Phục hồi Quốc hồn Quốc túy cho Hoa kỳ
http://www.nytimes.com/2009/04/24/op...gman.html?_r=1
"Không lợi ích gì qua việc hao tốn thời gian và năng lượng của chúng ta để chỉ trích quá khứ". Tổng thống Obama tuyên bố như vậy, sau quyết định đáng khen ngợi của ông nhằm giải mật các ghi chú về pháp luật mà người tiền nhiệm của ông đã dùng để biện minh cho tra tấn. Một số người quan trọng trong giới chính trị và truyền thông đã lập lại quan điểm này. Chúng ta cần nên nhìn về phía trước, không phải về phía sau, họ nói như vậy. Không truy tố, xin làm ơn, không điều tra, vì chúng ta quá bận rộn.
Và thật vậy đang có những thử thách lớn lao: khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng về y tế công cộng, khủng hoảng về môi trường.
Phải chăng nếu xét lại các sự lạm quyền trong tám năm qua, cho dù có tồi tệ thế nào đi nữa, là một việc làm xa xỉ chúng ta không thể kham nổi?
Không, không phải vậy, bởi vì Hoa kỳ không chỉ bao gồm một tập hợp các chính sách. Chúng ta là, hoặc ít ra chúng ta từng là, một quốc gia với nhiều lý tưởng đạo đức. Trong quá khứ, chính phủ chúng ta đã thỉnh thoảng thực hiện một vài công việc không hoàn hảo để nêu cao các lý tưởng đó. Nhưng chưa bao giờ các lãnh đạo của chúng ta lại phản bội một cách vô cùng tuyệt đối mọi điều mà quốc gia chúng ta ủng hộ. "Chính phủ này không tra tấn ai hết", cựu Tổng thống Bush tuyên bố, nhưng họ lại làm như vậy, và cả thế giới biết điều đó.
Và phương cách duy nhất chúng ta có thể tìm lại địa bàn đạo đức của chúng ta, không chỉ vì địa vị chúng ta trên thế giới, nhưng vì lương tâm quốc gia của chính chúng ta, là phải điều tra xem việc gì đã xảy ra, và, nếu cần thiết, truy tố những ai chịu trách nhiệm.
Nhưng còn các lý luận cho rằng điều tra các lạm quyền của chinh quyền Bush sẽ gây trở ngại cho các cố gắng giải quyết các khủng hoảng ngày nay? Cho dù đó là đúng sự thật - cho dù sự thật và công lý đến với giá cao - cũng có thể lý luận rằng đó là giá chúng ta phải trả: luật pháp không chỉ có thể có hiệu lực khi thuận tiện. Nhưng có lý do thực sự nào để tin rằng quốc gia sẽ phải trả một giá đắt cho việc giải trình trách nhiệm?
Thí dụ, điều tra các tội ác thời Tổng thống Bush sẽ thật sự làm giảm thời gian và năng lượng cần thiết tại các nơi khác? Hãy nói rõ một chút: chúng ta đang nói về thời gian và năng lượng của ai đây?
Tim Geithner, vị Bộ trưởng Ngân khố, sẽ không bị rút ra khỏi cố gắng của ông ta nhằm cứu vớt nền kinh tế. Peter Orszag, vị Chủ tịch Ngân sách, sẽ không bị rút ra khỏi cố gắng của ông ta nhằm cải cách y tế công cộng. Steven Chu, vị Bộ trưởng Năng lượng, sẽ không bị rút ra khỏi cố gắng của ông ta nhằm hạn chế thay đổi khí hậu. Ngay cả vị Tổng thống cũng không cần, và thật ra không nên, phải liên can đến. Tất cả điều ông ta sẽ phải làm chỉ là để cho Bộ Tư pháp làm việc của họ - là việc ông ta được trông đợi phải làm trong mọi trường hợp - và không cản đường mọi cuộc điều tra tại Quốc hội.
Tôi không hiểu quý vị nghĩ sao, nhưng tôi tin rằng Hoa kỳ đủ khả năng khám phá sự thật và thi hành luật pháp ngay cả khi quốc gia này phải làm nhiều việc khác cùng lúc.
Tuy vậy, quý vị có thể lý luận - và nhiều người làm như vậy - rằng xét lại các sự lạm quyền trong các năm dưới thời Tổng thống Bush sẽ bào mòn sự đồng thuận chính trị mà Tổng thống cần để theo đuổi chương trình nghị sự của ông.
Nhưng câu trả lời cho lý luận đó là, đồng thuận chính trị nào đây? Vẫn còn nhiều, trời ơi, một số đáng kể những người trong đời sống chính trị của chúng ta đang đứng cùng hàng ngũ với những người tra tấn. Nhưng đây chính là những người đã không ngừng nghỉ trong nổ lực của họ nhằm ngăn chận sự cố gắng của Tổng thống Obama đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế và cũng sẽ không ngừng nghỉ trong sự chống đối của họ khi ông cố gắng đối phó với các vấn đề y tế công cộng và thay đổi khí hậu. Vị Tổng thống không thể mất thiện chí của họ, vì họ không bao giờ đưa ra một chút nào cả.
Đã nói như vậy, cũng có nhiều người tại Washington không cùng phe với các người tra tấn nhưng dù vậy cũng không muốn xét lại điều gì đã xảy ra trong các năm dưới thời Tổng thống Bush.
Vài người trong số họ có thể chỉ vì không muốn nhìn thấy một quang cảnh xấu xa, tôi đoán rằng vị Tổng thống, người rõ ràng thích viễn cảnh tăng tiến hơn là đối đầu, thuộc nhóm này. Nhưng các điều xấu xa đó đang hiện diện tại đây, và giả vờ như chúng không tồn tại sẽ không làm chúng thật sự tan biến đi.
Nhiều người khác, tôi nghi vấn, không muốn xét lại các năm đó vì họ không muốn bị nhắc nhở về các tội của chính họ đã bỏ sót các việc này.
Bởi vì sự thật là quan chức trong chính quyền Bush đã đặt để tra tấn như một chính sách, dẫn quốc gia lạc hướng vào một cuộc chiến tranh họ muốn đánh và, có thể, đã tra tấn người ta trong cố gắng thu lượm "lời thú tội" ngõ hầu để biện minh cho cuộc chiến. Và trong khi đi diễn hành đến cuộc chiến, phần đông các nhân vật quan trọng lâu năm trong chinh trị và truyền thông đã ngó đi chỗ khác.
Đó là một điều khó khăn, do vậy, nếu không chỉ trích mạnh mẻ một số người lẽ ra đã nên lên tiếng chống lại các điều đã xảy ra, nhưng khi đó họ không làm như vậy, nay lại tuyên bố chúng ta nên quên lãng toàn bộ thời kỳ đó - vì quyền lợi quốc gia.
Xin lỗi, nhưng điều chúng ta nên làm vì quyền lợi quốc gia là có các cuộc điều tra về cả hai mặt, tra tấn và các việc dẫn đến chiến tranh. Các cuộc điều tra đó nên, khi thích hợp, được theo sau bởi các sự truy tố - không phải vì tính không lượng thứ, nhưng vì đây là một quốc gia có luật pháp.
Chúng ta cần làm việc này vì tương lai chúng ta. Do đó đây không phải nhìn về quá khứ, nhưng về tương lai phía trước - đó là để phục hồi quốc hồn quốc túy của Hoa kỳ.
GS Krugman
0 nhận xét:
Đăng nhận xét