Tiền ở đây không phải tiền chung chung như vàng hay đô la, mà là tiền cụ thể - nội tệ. Lạm phát xứ ta, khỏi chứng minh ai cũng biết. Chỉ số CPI năm, tháng 4 vừa rồi là 17.5%. Nguyên nhân lạm phát là do nhà nước phải in tiền để bù phần bội chi, để trả nợ đậy cho những tập đoàn kinh tế nắm quyền chủ đạo.
Trong điều kiện tiền mất giá hàng tháng hàng ngày, không ai muốn giữ tiền mà náu thân vào những thứ tiền được bảo đảm giá trị khác như là vàng hay đô la. Tiền mặt là thứ có tính thanh khoản mạnh nhất nhưng ai cũng muốn tống khứ nó đi. Vậy nó đi đâu khi mà thị trường luôn luôn khan hiếm tiền mặt, ngân hàng phải nâng cao lãi suất huy động vượt trần. Ai là người giữ tiền? Câu trả lời là: chính chúng ta - những nạn nhân của nạn lạm phát.
Chuyện kể cách nay không lâu lắm, khoảng cuối thập niên '70 cho tới '80, thời ấy máy thu truyền hình gọi bằng ti vi (chữ là TV - television) là một tài sản có giá trị đến mức không phải gia đình nào cũng có. Có thể cả một khu phố mới có một chiếc tivi đen trắng mua từ Đông Âu về. Sau 75 nguồn tivi từ miền Nam dồi dào hơn nhưng khác hệ phải điều chỉnh linh kiện đôi chút.
Khi đó tivi là một gia tài, chỉ những gia đình khá giả, nhà rộng, làm nghề có thu nhập cao như buôn bán hoặc lái xe mới mua được. Nhà nào có tivi đến chương trình chiếu phim hay văn nghệ cả xóm già trẻ lớn bé kéo nhau sang xem đông vui như ở đình làng. Đi xem nhờ tivi nhà hàng xóm là một quyền đương nhiên được dư luận thừa nhận, ai cũng có thể đến lót dép ngồi mà không cần xin phép.
Tuy nhiên tivi là một máy điện tử có tuổi thọ nhất định và thường hay hỏng vặt. Sắm được cái tivi tốn một mớ bạc nên chủ nhân phải quan tâm đến tuổi thọ của nó. Có người đi học ở Đông Âu về đưa ra lập luận Nếu một người xem tivi bền tới 10 năm thì 10 người xem tivi chỉ thọ được một năm. Với trình độ nhận thức như hiện nay, ai cũng biết không phải như vậy, tất nhiên tuổi thọ tivi không phụ thuộc vào số người xem nó.
Việc sử dụng tiền trong xã hội cũng giống như xem tivi vậy. Tiền biến thành vốn tức là được ký thác ở ngân hàng, hiệu quả sử dụng của nó sẽ được tăng lên gấp bội, tức là cùng lúc được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Một quá trình đơn giản nhất từ nguyên vật liệu đến tiêu dùng trải qua các công đoạn cơ bản sau: Mua vật liệu - Chế tạo sản phẩm - Bán buôn - Bán lẻ - Người tiêu thụ cuối cùng, quá trình trên gồm 5 giao dịch. Nếu không có tín dụng, tức là phải dùng vốn tự có, cả 5 giao dịch trên mỗi giao dịch sẽ phải chuẩn bị một lượng tiền mặt tương đương giá trị sản phẩm, nghĩa là số tiền mặt cần thiết gấp 5 lần giá trị hàng hóa. Mặt khác nếu có tín dụng, ở đây có thể là vay bảo lãnh hoặc trả chậm, số tiền mặt cần thiết là số tiền mà người mua cuối cùng phải trả, chỉ bằng 20% so với giả thiết ban đầu. Trên thực tế, chuỗi vận động của hàng hoá cần phải có sự tham gia của nhiều hơn 5 chủ thể.
Do tác động của yếu tố lãi suất cao, các bạn hàng không cho nhau trả chậm, mà bắt buộc phải tiền trao cháo múc. Nói theo thuật ngữ của dân tài chính là Tiền không chịu biến thành Vốn, cho nên hiểu theo đúng nghĩa là Vốn thì thiếu nhưng Tiền thì quá nhiều (không hề thiếu tiền, mà chỉ là Tiền không thành Tư bản).
Ngày trước, đi xem nhờ tivi nhà hàng xóm, ai cũng cảm thấy như thế là đủ. Ngày nay, không nhà nào không có tivi nhưng hầu như ai cũng thấy thiếu, sao không đặt tivi ở nhà bếp, thiếu tivi ở nhà tắm.
Trong điều kiện tiền mất giá hàng tháng hàng ngày, không ai muốn giữ tiền mà náu thân vào những thứ tiền được bảo đảm giá trị khác như là vàng hay đô la. Tiền mặt là thứ có tính thanh khoản mạnh nhất nhưng ai cũng muốn tống khứ nó đi. Vậy nó đi đâu khi mà thị trường luôn luôn khan hiếm tiền mặt, ngân hàng phải nâng cao lãi suất huy động vượt trần. Ai là người giữ tiền? Câu trả lời là: chính chúng ta - những nạn nhân của nạn lạm phát.
Chuyện kể cách nay không lâu lắm, khoảng cuối thập niên '70 cho tới '80, thời ấy máy thu truyền hình gọi bằng ti vi (chữ là TV - television) là một tài sản có giá trị đến mức không phải gia đình nào cũng có. Có thể cả một khu phố mới có một chiếc tivi đen trắng mua từ Đông Âu về. Sau 75 nguồn tivi từ miền Nam dồi dào hơn nhưng khác hệ phải điều chỉnh linh kiện đôi chút.
Khi đó tivi là một gia tài, chỉ những gia đình khá giả, nhà rộng, làm nghề có thu nhập cao như buôn bán hoặc lái xe mới mua được. Nhà nào có tivi đến chương trình chiếu phim hay văn nghệ cả xóm già trẻ lớn bé kéo nhau sang xem đông vui như ở đình làng. Đi xem nhờ tivi nhà hàng xóm là một quyền đương nhiên được dư luận thừa nhận, ai cũng có thể đến lót dép ngồi mà không cần xin phép.
Ảnh dựng, thực tế đông hơn
Tuy nhiên tivi là một máy điện tử có tuổi thọ nhất định và thường hay hỏng vặt. Sắm được cái tivi tốn một mớ bạc nên chủ nhân phải quan tâm đến tuổi thọ của nó. Có người đi học ở Đông Âu về đưa ra lập luận Nếu một người xem tivi bền tới 10 năm thì 10 người xem tivi chỉ thọ được một năm. Với trình độ nhận thức như hiện nay, ai cũng biết không phải như vậy, tất nhiên tuổi thọ tivi không phụ thuộc vào số người xem nó.
Việc sử dụng tiền trong xã hội cũng giống như xem tivi vậy. Tiền biến thành vốn tức là được ký thác ở ngân hàng, hiệu quả sử dụng của nó sẽ được tăng lên gấp bội, tức là cùng lúc được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Một quá trình đơn giản nhất từ nguyên vật liệu đến tiêu dùng trải qua các công đoạn cơ bản sau: Mua vật liệu - Chế tạo sản phẩm - Bán buôn - Bán lẻ - Người tiêu thụ cuối cùng, quá trình trên gồm 5 giao dịch. Nếu không có tín dụng, tức là phải dùng vốn tự có, cả 5 giao dịch trên mỗi giao dịch sẽ phải chuẩn bị một lượng tiền mặt tương đương giá trị sản phẩm, nghĩa là số tiền mặt cần thiết gấp 5 lần giá trị hàng hóa. Mặt khác nếu có tín dụng, ở đây có thể là vay bảo lãnh hoặc trả chậm, số tiền mặt cần thiết là số tiền mà người mua cuối cùng phải trả, chỉ bằng 20% so với giả thiết ban đầu. Trên thực tế, chuỗi vận động của hàng hoá cần phải có sự tham gia của nhiều hơn 5 chủ thể.
Do tác động của yếu tố lãi suất cao, các bạn hàng không cho nhau trả chậm, mà bắt buộc phải tiền trao cháo múc. Nói theo thuật ngữ của dân tài chính là Tiền không chịu biến thành Vốn, cho nên hiểu theo đúng nghĩa là Vốn thì thiếu nhưng Tiền thì quá nhiều (không hề thiếu tiền, mà chỉ là Tiền không thành Tư bản).
Tiền dằn túi
Mặt khác, do giá cả hàng hóa tăng, người tiêu thụ phải giữ trong tay một lượng tiền nhiều hơn trước, số lượng tiền cần thiết phải có trong tay nhiều hơn cả số giấy bạc mà nhà nước đã in ra vô tội vạ.Ngày trước, đi xem nhờ tivi nhà hàng xóm, ai cũng cảm thấy như thế là đủ. Ngày nay, không nhà nào không có tivi nhưng hầu như ai cũng thấy thiếu, sao không đặt tivi ở nhà bếp, thiếu tivi ở nhà tắm.
Vận hành kinh tế kiểu rất buồn cười, cứ tăng lãi suất là tiền tăng giá à? Còn khuya, tiền mạnh hay không do khả năng tạo ra vốn của nó, ở ta càng tăng lãi suất càng làm kẹt dòng vốn.
Bonus
"Thắt chặt tiền tệ" không có nghĩa là tăng lãi suất vô tội vạ. Xem lại ICOR từng dự án, em nào 2-4 thì cho qua bơm vốn vào tiếp, rút ngay tín dụng mấy em >6. Khổ nỗi Bàn tay vô hình ở đây chứ ở đâu, tài sản của lãnh đạo lại nằm ở những nơi ICOR cao, còn nơi ICOR thấp thuộc về cá thể tự do.
Còn việc hạ lãi suất xuống zero của các tập đoàn là một cách nói khác của từ Kết Hối, có gì lạ đâu. Tuy nhiên hạ lãi suất huy động vốn cá nhân làm cho vốn bằng đô la chui vào tủ.
Bonus
"Thắt chặt tiền tệ" không có nghĩa là tăng lãi suất vô tội vạ. Xem lại ICOR từng dự án, em nào 2-4 thì cho qua bơm vốn vào tiếp, rút ngay tín dụng mấy em >6. Khổ nỗi Bàn tay vô hình ở đây chứ ở đâu, tài sản của lãnh đạo lại nằm ở những nơi ICOR cao, còn nơi ICOR thấp thuộc về cá thể tự do.
Còn việc hạ lãi suất xuống zero của các tập đoàn là một cách nói khác của từ Kết Hối, có gì lạ đâu. Tuy nhiên hạ lãi suất huy động vốn cá nhân làm cho vốn bằng đô la chui vào tủ.
"Khía cạnh thứ hai sẽ nói tới trong bài kế tiếp - Với từng cá nhân, vốn nhiều nhưng tiền ít". Đó là mua vàng để chôn, nhiều đến nỗi khi bán nhà đã quên rằng mình có vàng.