Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

(bài của GS Paul Krugman đăng trên New York Times ngày 4/5/2009)


Hội Chứng Sụt Lương

http://www.nytimes.com/2009/05/04/op...gman.html?_r=1

Lương bổng đang sụt giảm trên toàn Hoa kỳ.

Vài việc sụt giảm tiền lương, như tiền cung ứng cho công nhân Chrysler, là cái giá của trợ giúp liên bang. Nhiều việc khác, như sự đồng ý tạm thời về giảm lương ngay tại tòa báo New York Times, là kết quả của những thảo luận giữa ban lãnh đạo và các nhân viên trong công đoàn. Còn các việc giảm lương khác phản ảnh một sự thật trần trụi của một thị trường lao động yếu ớt: các nhân viên không dám chống đối việc giảm lương, vì họ không nghĩ rằng có thể tìm được các việc làm khác.

Cho dù các chi tiết ra sao đi nữa, tuy nhiên, các sự sụt giảm lương bổng là một triệu chứng của một nền kinh tế bệnh hoạn. Và chúng là một triệu chứng làm cho nền kinh tế thêm bệnh nặng hơn nữa.

Trước tiên, điều quan trọng nhất: các tin lẻ tẻ về sụt giảm lương bổng đang rao truyền đầy dẫy, nhưng hiện tượng này trải rộng đến mức nào? Câu trả lời: rất rộng.

Đúng là nhiều công nhân đang vẫn được tăng lương. Nhưng có đủ sụt giảm lương bổng trong nền kinh tế đến nổi mà, theo Văn phòng Thống kê Lao động, giá trung bình thuê mướn nhân viên trong lĩnh vực tư nhân chỉ tăng 0,2% trong quý 1 năm nay - tăng thấp nhất trong kỷ lục. Bởi vì thị trường việc làm vẫn đang tệ hại đi, điều sẽ không gây ngạc nhiên chút nào sẽ là nếu lương bổng nói chung bắt đầu sụt giảm vào cuối năm nay.

Nhưng tại sao đây lại là một việc tệ hại? Dù gì đi nữa, nhiều nhân viên đang chấp nhập sụt giảm lương bổng để giữ việc làm. Có gì sai quấy đâu?

Câu trả lời nằm tại một trong các nghịch lý đang gây tai họa cho nền kinh tế chúng ta hiện nay. Chúng ta đang chịu đau khổ bởi nghịch lý tiêu dùng tiện tặn: để dành tiền là một đức tính tốt, nhưng khi mọi người cố gắng tăng tiền để dành trong cùng một lúc, hậu quả sẽ là một nền kinh tế đình trệ. Chúng ta đang chịu đau khổ bởi nghịch lý trả nợ cùng lúc: giảm nợ và trong sạch hóa bản tổng kê tài sản là các điều tốt, nhưng khi mọi người cùng lúc cố gắng bán tài sản và trả các món nợ, thì hậu quả là một cuộc khủng hoảng tài chánh.

Và sắp tới đây chúng ta sẽ phải đối mặt với nghịch lý lương bổng: nhân viên tại một công ty nào đó có thể giúp giữ việc làm của họ bằng cách chấp nhận tiền lương thấp đi, nhưng khi các chủ nhân của toàn nền kinh tế cắt giảm lương bổng cùng lúc thì hậu quả sẽ là tăng nạn thất nghiệp.

Đây là phương cách nghịch lý này hoạt động: giả dụ rằng nhân viên tại tập đoàn XYZ chấp nhận giảm lương. Điều đó tạo điều kiện cho ban lãnh đạo XYZ giảm giá thành và làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn. Hàng bán được nhiều, và nhiều nhân viên có thể giữ việc làm của họ. Và bạn có thể nghĩ rằng giảm lương bổng làm tăng số việc làm - là điều đúng tại mức độ một công ty riêng lẻ nào đó.

Nhưng nếu mọi người đều chấp nhận giảm lương, thì không ai có được một lợi thế cạnh tranh nào. Vì vậy không có một lợi ích nào cho nền kinh tế từ việc giảm lương. Trong khi đó, sự sụt giảm lương bổng càng làm các vấn nạn trong nền kinh tế trở nên xấu đi trong các mặt khác.

Cụ thể, sụt giảm lương bổng, từ đó sụt giảm thu nhập, làm tệ hại đi vấn nạn nợ quá cao: tiền trả nợ bất động sản hàng tháng của bạn không giảm đi cùng lúc với lương bạn thụ hưởng. Hoa kỳ đi vào cuộc khủng hoảng lần này cũng vì tỉ lệ phần trăm số nợ của các hộ dân trên tổng số thu nhập ở vào mức độ cao nhất kể từ thập niên 1930. Các gia đình đang cố gắng giảm số nợ đó bằng việc để dành nhiều hơn họ đã từng làm trong một thập niên - nhưng khi lương bổng sụt giảm, họ sẽ phải theo đuổi một mục tiêu luôn di động. Và gánh nặng nợ nần tăng cao sẽ tạo ra áp lực đè nặng lên việc chi dụng của người tiêu thụ, làm nền kinh tế bị trì trệ, đình đốn.

Mọi việc càng trở nên tồi tệ nếu doanh nghiệp và người tiêu dùng trông đợi lương bổng càng sụt giảm thêm nữa trong tương lai. John Maynard Keynes nói một cách rõ ràng, hơn 70 năm trước: "Hậu quả của việc trông đợi lương bổng bị sụt giảm bởi, thí dụ, như 2% trong năm tới sẽ tương tự như hậu quả của 2% tăng cao trong số lãi suất phải trả trong cùng thời gian". Và một sự tăng cao trong lãi suất thực là điều nền kinh tế hiện nay không muốn chút nào.

Việc lo ngại về sụt giảm lương bổng không chỉ là vấn đề lý thuyết. Nhật bản - nơi lương bổng trong lĩnh vực tư nhân sụt giảm trung bình 1% hàng năm trong các năm 1997-2003 - là một bài học thực tế cho việc bằng cách nào mà sụt giảm lương bổng góp phần tạo một nền kinh tế trì trệ.

Do đó, việc gì chúng ta có thể kết luận từ bằng chứng ngày một nhiều trong việc sụt giảm lương bổng tại Hoa kỳ? Chủ yếu, chỉ ổn định nền kinh tế sẽ không đủ: chúng ta cần một sự hồi phục thực sự.

Đã và đang có nhiều lời nói về việc mầm non đang chổi dậy và các điều cùng ý nghĩa, và thật ra đã có các chỉ số cho thấy rằng sự sụp đổ kinh tế bắt đầu từ mùa Thu năm ngoái nay đang diễn tiến theo chiều ngang. Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia còn có thể tuyên bố rằng suy giảm kinh tế có thể chấm dứt vào cuối năm nay.

Nhưng tỉ lệ thất nghiệp hầu như chắc chắn sẽ còn tăng cao. Và mọi dấu hiệu đều cho thấy một thị trường lao động vô cùng ảm đạm trong nhiều tháng nếu không là nhiều năm sau - và đây là bảng chỉ dẫn cho việc tiếp tục giảm lương, từ đó trì trệ nền kinh tế vốn đang yếu kém.

Để xóa bỏ vòng xoáy hiểm ác đó, về căn bản chúng ta cần tăng thêm: tăng việc kích thích kinh tế, tăng hành động dứt khoát vào các ngân hàng, tăng tạo dựng việc làm.

Ai có công phải được nêu công trạng: Tổng thống Obama và các cố vấn kinh tế của ông ta dường như đã dẫn đưa nền kinh tế ra khỏi vũng lầy sâu thẳm. Nhưng nguy cơ Hoa kỳ theo bước chân dĩ vãng của Nhật bản - rằng chúng ta sẽ đối mặt với nhiều năm thiểu phát và đình trệ - dường như đang ngày càng tăng cao.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét