Tái cấu trúc ngân hàng Việt Nam (P1)
(Tamnhin.net) - Ngân hàng và tái cấu trúc ngân hàng luôn là chủ đề “nóng” khi bàn luận về kinh tế Việt Nam. Đã có nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, của các chuyên gia trong và ngoài nước về tái cấu trúc ngân hàng với các góc nhìn và đánh giá khác nhau. Thực tế đã có 3 ngân hàng đang tiến hành hợp nhất là bước đi đầu tiên trong tiến trình tái cấu trúc các ngân hàng thương mại. Để góp thêm những ý kiến, những quan điểm về ngân hàng và tái cấu trúc ngân hàng, Tamnhin.net đăng một loạt bài về vấn đề này để bạn đọc tham khảo và cho ý kiến đóng góp.
Kinh tế Việt Nam hiện nay
Sau 25 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, 16 năm Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông - Nam Á (ASEAN), 10 năm thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và 5 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)…kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực và đạt thành quả to lớn nhất từ trước tới nay.
Điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường đã được xác lập và ngày càng hoàn thiện, tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức 7-8% và năm 2010 đạt 100 tỷ USD. Việt Nam hiện có quan hệ thương mại và đầu tư với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Điều đáng mừng là Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước nghèo và gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình…
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vô cùng to lớn và làm thay đổi hoàn toàn hình ảnh Việt Nam trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây, kinh tế Việt Nam cũng bộc lộ nhiều khó khăn, nhiều bất cập cần nhanh chóng xử lý như lạm phát cao; tỷ lệ đầu tư/GDP cao; chỉ số ICOR cao; nợ nước ngoài tăng nhanh, khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam thấp…
Trong bối cảnh biến động nhanh chóng và khó lường của kinh tế thế giới hiện nay, kinh tế Việt Nam cần kịp thời xử lý các vấn đề đang tồn tại nếu không muốn một lần nữa có thể tụt hậu so với sự phát triển chung của kinh tế toàn cầu.
Vừa qua Hội nghị Trung ương lần thứ 3, khóa XI đã quyết định tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó 3 lĩnh vực “nóng và trọng điểm”, có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế cần phải tái cấu trúc, đó là tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.
Như vậy, Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa XI đã khẳng định lĩnh vực tài chính - ngân hàng hiện là một trong những khâu “yếu” nhất của nền kinh tế và cần phải tái cấu trúc.
Điều này hoàn toàn đúng nếu nhìn ra kinh tế thế giới trong những năm gần đây đã khẳng định vai trò và ý nghĩa quyết định của lĩnh vực kinh tế dịch vụ mà tài chính - ngân hàng là trung tâm đối với kinh tế toàn cầu.
Chứng kiến các khủng hoảng kinh tế thời gian qua cho thấy hiện tại và có thể sau này lĩnh vực tài chính - ngân hàng vẫn là khâu “yếu” nhất, dễ phát sinh khủng hoảng nhất và gây tổn thất lớn nhất cho mọi nền kinh tế mà kinh tế Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Sự phát triển của NHTM ở Việt Nam
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 6-2011, tại Việt Nam có 179 tổ chức tín dụng các loại, bao gồm: 5 NHTM nhà nước; 1 Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam; 37 NHTM cổ phần tư nhân; 48 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; 5 ngân hàng liên doanh; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 48 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài; 17 Cty tài chính và 13 Cty cho thuê tài chính.
Đây là quá trình phát triển mạnh mẽ, vượt bậc của toàn hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) từ năm 1990 trở lại đây. Hoạt động của NHTM từ “huy động và cho vay” trước kia đã phát triển tới gần 300 sản phẩm dịch vụ với giá trị đạt khoảng 125 tỷ USD (gấp 1,25 GDP) và phạm vi hoạt động không chỉ trong nước mà còn vươn ra toàn thế giới.
Nếu nói về quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM, có thể ghi nhận các giai đoạn phát triển theo các văn bản pháp luật sau:
Nghị định 53/NĐ ngày 26/3/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc chuyển hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước được tách ra theo 2 chức năng kinh doanh và quản lý nhà nước. Chức năng kinh doanh do 4 ngân hàng quốc doanh thực hiện gồm: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam.
Sau đó đến Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 23 tháng 5 năm 1990 (hết hiệu lực vào ngày 30/9/1998).
Tiếp đến Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX ngày 12/12/1997 có hiệu lực từ ngày 1/10/1998. Tiếp đến Luật của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 20/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 và có hiệu lực từ này 1/10/2004. Cuối cùng là Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số 47/2010/QH12) và có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 đến nay.
Có thể nói hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay đông đảo, đủ các loại hình sở hữu, đủ các qui mô và…không giới hạn phạm vi hoạt động.
Điểm nổi bật so với hệ thống NHTM trước kia là Luật Các tổ chức tín dụng cho phép có sự tham gia của các đối tác chiến lược nước ngoài (chiếm giữ khoảng 15% cổ phần và được tham gia Hội đồng quản trị…) trong hoạt động của các NHTM. Sự tham gia đó đã tạo nên một bức tranh mới, đầy màu sắc cho các NHTM Việt Nam.
Tuy nhiên, là bộ phận của kinh tế Việt Nam, hệ thống NHTM cũng gặp rất nhiều khó khăn, có những khó khăn cực kỳ nghiêm trọng, trong đó những khó khăn nội tại của hệ thống các NHTM là một trong những nguyên nhân lớn nhất cần phải điều chỉnh, cần phải tái cấu trúc khi chưa quá muộn.
Sau 25 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, 16 năm Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông - Nam Á (ASEAN), 10 năm thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và 5 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)…kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực và đạt thành quả to lớn nhất từ trước tới nay.
Điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường đã được xác lập và ngày càng hoàn thiện, tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức 7-8% và năm 2010 đạt 100 tỷ USD. Việt Nam hiện có quan hệ thương mại và đầu tư với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Điều đáng mừng là Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước nghèo và gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình…
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vô cùng to lớn và làm thay đổi hoàn toàn hình ảnh Việt Nam trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây, kinh tế Việt Nam cũng bộc lộ nhiều khó khăn, nhiều bất cập cần nhanh chóng xử lý như lạm phát cao; tỷ lệ đầu tư/GDP cao; chỉ số ICOR cao; nợ nước ngoài tăng nhanh, khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam thấp…
Trong bối cảnh biến động nhanh chóng và khó lường của kinh tế thế giới hiện nay, kinh tế Việt Nam cần kịp thời xử lý các vấn đề đang tồn tại nếu không muốn một lần nữa có thể tụt hậu so với sự phát triển chung của kinh tế toàn cầu.
Vừa qua Hội nghị Trung ương lần thứ 3, khóa XI đã quyết định tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó 3 lĩnh vực “nóng và trọng điểm”, có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế cần phải tái cấu trúc, đó là tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.
Như vậy, Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa XI đã khẳng định lĩnh vực tài chính - ngân hàng hiện là một trong những khâu “yếu” nhất của nền kinh tế và cần phải tái cấu trúc.
Điều này hoàn toàn đúng nếu nhìn ra kinh tế thế giới trong những năm gần đây đã khẳng định vai trò và ý nghĩa quyết định của lĩnh vực kinh tế dịch vụ mà tài chính - ngân hàng là trung tâm đối với kinh tế toàn cầu.
Chứng kiến các khủng hoảng kinh tế thời gian qua cho thấy hiện tại và có thể sau này lĩnh vực tài chính - ngân hàng vẫn là khâu “yếu” nhất, dễ phát sinh khủng hoảng nhất và gây tổn thất lớn nhất cho mọi nền kinh tế mà kinh tế Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Sự phát triển của NHTM ở Việt Nam
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 6-2011, tại Việt Nam có 179 tổ chức tín dụng các loại, bao gồm: 5 NHTM nhà nước; 1 Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam; 37 NHTM cổ phần tư nhân; 48 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; 5 ngân hàng liên doanh; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 48 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài; 17 Cty tài chính và 13 Cty cho thuê tài chính.
Đây là quá trình phát triển mạnh mẽ, vượt bậc của toàn hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) từ năm 1990 trở lại đây. Hoạt động của NHTM từ “huy động và cho vay” trước kia đã phát triển tới gần 300 sản phẩm dịch vụ với giá trị đạt khoảng 125 tỷ USD (gấp 1,25 GDP) và phạm vi hoạt động không chỉ trong nước mà còn vươn ra toàn thế giới.
Nếu nói về quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM, có thể ghi nhận các giai đoạn phát triển theo các văn bản pháp luật sau:
Nghị định 53/NĐ ngày 26/3/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc chuyển hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước được tách ra theo 2 chức năng kinh doanh và quản lý nhà nước. Chức năng kinh doanh do 4 ngân hàng quốc doanh thực hiện gồm: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam.
Sau đó đến Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 23 tháng 5 năm 1990 (hết hiệu lực vào ngày 30/9/1998).
Tiếp đến Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX ngày 12/12/1997 có hiệu lực từ ngày 1/10/1998. Tiếp đến Luật của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 20/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 và có hiệu lực từ này 1/10/2004. Cuối cùng là Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số 47/2010/QH12) và có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 đến nay.
Có thể nói hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay đông đảo, đủ các loại hình sở hữu, đủ các qui mô và…không giới hạn phạm vi hoạt động.
Điểm nổi bật so với hệ thống NHTM trước kia là Luật Các tổ chức tín dụng cho phép có sự tham gia của các đối tác chiến lược nước ngoài (chiếm giữ khoảng 15% cổ phần và được tham gia Hội đồng quản trị…) trong hoạt động của các NHTM. Sự tham gia đó đã tạo nên một bức tranh mới, đầy màu sắc cho các NHTM Việt Nam.
Tuy nhiên, là bộ phận của kinh tế Việt Nam, hệ thống NHTM cũng gặp rất nhiều khó khăn, có những khó khăn cực kỳ nghiêm trọng, trong đó những khó khăn nội tại của hệ thống các NHTM là một trong những nguyên nhân lớn nhất cần phải điều chỉnh, cần phải tái cấu trúc khi chưa quá muộn.
Dunghien
Tái cấu trúc ngân hàng Việt Nam (P2)
(Tamnhin.net) - Chỉ trong một thời gian không quá dài từ khi Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành ngày 23/5/1990, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) và công ty tài chính đã tăng đến 179 đơn vị.
Sự tăng nhanh về số lượng cũng kéo theo sự “bùng nổ” về tốc độ tăng trưởng tín dụng trong toàn hệ thống NHTM. Theo các thông tin đã công bố, tính đến ngày 31/12/2010, tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã lên tới hơn 3,5 triệu tỷ VND (khoảng 175 tỷ USD) và dư nợ cho vay ở mức 125 tỷ USD, tương đương với 120% GDP.
Đây là mức dư nợ rất cao và vượt quá qui mô của nền kinh tế. Cần biết rằng, ở một số nước xung quanh có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam như Thái Lan hay Hàn Quốc thì dư nợ chỉ ở mức từ 80%-100%/GDP.
Không còn nghi ngờ gì nữa, mức dư nợ tương đương với 120% GDP là một chỉ số hết sức không bình thường và là báo động cao nếu so với thực tại kinh tế Việt Nam hiện nay.
Thực tế Việt Nam đã dùng nhiều tiền hơn để thúc đẩy tăng trưởng nhưng cũng gây rất nhiều hệ lụy cho nền kinh tế trong những năm tiếp theo.
Không chỉ có mức dư nợ/GDP cao, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam trong 5 năm trở lại đây cũng là con số “vô cùng ấn tượng”, tín dụng luôn tăng trưởng ở mức trên 20%, cụ thể: năm 2006 mức tăng trưởng “thấp nhất” cũng đạt 19,2%, tín dụng có mức tăng trưởng cao nhất là năm 2007 với 51,39% (gấp 2,5 lần năm 2006), còn lại là mức 37,7% cho năm 2009 và 29,8% cho năm 2010.
Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, các NHTM đã mở cuộc “chạy đua” huy động vốn và vấn đề này cũng là một đặc điểm nổi bật trong hoạt động của hệ thống NHTM từ năm 2005 đến nay.
Cuộc chạy đua này không chỉ có NHTM qui mô nhỏ, qui mô trung bình mà cả NHTM qui mô lớn đều lao vào nhằm huy động vốn và tạo ra “cơn sốt bất tận” mang tên lãi suất và cạnh tranh thực sự giữa các NHTM với nhau.
Điều này có thể giải thích là do tốc độ tăng trưởng tín dụng năm sau cao hơn năm trước và tài trợ tín dụng “tràn lan” ở một số NHTM…dẫn đến thanh khoản gặp khó và đến “bước đường cùng” một số NHTM đã “nhắm mắt” nâng trần lãi suất huy động, đặc biệt trong việc huy động vốn ngắn hạn.
Thực tế không ít NHTM có vốn huy động ngắn hạn lến đến 70-80% tổng huy động trong khi đó cho vay trung và dài hạn lại chiếm hơn 40% tổng dư nợ. Hay nói cách khác, nhiều NHTM đã phát triển “bung ra” quá khả năng của chính mình và như vậy rủi ro là khó tránh khỏi.
Quan sát tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 10 năm từ năm 2000 đến năm 2010 nhận thấy nhiều bất cập trong mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ huy động với tăng trưởng GDP.
Các con số thống kê đều thể hiện khá rõ sự không cân đối giữa 3 chỉ số nêu trên, cụ thể tín dụng tăng 32%, huy động tăng 29% nhưng GDP chỉ tăng có 7,15%. Sự mất cân đối giữa các chỉ số nêu trên đã đặt nền kinh tế đứng trước nhiều khó khăn về lạm phát, về hiệu quả đầu tư…và được nhiều chuyên gia liên tục cảnh báo.
Trưởng Bộ phận châu Á - Thái Bình Dương của IMF, Ông Masato Miyazaki đã nhận xét rất có lý khi cho rằng “Lí do là tín dụng của ngân hàng Việt Nam, đặc biệt cho các DNNN đã tăng rất nhanh trong vài năm qua. Tỷ lệ tín dụng trên GDP là 125%, hiện cao nhất trong khu vực. Tăng tín dụng quá nhanh trong 1 thời gian quá ngắn sẽ tạo ra nợ xấu. Hiện tỷ lệ nợ xấu công bố chính thức khá thấp, nhưng thị trường cho rằng, con số thật cao hơn thế nhiều”.
Nợ xấu
Sự phát triển “ồ ạt” và vượt “quá sức” của nhiều NHTM trong thời gian vừa qua đã bộc lộ những vấn đề hết sức “tối kỵ” của hệ thống ngân hàng nói chung và từng ngân hàng nói riêng đó là nợ xấu.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nợ xấu toàn ngành ngân hàng vào thời điểm tháng 8-2011 là 3,1%, tăng so với mức 2,16% (có thông tin là 2,42%) vào cuối năm 2010 và có khả năng lên tới 5% vào cuối năm 2011.
Tuy nhiên, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings lại cho rằng nợ xấu của các NHTM Việt Nam đã tăng cao và đạt 13%. Fitch Ratings chỉ ra các khối NHTM nợ xấu đều tăng, cụ thể: nhóm NHTM nhà nước tăng 66,18%, nhóm các NHTM cổ phần tăng 44,29%, nhóm NHTM 100% vốn nước ngoài tăng 59,23%...so với cuối 2010.
Nếu tính con số cụ thể, đến tháng 11/2010 nợ dưới chuẩn toàn hệ thống vào khoảng 51.085 tỷ VNĐ, hay 2,42% tổng dư nợ. Theo tính toán của các chuyên gia, nợ nhóm 5 (có khả năng mất vốn) lên đến 1,58% tổng dư nợ hay 37.000 tỷ VNĐ và như vậy nguy cơ mất trắng là rõ…
Điều đáng buốn là từ năm 2010 đến nay, các tổ chức quốc tế như Fitch Rating, S&P và Moody’s thường xuyên có đánh giá không thiện cảm đối với một số NHTM và toàn hệ thống với lý do tăng trưởng tăng dụng “nóng” và nợ xấu cao.
Cần biết rằng Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN qui định phân loại nợ theo 5 nhóm. Trong đó, nợ nhóm 3 là “nợ dưới tiêu chuẩn”, nhóm 4 là “nợ nghi ngờ” và nhóm 5 là “có khả năng mất vốn”. Thực tế không phải NHTM nào cũng phân loại nợ theo QĐ 493 một cách nghiêm túc và số nợ nhóm 5 cũng chỉ ở mức “tương đối”.
Nói một cách tổng quát, nợ xấu của các NHTM Việt Nam đã ở mức “báo động”, cần phải xử lý trước khi quá muộn.
Những nguy cơ xấu đối với hệ thống NHTM Việt Nam
Với sự phát triển “quá mức và quá sức” trong thời gian vừa qua là dịp để các “mặt trái” của hệ thống NHTM đã được bộc lộ và các chuyên gia trong và ngoài nước phân tích tương đối kỹ.
Các phân tích đều nêu đúng và trúng các “điểm yếu” của hệ thống NHTM và chủ yếu tập trung vào các vấn đề đã rõ như nợ xấu, vốn và thanh khoản.
Điều này hoàn toàn đúng nhưng chưa đủ. Một vấn đề không thể không đề cập đến khi nói về nguy cơ đối với hệ thống NHTM Việt Nam, đó là kỹ năng quản trị.
Nguy cơ thứ 4 này không được “đong đếm” một cách dễ dàng như 3 nguy cơ nêu trên nhưng nếu đưa ra cũng khó có người phản đối.
Điều này được giải thích là với sự phát triển như “vũ bão” của toàn hệ thống NHTM trong thời gian qua thì không có phương pháp nào, không có kỹ năng quản trị nào có thể theo kịp.
Chúng ta đã cho phép một loạt các ngân hàng “nông thôn” thành ngân hàng “đô thị” (13 ngân hàng đã được chuyển đổi) với phạm vi hoạt động có thể gọi là “không giới hạn”.
Kèm theo đó, từ năm 2007 đến nay NHNN đã ra rất nhiều văn yêu cầu các NHTM tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ lên 2.000 tỷ và 3.000 tỷ VNĐ.
Tuy nhiên rất khó tìm văn bản riêng biệt nào yêu cầu nâng cấp năng lực quản trị để theo kịp sự phát triển mạnh mẽ về qui mô cũng như phạm vi hoạt động của từng NHTM hoặc nâng cao năng lực quản trị là yêu cầu bắt buộc nếu muốn phát triển cao hơn.
Hay NHNN cho rằng nâng cao năng lực quản trị là việc “riêng có” của từng ngân hàng thương mại.
Nếu NHNN quan tâm đến công tác quản trị thì từng NHTM sẽ trả lời được câu hỏi chúng ta đang đứng ở đâu, sở trường của từng ngân hàng, qui mô và tốc độ phát triển như thế nào là phù hợp cũng như vấn đề bảo toàn vốn…
Chính vì lẽ đó, nhiều NHTM đã có nợ xấu quá mức cho phép, nhiều NHTM gặp khó khăn trong việc tăng vốn và gặp khó trong thanh khoản…sự kiện lãi suất qua đêm tăng từ 20% lến đến gần 40% trong thời gian qua, sự kiện nhiều nhân viên ngân hàng (cả ngân hàng quốc doanh và ngân hàng TMCP…) làm trái, tham ô, lạm dụng tín nhiệm…bị bắt hay bị xử lý…là ví dụ điển hình cho công tác quản trị của từng NHTM hiện nay.
Đây là mức dư nợ rất cao và vượt quá qui mô của nền kinh tế. Cần biết rằng, ở một số nước xung quanh có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam như Thái Lan hay Hàn Quốc thì dư nợ chỉ ở mức từ 80%-100%/GDP.
Không còn nghi ngờ gì nữa, mức dư nợ tương đương với 120% GDP là một chỉ số hết sức không bình thường và là báo động cao nếu so với thực tại kinh tế Việt Nam hiện nay.
Thực tế Việt Nam đã dùng nhiều tiền hơn để thúc đẩy tăng trưởng nhưng cũng gây rất nhiều hệ lụy cho nền kinh tế trong những năm tiếp theo.
Không chỉ có mức dư nợ/GDP cao, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam trong 5 năm trở lại đây cũng là con số “vô cùng ấn tượng”, tín dụng luôn tăng trưởng ở mức trên 20%, cụ thể: năm 2006 mức tăng trưởng “thấp nhất” cũng đạt 19,2%, tín dụng có mức tăng trưởng cao nhất là năm 2007 với 51,39% (gấp 2,5 lần năm 2006), còn lại là mức 37,7% cho năm 2009 và 29,8% cho năm 2010.
Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, các NHTM đã mở cuộc “chạy đua” huy động vốn và vấn đề này cũng là một đặc điểm nổi bật trong hoạt động của hệ thống NHTM từ năm 2005 đến nay.
Cuộc chạy đua này không chỉ có NHTM qui mô nhỏ, qui mô trung bình mà cả NHTM qui mô lớn đều lao vào nhằm huy động vốn và tạo ra “cơn sốt bất tận” mang tên lãi suất và cạnh tranh thực sự giữa các NHTM với nhau.
Điều này có thể giải thích là do tốc độ tăng trưởng tín dụng năm sau cao hơn năm trước và tài trợ tín dụng “tràn lan” ở một số NHTM…dẫn đến thanh khoản gặp khó và đến “bước đường cùng” một số NHTM đã “nhắm mắt” nâng trần lãi suất huy động, đặc biệt trong việc huy động vốn ngắn hạn.
Thực tế không ít NHTM có vốn huy động ngắn hạn lến đến 70-80% tổng huy động trong khi đó cho vay trung và dài hạn lại chiếm hơn 40% tổng dư nợ. Hay nói cách khác, nhiều NHTM đã phát triển “bung ra” quá khả năng của chính mình và như vậy rủi ro là khó tránh khỏi.
Quan sát tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 10 năm từ năm 2000 đến năm 2010 nhận thấy nhiều bất cập trong mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ huy động với tăng trưởng GDP.
Các con số thống kê đều thể hiện khá rõ sự không cân đối giữa 3 chỉ số nêu trên, cụ thể tín dụng tăng 32%, huy động tăng 29% nhưng GDP chỉ tăng có 7,15%. Sự mất cân đối giữa các chỉ số nêu trên đã đặt nền kinh tế đứng trước nhiều khó khăn về lạm phát, về hiệu quả đầu tư…và được nhiều chuyên gia liên tục cảnh báo.
Trưởng Bộ phận châu Á - Thái Bình Dương của IMF, Ông Masato Miyazaki đã nhận xét rất có lý khi cho rằng “Lí do là tín dụng của ngân hàng Việt Nam, đặc biệt cho các DNNN đã tăng rất nhanh trong vài năm qua. Tỷ lệ tín dụng trên GDP là 125%, hiện cao nhất trong khu vực. Tăng tín dụng quá nhanh trong 1 thời gian quá ngắn sẽ tạo ra nợ xấu. Hiện tỷ lệ nợ xấu công bố chính thức khá thấp, nhưng thị trường cho rằng, con số thật cao hơn thế nhiều”.
Nợ xấu
Sự phát triển “ồ ạt” và vượt “quá sức” của nhiều NHTM trong thời gian vừa qua đã bộc lộ những vấn đề hết sức “tối kỵ” của hệ thống ngân hàng nói chung và từng ngân hàng nói riêng đó là nợ xấu.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nợ xấu toàn ngành ngân hàng vào thời điểm tháng 8-2011 là 3,1%, tăng so với mức 2,16% (có thông tin là 2,42%) vào cuối năm 2010 và có khả năng lên tới 5% vào cuối năm 2011.
Tuy nhiên, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings lại cho rằng nợ xấu của các NHTM Việt Nam đã tăng cao và đạt 13%. Fitch Ratings chỉ ra các khối NHTM nợ xấu đều tăng, cụ thể: nhóm NHTM nhà nước tăng 66,18%, nhóm các NHTM cổ phần tăng 44,29%, nhóm NHTM 100% vốn nước ngoài tăng 59,23%...so với cuối 2010.
Nếu tính con số cụ thể, đến tháng 11/2010 nợ dưới chuẩn toàn hệ thống vào khoảng 51.085 tỷ VNĐ, hay 2,42% tổng dư nợ. Theo tính toán của các chuyên gia, nợ nhóm 5 (có khả năng mất vốn) lên đến 1,58% tổng dư nợ hay 37.000 tỷ VNĐ và như vậy nguy cơ mất trắng là rõ…
Điều đáng buốn là từ năm 2010 đến nay, các tổ chức quốc tế như Fitch Rating, S&P và Moody’s thường xuyên có đánh giá không thiện cảm đối với một số NHTM và toàn hệ thống với lý do tăng trưởng tăng dụng “nóng” và nợ xấu cao.
Cần biết rằng Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN qui định phân loại nợ theo 5 nhóm. Trong đó, nợ nhóm 3 là “nợ dưới tiêu chuẩn”, nhóm 4 là “nợ nghi ngờ” và nhóm 5 là “có khả năng mất vốn”. Thực tế không phải NHTM nào cũng phân loại nợ theo QĐ 493 một cách nghiêm túc và số nợ nhóm 5 cũng chỉ ở mức “tương đối”.
Nói một cách tổng quát, nợ xấu của các NHTM Việt Nam đã ở mức “báo động”, cần phải xử lý trước khi quá muộn.
Những nguy cơ xấu đối với hệ thống NHTM Việt Nam
Với sự phát triển “quá mức và quá sức” trong thời gian vừa qua là dịp để các “mặt trái” của hệ thống NHTM đã được bộc lộ và các chuyên gia trong và ngoài nước phân tích tương đối kỹ.
Các phân tích đều nêu đúng và trúng các “điểm yếu” của hệ thống NHTM và chủ yếu tập trung vào các vấn đề đã rõ như nợ xấu, vốn và thanh khoản.
Điều này hoàn toàn đúng nhưng chưa đủ. Một vấn đề không thể không đề cập đến khi nói về nguy cơ đối với hệ thống NHTM Việt Nam, đó là kỹ năng quản trị.
Nguy cơ thứ 4 này không được “đong đếm” một cách dễ dàng như 3 nguy cơ nêu trên nhưng nếu đưa ra cũng khó có người phản đối.
Điều này được giải thích là với sự phát triển như “vũ bão” của toàn hệ thống NHTM trong thời gian qua thì không có phương pháp nào, không có kỹ năng quản trị nào có thể theo kịp.
Chúng ta đã cho phép một loạt các ngân hàng “nông thôn” thành ngân hàng “đô thị” (13 ngân hàng đã được chuyển đổi) với phạm vi hoạt động có thể gọi là “không giới hạn”.
Kèm theo đó, từ năm 2007 đến nay NHNN đã ra rất nhiều văn yêu cầu các NHTM tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ lên 2.000 tỷ và 3.000 tỷ VNĐ.
Tuy nhiên rất khó tìm văn bản riêng biệt nào yêu cầu nâng cấp năng lực quản trị để theo kịp sự phát triển mạnh mẽ về qui mô cũng như phạm vi hoạt động của từng NHTM hoặc nâng cao năng lực quản trị là yêu cầu bắt buộc nếu muốn phát triển cao hơn.
Hay NHNN cho rằng nâng cao năng lực quản trị là việc “riêng có” của từng ngân hàng thương mại.
Nếu NHNN quan tâm đến công tác quản trị thì từng NHTM sẽ trả lời được câu hỏi chúng ta đang đứng ở đâu, sở trường của từng ngân hàng, qui mô và tốc độ phát triển như thế nào là phù hợp cũng như vấn đề bảo toàn vốn…
Chính vì lẽ đó, nhiều NHTM đã có nợ xấu quá mức cho phép, nhiều NHTM gặp khó khăn trong việc tăng vốn và gặp khó trong thanh khoản…sự kiện lãi suất qua đêm tăng từ 20% lến đến gần 40% trong thời gian qua, sự kiện nhiều nhân viên ngân hàng (cả ngân hàng quốc doanh và ngân hàng TMCP…) làm trái, tham ô, lạm dụng tín nhiệm…bị bắt hay bị xử lý…là ví dụ điển hình cho công tác quản trị của từng NHTM hiện nay.
Dunghien
Tái cấu trúc NH Việt Nam (P3): Xu thế khách quan và tất yếu
(Tamnhin.net) - Các lần “tái cấu trúc”: Trong hơn 2 thập kỷ hình thành và phát triển, hệ thống NHTM cũng có nhiều lần “tái cấu trúc” theo theo từng thời điểm và phù hợp với từng hệ thống văn bản pháp luật tương ứng.
Nếu tính từ khi Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ra đời vào ngày 23 tháng 5 năm 1990 thì hệ thống NHTM đã trải qua 4 giai đoạn đồng thời cũng là 4 lần thay đổi và phù hợp với 1 Pháp lệnh và 3 Luật về các tổ chức tín dụng kế tiếp nhau. Có thể gọi đó là 4 lần “tái cấu trúc”, cụ thể:
Lần thứ nhất, từ 23/5/1990 đến 30/9/1998, giai đoạn này Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được Hội đồng Nhà nước ban hành và có hiệu lực. Pháp lệnh đã thay thế Nghị định 53/NĐ ngày 26/3/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và một lần nữa tạo điều kiện cho hệ thống NHTM thay đổi mạnh mẽ về số lượng và chất lượng.
Đặc điểm chính của giai đoạn này là nhiều ngân hàng TMCP (có vốn hoặc không có vốn của nhà nước), nhiều văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, nhiều ngân hàng liên doanh, nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài…đã được thành lập và từng bước chiếm lĩnh thị trường…
Sự thay đổi này thích ứng với việc chuyển đổi từng bước nền kinh tế từ hành chính - bao cấp sang cơ chế thị trường. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự thu hẹp của khối doanh nghiệp nhà nước (từ 12.000 xuống còn khoảng 4.000-5.000 doanh nghiệp) và ra đời nhiều doanh nghiệp mà chúng ta còn gọi là ngoài quốc doanh (bao gồm Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty liên doanh…).
Lần thứ hai, giai đoạn từ 1/10/1998 đến 30/9/2004, đây là giai đoạn thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX ngày 12/12/1997. Thời gian này hoạt động của các NHTM được Luật hóa với rất nhiều qui định mới chưa có trong Pháp lệnh ngân hàng năm 1990. Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 được xây dựng gồm 11 chương và 131 điều (Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990 chỉ có 8 chương và 51 điều) với nhiều qui định cụ thể về thuật ngữ, về các loại hình tổ chức tín dụng, về vai trò quản lý của NHNN…
Điều này chứng tỏ luật năm 1997 đã kế thừa nhiều ưu điểm của Pháp lệnh năm 1990 và tính đến thực tế hoạt động của hệ thống NHTM từ năm 1990 đến năm 1997.
Có thể nói giai đoạn 1995 -1997 cũng là thời điểm khó khăn của hoạt động ngân hàng, những ai đã làm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng thời điểm này sẽ hiểu hơn cả.
Rất nhiều vấn đề trong hệ thống NHTM đã được bộc lộ như nợ xấu, vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ, thất thoát…liên tục xảy ra. Nhiều NHTM cổ phần có nguy cơ “sập tiệm”, bị đưa vào diện “kiểm soát đặc biệt” và một số bị sát nhập ở giai đoạn sau này.
Ở tầm vĩ mô, Chính phủ đã phải cử đồng chí Phó thủ tướng thường trực kiêm Thống đốc NHNN để thực hiện “tái cơ cấu” lại hệ thống NHTM.
Lần thứ ba,từ 1/10/2004 đến 31/12/2010. Giai đoạn này hệ thống NHTM phát triển mạnh nhất cả về số lượng và qui mô hoạt động. Các NHTM hoạt động có tính “chuyên nghiệp” hơn tất cả các giai đoạn trước kia.
Yếu tố nước ngoài trong hoạt của các NHTM được thể hiện rõ nhất, đa số các NHTM (trừ ngân hàng 100% vốn nhà nước) đều có sự tham gia của đối tác là ngân hàng hay tổ chức tài chính nước ngoài trong Ban điều hành hay Hội đồng quản trị.
Trên cơ sở Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 và được sửa đổi năm 2004, các ngân hàng (kể cả ngân hàng 100% vốn nhà nước) đều được “tái cấu trúc” lại theo hướng “chuẩn” (hội đồng quản trị, ban giám đốc, chi nhánh và phòng giao dịch…) hơn và hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
Giai đoạn này có thể gọi là thời kỳ “vàng son” của hệ thống ngân hàng. Phát triển nhanh, lợi nhận cao là 2 đặc điểm chủ yếu của hệ thống ngân hàng thời điểm này.
Có NHTM chỉ trong vòng 3 năm đã tăng gấp 10 lần vốn điều lệ và có vốn hóa trên thị trường chứng khoán cỡ vài tỷ USD.
Giai đoạn này cũng nghi nhận sự “vắng bóng” của các ngân hàng nông thôn khi 13 ngân hàng đã được chuyển đổi thành ngân hàng đô thị.
Con số 179 tổ chức tín dụng các loại đang hoạt động đã nói lên sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của hệ thống NHTM cho giai đoạn 2004 - 2010. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức tài chính nước ngoài vào hoạt động của hệ thống ngân hàng TMCP và sự “bùng nổ” số lượng NHTM tham gia thị trường chứng khoán.
Lần thứ tư, từ 1/1/2011 đến nay. Sau giai đoạn “cực thịnh” là giai đoạn “suy thoái và khủng khoảng” và điều này hoàn toàn đúng với hệ thống NHTM hiện nay. Sự phát triển nhanh về số lượng (nhưng không tương xứng về chất lượng) các NHTM trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và Việt Nam có nhiều khó khăn đã đặt hệ thống NHTM vào tình thế “đặc biệt” theo nghĩa không tích cực.
Đã xuất hiện sự “rối loạn” trong hoạt động của một số NHTM khi “hết tiền” khi khó huy động tiền ở cả khu vực 1 và khu vực 2.
Giai đoạn này chứng kiến nhiều tình huống mà trước kia không một ai có thể lường tới, đó là lãi suất huy động vượt quá 20%/năm; lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có lúc vượt quá 40%; nợ xấu vào khoảng 3,1% (có thể còn cao hơn) và điều nguy hiểm hơn khi trên thị trường liên ngân hàng cũng “dính” vào nợ xấu, ngân hàng cũng nợ lẫn nhau và nợ khó đòi…
Những diễn biến xấu này đòi hỏi tái cấu trúc lại hệ thống NHTM hiện nay là vô cùng cần thiết và vô cùng “cấp bách” nếu không muốn tình hình vượt khỏi tầm “kiểm soát”.
Tái cấu trúc là qui luật khách quan và tất yếu: Quan sát sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam trong hơn 20 năm qua nhận thấy từ 5 - 7 năm lại xuất hiện một chu kỳ mới và theo đó là một lần tái cơ cấu.
Với 4 giai đoạn phát triển nêu trên đã khẳng định, việc tái cấu trúc hệ thống NHTM là việc làm thường xuyên và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế cũng như thực trạng của hệ thống NHTM trong từng thời kỳ.
Nhìn ra thế giới, việc tái cấu trúc ngân hàng cũng là xu thế khi nước Mỹ ban hành luật cải cách tài chính mà chúng ta thường gọi là luật Cải cách phố Wall vào năm 2010 hay Châu Âu cũng phải kiểm tra lại “sức khỏe” các ngân hàng sau khi “bão” nợ công bùng phát.
Do vậy lần tái cơ cấu hiện nay cũng là quy luật khách quan, tất yếu và không bất thường sau khi có Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và những biến đổi nhanh chóng, không thuận lợi của nền kinh tế cũng như trong nội tại hệ thống NHTM Việt Nam. “Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng phải coi là việc làm bình thường. Trong suốt 20 năm đổi mới qua, hệ thống ngân hàng đã đạt nhiều thành công, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Nhưng khi đã đạt được mức độ phát triển nhất định thì sẽ có nhiều hậu quả. Vì vậy, phải có đổi mới để thích nghi với nhu cầu mới. Đây là nhu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời tại kỳ họp thứ 3 khóa XIII vừa qua.
Lần thứ nhất, từ 23/5/1990 đến 30/9/1998, giai đoạn này Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được Hội đồng Nhà nước ban hành và có hiệu lực. Pháp lệnh đã thay thế Nghị định 53/NĐ ngày 26/3/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và một lần nữa tạo điều kiện cho hệ thống NHTM thay đổi mạnh mẽ về số lượng và chất lượng.
Đặc điểm chính của giai đoạn này là nhiều ngân hàng TMCP (có vốn hoặc không có vốn của nhà nước), nhiều văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, nhiều ngân hàng liên doanh, nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài…đã được thành lập và từng bước chiếm lĩnh thị trường…
Sự thay đổi này thích ứng với việc chuyển đổi từng bước nền kinh tế từ hành chính - bao cấp sang cơ chế thị trường. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự thu hẹp của khối doanh nghiệp nhà nước (từ 12.000 xuống còn khoảng 4.000-5.000 doanh nghiệp) và ra đời nhiều doanh nghiệp mà chúng ta còn gọi là ngoài quốc doanh (bao gồm Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty liên doanh…).
Lần thứ hai, giai đoạn từ 1/10/1998 đến 30/9/2004, đây là giai đoạn thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX ngày 12/12/1997. Thời gian này hoạt động của các NHTM được Luật hóa với rất nhiều qui định mới chưa có trong Pháp lệnh ngân hàng năm 1990. Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 được xây dựng gồm 11 chương và 131 điều (Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990 chỉ có 8 chương và 51 điều) với nhiều qui định cụ thể về thuật ngữ, về các loại hình tổ chức tín dụng, về vai trò quản lý của NHNN…
Điều này chứng tỏ luật năm 1997 đã kế thừa nhiều ưu điểm của Pháp lệnh năm 1990 và tính đến thực tế hoạt động của hệ thống NHTM từ năm 1990 đến năm 1997.
Có thể nói giai đoạn 1995 -1997 cũng là thời điểm khó khăn của hoạt động ngân hàng, những ai đã làm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng thời điểm này sẽ hiểu hơn cả.
Rất nhiều vấn đề trong hệ thống NHTM đã được bộc lộ như nợ xấu, vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ, thất thoát…liên tục xảy ra. Nhiều NHTM cổ phần có nguy cơ “sập tiệm”, bị đưa vào diện “kiểm soát đặc biệt” và một số bị sát nhập ở giai đoạn sau này.
Ở tầm vĩ mô, Chính phủ đã phải cử đồng chí Phó thủ tướng thường trực kiêm Thống đốc NHNN để thực hiện “tái cơ cấu” lại hệ thống NHTM.
Lần thứ ba,từ 1/10/2004 đến 31/12/2010. Giai đoạn này hệ thống NHTM phát triển mạnh nhất cả về số lượng và qui mô hoạt động. Các NHTM hoạt động có tính “chuyên nghiệp” hơn tất cả các giai đoạn trước kia.
Yếu tố nước ngoài trong hoạt của các NHTM được thể hiện rõ nhất, đa số các NHTM (trừ ngân hàng 100% vốn nhà nước) đều có sự tham gia của đối tác là ngân hàng hay tổ chức tài chính nước ngoài trong Ban điều hành hay Hội đồng quản trị.
Trên cơ sở Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 và được sửa đổi năm 2004, các ngân hàng (kể cả ngân hàng 100% vốn nhà nước) đều được “tái cấu trúc” lại theo hướng “chuẩn” (hội đồng quản trị, ban giám đốc, chi nhánh và phòng giao dịch…) hơn và hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
Giai đoạn này có thể gọi là thời kỳ “vàng son” của hệ thống ngân hàng. Phát triển nhanh, lợi nhận cao là 2 đặc điểm chủ yếu của hệ thống ngân hàng thời điểm này.
Có NHTM chỉ trong vòng 3 năm đã tăng gấp 10 lần vốn điều lệ và có vốn hóa trên thị trường chứng khoán cỡ vài tỷ USD.
Giai đoạn này cũng nghi nhận sự “vắng bóng” của các ngân hàng nông thôn khi 13 ngân hàng đã được chuyển đổi thành ngân hàng đô thị.
Con số 179 tổ chức tín dụng các loại đang hoạt động đã nói lên sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của hệ thống NHTM cho giai đoạn 2004 - 2010. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức tài chính nước ngoài vào hoạt động của hệ thống ngân hàng TMCP và sự “bùng nổ” số lượng NHTM tham gia thị trường chứng khoán.
Lần thứ tư, từ 1/1/2011 đến nay. Sau giai đoạn “cực thịnh” là giai đoạn “suy thoái và khủng khoảng” và điều này hoàn toàn đúng với hệ thống NHTM hiện nay. Sự phát triển nhanh về số lượng (nhưng không tương xứng về chất lượng) các NHTM trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và Việt Nam có nhiều khó khăn đã đặt hệ thống NHTM vào tình thế “đặc biệt” theo nghĩa không tích cực.
Đã xuất hiện sự “rối loạn” trong hoạt động của một số NHTM khi “hết tiền” khi khó huy động tiền ở cả khu vực 1 và khu vực 2.
Giai đoạn này chứng kiến nhiều tình huống mà trước kia không một ai có thể lường tới, đó là lãi suất huy động vượt quá 20%/năm; lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có lúc vượt quá 40%; nợ xấu vào khoảng 3,1% (có thể còn cao hơn) và điều nguy hiểm hơn khi trên thị trường liên ngân hàng cũng “dính” vào nợ xấu, ngân hàng cũng nợ lẫn nhau và nợ khó đòi…
Những diễn biến xấu này đòi hỏi tái cấu trúc lại hệ thống NHTM hiện nay là vô cùng cần thiết và vô cùng “cấp bách” nếu không muốn tình hình vượt khỏi tầm “kiểm soát”.
Tái cấu trúc là qui luật khách quan và tất yếu: Quan sát sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam trong hơn 20 năm qua nhận thấy từ 5 - 7 năm lại xuất hiện một chu kỳ mới và theo đó là một lần tái cơ cấu.
Với 4 giai đoạn phát triển nêu trên đã khẳng định, việc tái cấu trúc hệ thống NHTM là việc làm thường xuyên và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế cũng như thực trạng của hệ thống NHTM trong từng thời kỳ.
Nhìn ra thế giới, việc tái cấu trúc ngân hàng cũng là xu thế khi nước Mỹ ban hành luật cải cách tài chính mà chúng ta thường gọi là luật Cải cách phố Wall vào năm 2010 hay Châu Âu cũng phải kiểm tra lại “sức khỏe” các ngân hàng sau khi “bão” nợ công bùng phát.
Do vậy lần tái cơ cấu hiện nay cũng là quy luật khách quan, tất yếu và không bất thường sau khi có Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và những biến đổi nhanh chóng, không thuận lợi của nền kinh tế cũng như trong nội tại hệ thống NHTM Việt Nam. “Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng phải coi là việc làm bình thường. Trong suốt 20 năm đổi mới qua, hệ thống ngân hàng đã đạt nhiều thành công, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Nhưng khi đã đạt được mức độ phát triển nhất định thì sẽ có nhiều hậu quả. Vì vậy, phải có đổi mới để thích nghi với nhu cầu mới. Đây là nhu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời tại kỳ họp thứ 3 khóa XIII vừa qua.
Dunghien
0 nhận xét:
Đăng nhận xét