm lợi ích phải
trả giá, những doanh nghiệp không còn tồn tại, nhưng tất cả những việc này là
cần thiết. Tuy khó, nhưng đặt trong tiến trình lịch sử của 25 năm trở lại đây,
thì những vấn đề đặt ra của giai đoạn này và các giải pháp tương ứng không phải
là thách thức quá lớn và quá khắc nghiệt như giai đoạn 1986 khi con tàu Việt
Nam lần đầu tiên tiến vào vùng nước không hề có trên hải đồ (uncharted
water).
Bài học lịch sử ngày Đổi Mới
Cũng nên nhắc lại chuyện 25 năm trước, ngày 18 tháng 12 năm 1986
đánh dấu một bước ngoặt vô cùng lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Nền kinh
tế bao cấp, một trong những đặc trưng quan trọng nhất của hệ thống kinh tế cũ
từng tồn tại ở Việt Nam
trong suốt 40 năm, chính thức bị xóa bỏ. Cơ chế quản lý kinh tế theo mô hình kế
hoạch hóa từ trung ương quen thuộc tồn tại từ ngày thành lập nước Việt nam Dân
chủ Cộng hòa bị đẩy vào quên lãng. Trọng tâm phát triển kinh tế bằng con đường
công nghiệp nặng theo mô hình Xô Viết cũng bị ném vào thùng rác.
Không hề có kinh nghiệm, không được chuẩn bị, không có những kế
hoạch bài bản, và không chắc trên con đường mới sẽ có những thách thức như thế
nào, nhưng Việt Nam mạnh dạn đi theo một con đường mới. Nền kinh tế nhiều thành
phần được chấp nhận để thế chỗ cho nền kinh tế bao cấp, cơ chế hạch toán kinh
doanh tiến được áp dụng thay cho cơ chế kế hoạch hóa, và trọng tâm phát triển
kinh tế được chuyển từ công nghiệp nặng sang sản xuất lương thực thực phẩm,
hàng tiêu dùng, và hàng xuất khẩu.
Quyết tâm này đã đem lại những thành công bất ngờ. Vượt qua tất cả
những khó khăn và thách thức trên con đường đã chọn, Việt Nam đã chuyển mình từ
một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, GDP bình quân đầu người chỉ có 86 USD,
và phần lớn dân chúng sống dưới mức nghèo khổ tuyệt đối, thành một nước có thu
nhập thuộc nhóm trung bình của thế giới với GDP bình quân đầu người năm 2011 lên tới 1300 USD.
Con số GDP bình quân đầu người của Việt Nam
hiện nay đã gần xấp xỉ mức GDP bình quân đầu người của Ấn Độ - vốn là nước viện
trợ cứu đói cho Việt Nam
hồi thập kỷ 1980s.
Nhìn về phía trước, có lý do để tin rằng một kịch bản tốt đẹp hơn
sẽ trở thành hiện thực cho nền kinh tế Việt Nam. Các cam kết và kế hoạch cải cách của nhà nước, đặc biệt là lộ trình tái
cơ cấu hệ thống ngân hàng, hệ thống doanh nghiệp nhà nước, và lĩnh vực đầu tư
công ban hành trong những tháng cuối năm 2011 là những viên gạch đầu tiên đặt
nền móng cho quá trình này. Kiên định và quyết tâm theo đuổi con đường cải
cách sẽ là chìa khóa để dẫn tới những thành công mới. Đây cũng là mong muốn và
kỳ vọng của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam cho dịp đầu năm mới này.
4.
Kinh tế cũng là chính trị
Kể từ 1991, năm 2011 là thời điểm VN
trầm mình nặng nhất trong nền kinh tế suy sụp : lạm phát lên 23% trong quý hai,
lương tăng không đuổi kịp vật giá tăng 60%. Thâm hụt mậu dịch nặng nề vì bị Bắc
Kinh khống chế, trung bình mỗi tháng 1 tỷ Mỹ Kim. Ngoại tệ thiếu hụt, tiền đồng
tuột dốc 20% kể từ năm 2008. Hai thị trường chứng khoán và địa ốc xuống dốc
suốt 32 tháng. Gần 50 ngàn doanh nghiệp phải đóng cửa, thất nghiệp cao chưa
từng thấy. Tập đoàn doanh nghiệp nhà nước luôn khai lỗ, “mũi nhọn nền kinh tế”
– đại công ty Vinashin sập tiệm và bị kiện. Nợ công lên đến 70% GDP, thủ phạm
là các công ty nhà nước. Nợ xấu ngân hàng thì dấu kín như bưng. Tham nhũng hoàn
toàn bất trị. Dân chúng mất niềm tin vào tài lãnh đạo kinh tế của cộng đảng,
nên cất dấu vàng lá và ngoại tệ. Xã hội đầy nhiễu loạn, bất công... Nhưng tầng
lớp lãnh đạo mọi cấp trong đảng cầm quyền và gia đình thì sống cực kỳ xa hoa
như chưa từng có trong lịch sử.
Tái cấu trúc gian
Cái gọi là “Tái Cấu Trúc Kinh Tế” chỉ
nhằm gia tăng thêm quyền lực cho Cộng Đảng để ăn cướp thêm tài nguyên quốc gia
qua “tư nhân hóa giả hình”
Tháng 10, trước khi đi Bắc Kinh, Tổng
Bí Thư Cộng Đảng Nguyễn phú Trọng công bố chương trình 5 năm tái cấu trúc nhiều
lãnh vực chủ yếu trong nền kinh tế quốc gia. Sau đó, Hanoi chỉ thị cho các bộ,
ngành liên quan tự tái cấu trúc bằng cách chỉ bán cổ phần các công ty doanh
nghiệp nhà nước cho các công ty “tư nhân giả hình” để nối dài cánh tay quyền
lực của Cộng Đảng trong kinh tế - một hình thức mới của nền kinh tế tập
trung.
Đầu tháng 12, BBC đăng nhận xét của
Martin Gainsborough, khoa học gia chính trị từ trường Đại học Bristol ở Anh đã
nói trắng ra như kiểu “chỉ mặt Hanoi chơi gian” rằng, ngay cả trên danh nghĩa
các doanh nghiệp tư nhân được Hannoi bầy ra tại Việt Nam bây giờ, đều có liên
kết với nhà nước theo một kiểu nào đó, ví dụ như thông qua việc kết nối với các
công ty nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước, các hợp đồng nhà nước hoặc các
giao dịch đất đai từng được "cổ phần hóa”.
"Tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy
ra khi người ta cân nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị nhằm làm cơ
sở để ngân hàng cho vay tiền"
Tức là người ta còn lâu mới giảm vai trò của nhà nước mà việc tư nhân hóa (cổ phần hóa) đã trao cho nhà nước quyền lực gián tiếp bằng cách mở rộng mạng lưới doanh nghiệp có liên kết với chính phủ.
Sự bùng phát các tập đoàn "giống tư nhân" đã tích lũy được tài sản khổng lồ thông qua ưu đãi về đất đai của nhà nước, tín dụng và các hợp đồng kinh doanh minh chứng cho quan điểm rằng tư nhân hóa tại một đất nước mà khu vực tư nhân nhỏ và yếu sẽ nhiều khả năng không thể tạo ra các kết quả như mong đợi.
Tức là người ta còn lâu mới giảm vai trò của nhà nước mà việc tư nhân hóa (cổ phần hóa) đã trao cho nhà nước quyền lực gián tiếp bằng cách mở rộng mạng lưới doanh nghiệp có liên kết với chính phủ.
Sự bùng phát các tập đoàn "giống tư nhân" đã tích lũy được tài sản khổng lồ thông qua ưu đãi về đất đai của nhà nước, tín dụng và các hợp đồng kinh doanh minh chứng cho quan điểm rằng tư nhân hóa tại một đất nước mà khu vực tư nhân nhỏ và yếu sẽ nhiều khả năng không thể tạo ra các kết quả như mong đợi.
Trong khi đó, chính phủ từ chối bán
cổ phần của các công ty nhà nước cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Một quốc gia, ba nhà
nước
Cảnh điêu linh, thống khổ, oan khiên
của Dân Tộc Việt bắt nguồn từ sự tung tác, lộng hành của ba bộ máy : Đảng,
Chính Phủ, Mặt Trận & các Đoàn Thể. Hàng triệu đảng viên nằm trong ba cơ
chế vừa nói đua nhau “thọc tay” ăn cắp ngân sách quốc gia và “hầu bao” của dân
chúng. Không một quốc gia Dân Chủ nào trên trái đất lại có ba nhà nước trong
một quốc gia như vài chế độ cộng sản còn sót lại. Không biết khả năng chuyên
ngành trong đám đảng viên này ra sao, nhưng rất nhiều trong số này mang bằng
“đểu” hoặc “giả” chuyên trò gian dối, nhưng lại được Cộng Đảng dùng tiền thuế
toàn dân để nuôi với mọi đặc quyền, đặc lợi. Vì vậy, tại Việt Nam mới có câu “lương không bằng
bổng” hoặc là người ta sống bằng “lậu” chứ không bằng lương. Đây là sự khác
biệt lớn lao với nền kinh tế không có hệ thống đảng và các công ty quốc doanh
lỗ lã song hành cùng với tham nhũng bất trị.
Nhiều tiếng nói đang cất cao đòi Cộng
Đảng phải tái cơ cấu chính trị, trong đó yêu cầu hình thành quy chế trả lương
theo việc làm. Ngân sách quốc gia không thể nuôi cán bộ đảng hay doàn thể.
Đầu tư giảm, Nợ công cao
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam,
mới đến cuối tháng 9 năm nay, mức cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào
Việt Nam (FDI) đã giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo giới phân tích, lạm
phát trong nước và vấn đề tỷ giá đồng tiền Việt Nam là nguyên nhân làm cho các nhà
đầu tư quốc tế dè dặt.
Báo Sài Gòn Tiếp Thị trích dẫn các số
liệu của Bộ Tài chính và Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, nợ công
của Việt Nam hiện đang chiếm trên 70% tổng thu nhập quốc dân, mức tăng cao nhất
từ 5 năm nay. Công ty Fitch Ratings đã cho điểm mức độ “đáng tín nhiệm” VN chỉ
ngang với Mông Cổ.
Đầu tư kém hiệu quả, chính phủ chi
tiêu vô tội vạ, và nạn tham nhũng bất trị là nguyên nhân đưa đến nợ nần cao
ngất. Về tham nhũng, Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh trình bày với ủy ban
Thường vụ Quốc hội tại cuộc họp (16/10/11) cho biết, những vụ tham nhũng tại
Việt Nam từ tháng 8 năm ngoái đến tháng 7 năm nay gây thiệt hại cho công quỹ
khoảng 11 ngàn 400 tỷ đồng.
Chính việc cho ra đời hàng loạt Tổng
công ty nhà nước trong 5 năm qua đã đẩy mức nợ quốc gia của Việt Nam từ con số
chỉ hơn 10 tỷ đôla, nay lên đến hơn 55 tỷ đôla. Cũng trên tờ VN Economic, Tiến
sĩ Lê Đăng Doanh đã không chút ngần ngại khi nhận định là “tình hình kinh tế -
xã hội Việt Nam đang ở tình trạng xấu nhất từ năm 1991 đến nay”.
Rủi ro
ngân hàng tại Việt Nam
Đầu tháng 9, công ty chuyên đánh
giá nợ quốc gia Moody’s Investors Service cho thấy triển vọng của hệ
thống ngân hàng Việt Nam lâm vào tình trạng suy yếu trầm trong về lợi
nhuận và chất lượng tài sản. Theo báo cáo từ Moody thì chính những
bất cân đối của nền kinh tế Việt Nam đang gây ra những rủi ro đối với
chất lượng tài sản của ngân hàng và khiến hoạt động vay vốn gặp
khó khăn nhiều hơn. Moody’s Investors Service cảnh báo tài sản mà các
ngân hàng Việt Nam đang nắm giữ còn “xấu hơn” nhiều lần so với những
gì được thể hiện trên số liệu nợ xấu được công bố chính thức.
Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền
Tệ Quốc Tế đều cho rằng Việt Nam cần phải thúc đẩy tái cơ cấu khối
ngân hàng một cách đúng nghĩa. Moody đánh giá triển vọng tín dụng của
Việt Nam ở mức tiêu cực B1, là hạng điểm mà Moody không khuyến khích
các công ty nước ngoài đầu tư.
Những rủi ro nội tại của ngân hàng thương mại từ khâu cấp vốn, thanh khoản hay nợ xấu sẽ khiến cho dòng tiền vốn chảy trong nền kinh tế gặp trở ngại và cả một nền kinh tế sẽ bị tác động theo.
Những rủi ro nội tại của ngân hàng thương mại từ khâu cấp vốn, thanh khoản hay nợ xấu sẽ khiến cho dòng tiền vốn chảy trong nền kinh tế gặp trở ngại và cả một nền kinh tế sẽ bị tác động theo.
VN có trên 100 ngân hàng không đồng
đều, rất nhiều ngân hàng không có vốn cần thiết là 3,000 tỉ đồng nhưng
vẫn được hoạt động. Có đến 80 tổ chức tín dụng là thừa và cần phải
đào thải bớt các ngân hàng yếu kém. Nhưng việc loại bớt những ngân
hàng yếu kém không hề đơn giản vì đứng phía sau các ngân hàng này
là những “đảng viên đại gia” hoặc những tập đoàn kinh tế lớn, họ sử
dụng ảnh hưởng của mình để buộc các ngân hàng này cấp vốn cho các
dự án kém hiệu quả. Chính sự thao túng này cũng là nhân tố khiến
tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng tăng lên nhanh chóng.
Nợ xấu :
mối nguy lớn
Tại một hội thảo về kinh tế vĩ mô ở
Hà Nội mới đây ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc
gia được Reuters trích lời nói: "Nợ xấu trong ngành ngân hàng là mối lo
lớn. Các tập đoàn kinh tế quốc doanh hoạt động rất kém hiệu quả. Họ sử dụng
phần lớn nguồn vốn quốc gia và gây ra nợ xấu cho ngân hàng," Ông Nghĩa
muối rõ ra rằng, chỉ có đảng viên mới đủ thế lực cấu kết nhau lập ra các dự án
“ma” đưa vào ngân hàng, rút tiền ra để chia nhau làm của riêng rồi gọi là “nợ
xấu”.
Hãng tin Reuters nói trong tháng 6/11, Ngân hàng Nhà nước cho biết nợ tại các ngân hàng ở mức 125 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 2010, nhiều hơn tổng sản phẩm quốc nội gần 20%.
Hãng tin Reuters nói trong tháng 6/11, Ngân hàng Nhà nước cho biết nợ tại các ngân hàng ở mức 125 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 2010, nhiều hơn tổng sản phẩm quốc nội gần 20%.
Nợ xấu trong ngân hàng là bao nhiêu
không được nhà nước công bố. Nhưng Giám đốc trung tâm đào tạo Bảo Việt, Phí
trọng Thảo, nói là trước đây chưa đầy mười năm, chúng ta đã phải chi khoảng 2
tỉ Mỹ kim để giải quyết nợ xấu, và lần này chắc chắn để giải quyết vấn đề tương
tự sẽ tiêu tốn không dưới 10 tỉ Mỹ kim. Động thái này đương nhiên góp phần làm
gia tăng lạm phát, đưa đến cảnh người dân sẽ mua Đô la hay vàng để cất giữ, vì
mất tin tưởng vào đồng tiền VN.
Hai “cái gai khá nhọn” khác làm ung
nhọt trong nền tài chánh VN: một là công chi quá cao lên đến gần 150% so với
các nước khác; một khác là trung ương yêu cầu các địa phương giảm chi, để đưa
lạm phát xuống theo yêu cầu của các định chế quốc tế, nhưng địa phương, nhất là
các công ty quốc doanh phản ứng bằng thủ tục thanh toán ma mãnh, chẳng những
không giảm được chi tiêu mà còn tăng lên 30%, trong hai quý đầu năm. Hành vi
này mang ý nghĩa địa phương muốn gởi cho trung ương tín hiệu, xin đừng đụng
chạm đến “quyền hành, lợi lộc” của chúng tôi. Hai cái gai này ngoáy vào “vết
thương” kinh tế, tài chánh làm cho lạm phát tại VN tăng cao nhất thế giới, gần
23% vào tháng 7. Đây cũng là mức cao nhất từ nhiều năm nay. Điều này làm cho
tiền đồng VN tiếp tục mất giá.
Căn cứ vào các số liệu do nhiều cơ
chế tài chánh và thông tin quốc tê, Việt Nam hiện bị các nước chủ nợ xếp vào
một trong 18 nước trên thế giới “có thể vỡ nợ”. Ba ngân hàng thuộc loại tập
đoàn tài chánh quốc doanh, lại bi Cơ Quan Thẩm Định Rủi Ro Tài Chánh của
Standard & Poors xếp vào loại “gây rủi ro cho việc bảo đảm an toàn vốn”.
Đầu tháng 12 vừa qua, NHNN đã chính
thức cho ba ngân hàng thương mại, gồm Tín Nghĩa, Đệ Nhất, và Sài Gòn ngân hàng
nhập làm một với lý do công bố là, “cả ba ngân hàng thương mại cổ phần trên đây
đã gặp khó khăn về thanh khoản, do dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn”.
Ngân hàng Nhà nước tiết lộ, đến năm 2015 chỉ còn khoảng 15 ngân hàng lớn, chiếm
80% thị phần nội địa. Trước tin này, trong số 100 ngân hàng tại VN thì “ai còn,
ai mất”. Chắc chắn cường độ “đút lót” để tự tồn sẽ rất mạnh trong vòng vài năm
trước mặt !
Dù ngày nay tiền lời dành cho người
gởi tiền vô nhà băng cao nhất thế giới, có lúc lên đến 16%, muốn vay vốn làm ăn
phải trả cho nhà băng 23% mỗi năm. Về phía người gửi tiền, họ cũng hiểu một quy
luật đơn giản của thị trường là “lợi nhuận cao, rủi ro cao”. Và nếu ham lãi
suất cao thì có ngày “mất cả gốc, lẫn củ” . Không ai dại gì gửi hàng chục tỷ
đồng hay hơn thế trong ngân hàng mà mức bảo hiểm được nhà nước ấn định hiện
không hơn 50 triệu đồng cho mỗi tài khoản, tương đương 70 tô phở bò Kôbê ở
Hanoi thôi ! Nhiều bà nội trợ cho rằng, gởi tiền vào ngân hàng, nếu xẩy ra một
vụ như Vinashin thì mất toi.
Tiền đồng tuột dốc :
Hanoi phá giá tiền đồng liên tục, kể từ
năm 2008 tiền đồng tuột dốc 20%. Dịp cuối năm, giá chợ đen 1 MK đổi được 22.500
đồng VN, cao hơn 5,7% so với mức tỷ giá chính thức. Thông thường tỷ giá hối
đoái trên thị trường chính thức sẽ điều tiết tỷ giá trên thị trường chợ đen (tự
do), nhưng vào lúc này thì ngược lại.
Nếu muốn duy trì một giá như mong
muốn, thì giá chính thức luôn phải hấp dẫn hơn giá chợ đen. Điều này gần như ít
khi diễn ra tại VN. Dù cho Hanoi có đầy đủ ngoại tệ để chứng minh một nền ngoại
thương cân bằng và cải thiện quản trị tài chánh ở mức độ kiểm soát được thì yếu
tố tâm lý trong dân chúng vẫn e sợ lối cai trị kiểu “công an rình mò” rồi bầy
trò ăn cướp qua các lần đổi tiền như trước đây. Ngoại tệ dự trữ tại VN cũng
được xem là bí mật tài chánh quốc gia, không được tiết lộ, nhưng qua các nguồn
tin “chưa hề bị vẩn đục” cho biết, ngân hànng nhà nước hiện giữ khoảng 12.6 tỷ
Đô la, tương đương một tháng + một tuần để nhập cảng hàng hóa vào VN. Mức an
toàn trong thương mại là 8 tuần lễ.
Vàng, khó nuốt ?
Quan niệm vàng và Đôla là “các mặt
hàng chiến lược”, nên Hanoi
ra sức tìm cách kiểm soát cả hai. Liên quan tới quản lý vàng, Thống đốc NHNN,
Nguyễn văn Bình nói “chúng tôi còn phải ban hành ít nhất hai văn bản quan trọng
là nghị định về việc sản xuất và kinh doanh vàng. Mặc dù “thai nghén” trong
suốt năm vừa qua, đến nay đã “quá kỳ” cũng vẫn chưa “đẻ ra được” hai văn bản vừa
nói.
Gần một năm nay, ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đã ra sức ổn định giá vàng, nhưng gần như thất bại. Mức chênh lệch giá
vàng trong nước và thế giới vẫn không có dấu hiệu giảm bớt. Trong dịp Lễ Giáng
Sinh 2011, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới khoảng 2,3 triệu
đồng/lượng. Sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới đã
tạo ra lợi nhuận siêu ngạch cho giới kinh doanh vàng. Dự thảo kinh doanh vàng
với mục đích hướng đến việc sử dụng một thương hiệu vàng miếng duy nhất là Saigon
Jewry Company (SJC) đã khiến cho thị trường vàng miếng thương hiệu này trong
nước bị khan hiếm. Thay vì mua các thương hiệu vàng miếng khác nhau để tích trữ
thì giờ đây, người dân đổ dồn sang mua thương hiệu SJC.
Hanoi ước tính là dân chúng hiện nay đang cất giữ đến 1000 tấn vàng. Chắc thấy mối này “bở quá” nên Hanoi muốn rở lại trò “vỗ béo rồi làm thịt”. Các ngành kinh doanh khác có nên nhìn “người” mà nghĩ đến “ta” không ?
Khi toan tính chuyện này, ngân hàng nhà nước đưa ra chiêu bài, qua lời thông tấn xã VC nói là, “việc siết chặt mua bán vàng miếng sẽ giúp thay đổi thói quen trong dân chúng và huy động nguồn vốn nằm yên vào nhu cầu phát triền kinh tê”. Lập luận này chỉ đúng với nền kinh tế tự do cạnh tranh lành mạnh; không đúng trong nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Hanoi đang theo đuổi bây giờ. Vì ai cũng biết rằng, một khi đưa hết hầu bao cho nhà nước nắm giữ thì nguồn vốn đó lại sẽ được chia chác cho quan tham qua ngả các tập đoàn công ty quốc doanh. Cho đến một ngày không còn che giấu nổi tình trạng ăn cướp quá lộ liễu. Hanoi chỉ cần bầy trò điều tra vài cá nhân như đang làm với tập đoàn công ty quốc doanh Vinashin … Cuối cùng rồi truy tố một vài người cho qua chuyện !
Hanoi ước tính là dân chúng hiện nay đang cất giữ đến 1000 tấn vàng. Chắc thấy mối này “bở quá” nên Hanoi muốn rở lại trò “vỗ béo rồi làm thịt”. Các ngành kinh doanh khác có nên nhìn “người” mà nghĩ đến “ta” không ?
Khi toan tính chuyện này, ngân hàng nhà nước đưa ra chiêu bài, qua lời thông tấn xã VC nói là, “việc siết chặt mua bán vàng miếng sẽ giúp thay đổi thói quen trong dân chúng và huy động nguồn vốn nằm yên vào nhu cầu phát triền kinh tê”. Lập luận này chỉ đúng với nền kinh tế tự do cạnh tranh lành mạnh; không đúng trong nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Hanoi đang theo đuổi bây giờ. Vì ai cũng biết rằng, một khi đưa hết hầu bao cho nhà nước nắm giữ thì nguồn vốn đó lại sẽ được chia chác cho quan tham qua ngả các tập đoàn công ty quốc doanh. Cho đến một ngày không còn che giấu nổi tình trạng ăn cướp quá lộ liễu. Hanoi chỉ cần bầy trò điều tra vài cá nhân như đang làm với tập đoàn công ty quốc doanh Vinashin … Cuối cùng rồi truy tố một vài người cho qua chuyện !
Bà con Việt Nam đừng quên rằng, trong
đại hội đảng CSVN XI năm nay, ông Lê hữu Nghĩa, giám đốc viện chính trị quốc
gia của VC nói công khai, “công hữu là cái gốc của chủ nghĩa xã hội (cnxh),
nhưng đó là công hữu khi cnxh đã hoàn thành. Còn bây giờ chỉ là công hữu tư
liệu sản xuất chủ yếu chứ chưa phải là tất cả các tư liệu sản xuất đều công hữu
! Nghe cứ như có làm thịt nhưng bây giờ chỉ làm thịt một số chủ yếu thôi còn
tất cả sẽ làm thịt hết khi hoàn thành chủ nghĩa xã hội”!
Chỉ có ở Hanoi . . .
Vinashin là một tập đoàn công ty quốc
doanh, được tổ chức theo mô hình từa tựa các “Chaebol Nam Hàn” mà VC nuôi hy
vọng “đóng vai mũi nhọn” trong nền kinh tế lấy quốc doanh làm chủ đạo. Vinashin
có tổng trị giá tài sản trên 90 ngàn tỷ đồng, trong đó tiền nợ là 86 ngàn tỷ.
Vinashin sụp đổ giữa năm 2010. Bản chất sự việc là một vụ vỡ nợ nhưng phải
chăng còn là một sự phá sản về chiến lược kinh tế quốc gia của Việt Nam?
Cuối năm 2010, Hanoi
đưa ra cam kết sẽ điều tra làm rõ sự việc. Sau 117 ngày, Cộng đảng nói là,
không ai bị trách nhiệm hay kỷ luật trong vụ Vinashin.
Giữa tháng 12, BBC loan tin, công ty Elliott Advisors, một quỹ đầu tư rủi ro (hedge fund) có trụ sở ở Mỹ, kiện tập đoàn đóng tàu nhà nước Vinashin của Việt Nam lên Tòa Thượng thẩm London.
Giữa tháng 12, BBC loan tin, công ty Elliott Advisors, một quỹ đầu tư rủi ro (hedge fund) có trụ sở ở Mỹ, kiện tập đoàn đóng tàu nhà nước Vinashin của Việt Nam lên Tòa Thượng thẩm London.
Bên nguyên đơn, theo bản tin Reuters
13/12/2011, cho rằng Vinashin đã "vỡ nợ" với khoản tiền cho
vay chung trị giá 600 triệu Mỹ kim. Theo văn bản tại tòa, nguyên đơn
đòi Vinashin trả nợ 60 triệu Mỹ kim, đáo hạn vào tháng 12/2010, và
một khoản tương tự, đáo hạn ngày 20/06/2011, chưa kể lãi suất.
Trước ngày nội vụ được
Tòa Thượng Thẩm London thụ lý một tuần, báo trong nước trích lời ông Nguyễn tấn
Dũng nói : "tôi không ra quyết định nào sai" liên quan
bê bối ở tập đoàn kinh tế Vinashin. Một đại công ty nhà nước vỡ nợ gần cả chục
tỷ Mỹ kim mà người đứng đầu chính phủ lại nói được như vừa kể. Đúng là chuyện
chỉ ở Hanoi mới
có ! Còn nhiều công ty quốc doanh khác đang trên đà kêu ca thua lỗ, rõ ràng
nhất là tập đoàn điên lực VN (E-VN) và Dầu khí (Petro-VN). Không biết khi hai
đại công ty này phá sản thì Ông Dũng có ôn lại điệp khúc cũ ?
. . . Cũng chỉ có ở Hanoi
"Vừa rồi báo chí đã có đưa lên, tức là ở Hà Nội đây có chứng khoán chỉ
còn có giá 700 đồng Việt Nam, tức tương đương ba cọng hành ngoài chợ."
Lời nói tưởng như đùa vừa rồi mô tả thực tế chứng khoán ở Hanoi
là của Tiến Sĩ Lê đăng Doanh, chuyên gia kinh tế từ Hanoi trao đổi với BBC giữa tháng 12.
Huyênh hoang
Hanoi lại vừa lớn lối đưa ra mục tiêu cho năm tới, qua lời
của Ông Nguyễn tấn Dũng được báo chí trong nước dẫn lời: "Chính
phủ sẽ tính toán các mặt và phấn đấu lạm phát năm tới giảm xuống còn khoảng
9%".
Về lĩnh vực tín dụng, Ông
Nguyễn văn Bình, Thống Đốc NHNN nói, “tăng trưởng tín dụng của VN là 12%
trong năm 2011, năm 2012 chúng tôi quyết định đưa mức tăng trưởng tín dụng
chung lên 15-17%. Theo tính toán của chúng tôi ở mức như thế mới phù hợp với
mức tăng trưởng kinh tế 6-6,5% và mới có điều kiện đưa lạm phát về một con số
trong 2012.”Ông Bình quên là, năm 2011, vì phân lời tín dụng có lúc lên đến
trên 20%, nhưng cũng không vay nổi, khiến gần 50 ngàn doanh nghiệp tư bị đóng
cửa, gây ra thất nghiệp cao chưa từng thấy.
Một kinh tế gia hàng đầu tại Việt Nam
muốn ẩn danh nói với BBC về cơ bản, giảm lãi suất và tăng tín dụng khiến nỗ lực
giảm lạm phát là phi thực tế và rằng mục tiêu giảm lạm phát dưới 10% chỉ là
“mục tiêu chính trị”. Kinh tế gia Lê dăng Doanh thì gọi việc kéo lạm phát xuống
còn 9% cho năm 2012 “sẽ là kỳ tích” !
Lạm phát tại VN đã lên tới 23% vào
giữa năm, xuống 18.6% vào cuối năm. Giới chức quản lý báo chí đã có chỉ thị cho
các báo trong nước không đưa tin là Việt Nam đang bị lạm phát ở mức cao nhất
châu Á (mặc dù, 19,8% tính theo năm, thì đúng là như vậy).
Cuối năm 2010, Quốc Hội VC đặt chỉ
tiêu lạm phát cho năm 2011 là 7% trong khi thực tế, lạm phát cao gấp 3 lần.
Những gì Ông Dũng nói ở trên, vừa trong tư cách Thủ Tướng và Dân Biểu Quốc Hội
liệu dân chúng Việt Nam
dám tin bao nhiêu phần trăm ?
Tờ Financial Times vừa đăng bài của
phóng viên Ben Bland tại Hanoi nói, kinh tế gia Leif Eskesen của ngân hàng HSBC
tại Singapore theo dõi kinh tế khu vực, cho rằng Việt Nam, quốc gia đang chứng
kiến cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài riêng tại đây, là nước dễ bị tác động
của suy thoái nhất do Hà Nội phụ thuộc vào thương mại và đầu tư nước ngoài,
thực trạng kinh doanh của các công ty kém và vay nợ nhiều, khu vực ngân hàng
gặp khó khăn và vị thế tài chính yếu. Và thêm rằng "Việt Nam cũng không còn nhiều biện pháp
có thể xoay xở tình hình."
0 nhận xét:
Đăng nhận xét