(Tamnhin.net) - Từ việc kiếm tiền tài trợ để cấp cứu Khu vực đồng euro cho đến nguy cơ dầu hỏa tăng giá, nhật báo kinh tế Pháp Les Echos đã điểm qua “10 thách thức cần phải vượt qua đối với nền kinh tế thế giới trong năm 2012”.
Thứ nhất, Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cần phải tìm ra nguồn đáp ứng được những nhu cầu tài chính của mình. Theo lời cảnh báo của nhà kinh tế học Patrick Artus thuộc công ty tài chính Natixis, tình hình đã trở nên quá phức tạp. Do đó, các trái phiếu sắp sửa được ban hành cần phải trở nên hấp dẫn hơn nữa.
Thứ nhì, có lẽ cần phải thương thảo lại nợ công Hy Lạp, vì theo Les Echos kết quả các cuộc thương thảo lần trước đã không làm cho các ông chủ nợ hào hứng.
Thứ ba, Les Echos tự hỏi “Liệu nước Anh có thể tránh được cơn bão nợ công?”. Hiện tại, nước Anh vẫn là nơi được xem là “có giá trị bảo toàn” cao. Thế nhưng, trong tương lai chưa có gì gọi là chắc chắn. Chính sách khắc khổ và khủng hoảng đồng euro vẫn còn đang đè nặng lên nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nhờ làm chủ được việc in tiền nên nước Anh phần nào tránh xa được rủi ro mặc nhiên.
Thứ tư, liệu Tổng thống Obama có duy trì nền kinh tế Mỹ êm ả hay không? Theo Les Echos, điều này vẫn khó mà đảm bảo được, khi mà điểm tín nhiệm tổng thống Mỹ đương nhiệm bị tụt giảm nhẹ, tăng trưởng ì ạch và tỷ lệ thất nghiệp cao, cho thấy sự hồi phục kinh tế còn khá mù mịt. Do đó, giảm tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ ưu tiên hàng đầu của ông Obama.
Thứ năm, bất ổn chính trị tại Nga cũng sẽ là một yếu tố gây thất vọng cho các nhà đầu tư. Tuy làn sóng bất bình diễn ra rộng lớn ở Nga, nhưng theo nhận định của Les Echos, khó có khả năng Putin từ bỏ quyền lực. Do đó, tăng trưởng kinh tế có khả năng xoay quanh khoảng 4% là nhờ vào vị trí số 1 xuất khẩu dầu khí.
Liệu nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ hồi phục lại là câu hỏi thứ sáu của Les Echos. Mặc dù Nhật Bản niêm yết tỷ lệ tăng trưởng nhẹ 1,5% trong quý tư, nhưng nếu tính riêng trong tháng 12, số đơn đặt hàng có xu hướng giảm, cho thấy các doanh nghiệp tư nhân đang gặp nhiều khó khăn do nhu cầu thế giới chựng lại và giá đồng yên cao.
Thứ bảy, tác động của “mùa xuân Arập” có thể làm cho tăng trưởng kinh tế tại các nước liên quan sẽ bị giảm nhẹ, theo như dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Theo Les Echos, đầu tư nước ngoài vào các nước này sẽ không trở lại nếu như tiến trình chuyển giao chính trị chưa được hoàn thành.
Thách thức thứ tám là liệu các nước mới trỗi dậy sẽ thành công trong việc bù đắp cho sự đình trệ kinh tế tại các nước phương Tây ? Năm 2012 sẽ cho thấy liệu các nước này có khả năng khai thác hết được thị trường tiêu thụ nội địa. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc dự trù tăng trưởng kinh tế các nước này có thể sẽ bị giảm nhẹ do sự trì trệ kinh tế tại khu vực châu Âu và Mỹ.
Điểm thứ chín Les Echos e ngại Trung Quốc sẽ bị nổ bong bóng địa ốc. Bất ổn xã hội và việc chính phủ thắt chặt tín dụng khiến giá nhà tụt giảm. Trong khi đó, lãnh vực bất động sản chiếm 50% nguồn thu ngân sách của các địa phương. Giá đất tụt giảm đến 50%, khiến cho các địa phương này gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn nợ.
Cuối cùng, việc ban hành lệnh trừng phạt chống Iran có thể sẽ làm tăng giá dầu thô. Les Echos cho rằng, nếu lệnh trừng phạt được thực hiện giá dầu thô sẽ tăng thêm từ 20 đến 25 USD/thùng. Việc này sẽ còn trở thành cơn ác mộng cho thế giới nếu Iran đóng cửa eo biển Hormuz để đối phó với lệnh cấm vận.
Thứ nhì, có lẽ cần phải thương thảo lại nợ công Hy Lạp, vì theo Les Echos kết quả các cuộc thương thảo lần trước đã không làm cho các ông chủ nợ hào hứng.
Thứ ba, Les Echos tự hỏi “Liệu nước Anh có thể tránh được cơn bão nợ công?”. Hiện tại, nước Anh vẫn là nơi được xem là “có giá trị bảo toàn” cao. Thế nhưng, trong tương lai chưa có gì gọi là chắc chắn. Chính sách khắc khổ và khủng hoảng đồng euro vẫn còn đang đè nặng lên nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nhờ làm chủ được việc in tiền nên nước Anh phần nào tránh xa được rủi ro mặc nhiên.
Thứ tư, liệu Tổng thống Obama có duy trì nền kinh tế Mỹ êm ả hay không? Theo Les Echos, điều này vẫn khó mà đảm bảo được, khi mà điểm tín nhiệm tổng thống Mỹ đương nhiệm bị tụt giảm nhẹ, tăng trưởng ì ạch và tỷ lệ thất nghiệp cao, cho thấy sự hồi phục kinh tế còn khá mù mịt. Do đó, giảm tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ ưu tiên hàng đầu của ông Obama.
Thứ năm, bất ổn chính trị tại Nga cũng sẽ là một yếu tố gây thất vọng cho các nhà đầu tư. Tuy làn sóng bất bình diễn ra rộng lớn ở Nga, nhưng theo nhận định của Les Echos, khó có khả năng Putin từ bỏ quyền lực. Do đó, tăng trưởng kinh tế có khả năng xoay quanh khoảng 4% là nhờ vào vị trí số 1 xuất khẩu dầu khí.
Liệu nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ hồi phục lại là câu hỏi thứ sáu của Les Echos. Mặc dù Nhật Bản niêm yết tỷ lệ tăng trưởng nhẹ 1,5% trong quý tư, nhưng nếu tính riêng trong tháng 12, số đơn đặt hàng có xu hướng giảm, cho thấy các doanh nghiệp tư nhân đang gặp nhiều khó khăn do nhu cầu thế giới chựng lại và giá đồng yên cao.
Thứ bảy, tác động của “mùa xuân Arập” có thể làm cho tăng trưởng kinh tế tại các nước liên quan sẽ bị giảm nhẹ, theo như dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Theo Les Echos, đầu tư nước ngoài vào các nước này sẽ không trở lại nếu như tiến trình chuyển giao chính trị chưa được hoàn thành.
Thách thức thứ tám là liệu các nước mới trỗi dậy sẽ thành công trong việc bù đắp cho sự đình trệ kinh tế tại các nước phương Tây ? Năm 2012 sẽ cho thấy liệu các nước này có khả năng khai thác hết được thị trường tiêu thụ nội địa. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc dự trù tăng trưởng kinh tế các nước này có thể sẽ bị giảm nhẹ do sự trì trệ kinh tế tại khu vực châu Âu và Mỹ.
Điểm thứ chín Les Echos e ngại Trung Quốc sẽ bị nổ bong bóng địa ốc. Bất ổn xã hội và việc chính phủ thắt chặt tín dụng khiến giá nhà tụt giảm. Trong khi đó, lãnh vực bất động sản chiếm 50% nguồn thu ngân sách của các địa phương. Giá đất tụt giảm đến 50%, khiến cho các địa phương này gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn nợ.
Cuối cùng, việc ban hành lệnh trừng phạt chống Iran có thể sẽ làm tăng giá dầu thô. Les Echos cho rằng, nếu lệnh trừng phạt được thực hiện giá dầu thô sẽ tăng thêm từ 20 đến 25 USD/thùng. Việc này sẽ còn trở thành cơn ác mộng cho thế giới nếu Iran đóng cửa eo biển Hormuz để đối phó với lệnh cấm vận.
Minh Châu (sưu tầm)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét